Mách bạn cách chuẩn bị, phấn đấu cho một kỳ thực tập thành công

04/03/2022 15:30
Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng bạn đã nhận được thư mời tham gia kỳ thực tập trong mơ, nhưng nếu thiếu đi sự chuẩn bị chu đáo thì bạn vẫn có nguy cơ vấp phải khó khăn khi lần đầu đi làm. Chia sẻ của JobOKO sau đây sẽ giúp bạn có hướng chuẩn bị và cố gắng để có một kỳ thực tập thành công, như ý.
10 dieu nen va khong nen de thuc tap thanh cong

Lần đầu đi thực tập, cùng với niềm vui thì chắc chắn các bạn cũng sẽ cảm thấy lo lắng, không biết làm thế nào để tạo ấn tượng tích cực với các anh chị đồng nghiệp, với sếp. Công ty có thể tạo điều kiện, hướng dẫn, đào tạo và đánh giá tốt cho kỳ thực tập của bạn hay không là do chính bản thân bạn. Bạn sẽ cần phải nắm rõ danh sách những gì nên làm và không nên làm khi đi thực tập để có thể thành công, như ý.

MỤC LỤC:
1. Tầm quan trọng của chương trình thực tập với tương lai sự nghiệp
2. Tiêu chí đánh giá một kỳ thực tập như ý
3. Làm gì để có một kỳ thực tập thành công?
4. Những điều tuyệt đối không nên làm nếu muốn thực tập thành công

1. Tầm quan trọng của chương trình thực tập với tương lai sự nghiệp

Chương trình thực tập thường theo 2 trường hợp chính: Chương trình thực tập bắt buộc tại trường học (vào năm 3 hoặc năm 4 với chương trình đại học, năm 2 hoặc năm 3 với hệ cao đẳng); thực tập tự nguyện để có cơ hội chuyển chính thức (đa phần là áp dụng cho các bạn mới ra trường hoặc muốn chuyển sang một nghề nghiệp mới).

Thực tập, dù bắt buộc hay không thì vẫn vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với triển vọng sự nghiệp của bạn. Khi chưa có kinh nghiệm làm việc trong môi trường chuyên nghiệp nhưng đã đi thực tập và có được những kiến thức, kỹ năng thực tế bạn có được cũng sẽ là "vốn liếng" để bạn xin việc dễ dàng hơn sau đó.

Về cơ bản, chương trình thực tập giúp bạn:

- Bước đầu tìm hiểu, thích nghi với môi trường chuyên nghiệp.

- Được đào tạo, hướng dẫn về công việc, tác vụ, nghiệp vụ cơ bản của ngành nghề, lĩnh vực.

- Bắt đầu có các mối quan hệ trong lĩnh vực, có thể hữu ích cho sau này (khi tìm việc làm chính thức).

- Được cấp chứng nhận thực tập.

- Có thông tin để viết trong CV xin việc (khi chưa có kinh nghiệm làm việc).

- Có thể nhận được trợ cấp, lương thực tập từ khi còn trên ghế nhà trường.

Đọc thêm: Thực tập có lương không? Khi nào thì thực tập sinh được trả lương?

2. Tiêu chí đánh giá một kỳ thực tập như ý

Thực tập hiệu quả tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, các công ty có chương trình đào tạo cạnh tranh,... sẽ giúp bạn tự tin và nâng cao năng lực bản thân, thăng tiến sự nghiệp. Biết vậy nhưng vấn đề mà bạn nên quan tâm lúc này vẫn là xác định rõ thế nào là một kỳ thực tập thành công, sau đó bạn sẽ có hướng để phấn đấu.

Thực tập được cho là như ý, suôn sẻ là khi:

2.1. Với nhà tuyển dụng

- Thực tập sinh có trình độ, kỹ năng và hiểu biết nhất định về công việc và ngành.

- Thực tập sinh chăm chỉ, cầu tiến, làm việc tốt dưới hướng dẫn và giám sát.

- Thực tập sinh hỗ trợ được nhiều công việc thực tiễn, có hiệu suất làm việc cao.

- Thực tập sinh tài năng có định hướng, mong muốn được làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức sau khi ra trường.

2.2. Với thực tập sinh

Khi tìm việc làm thực tập, mỗi chúng ta đều có mục tiêu ít nhiều khác nhau, tuy nhiên, điểm chung là đa số đều kỳ vọng:

- Được thực tập ở công ty, tổ chức lớn (có quy mô, danh tiếng).

- Chương trình đào tạo, hướng dẫn thực tập sinh rõ ràng, hướng hiệu quả.

- Được "cầm tay chỉ việc".

- Nhận giấy chứng nhận thực tập với đánh giá cao.

- Lượng công việc không quá ít (gây nhàm chán và không học được gì) nhưng cũng không quá "nặng" để không tạo áp lực quá lớn.

- Cơ hội nhận lương, thưởng, phụ cấp trong thực tập.

- Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Đọc thêm: 6 việc nên làm trước khi kết thúc kỳ thực tập sinh

3. Làm gì để có một kỳ thực tập thành công?

3.1. Chuyên nghiệp từ khi tìm việc thực tập, ứng tuyển thực tập sinh

Một khởi đầu tốt sẽ tạo động lực cho bạn, giúp bạn sẵn sàng cho kỳ thực tập của mình. Điều đầu tiên bạn cần làm để thực tập thành công là làm tốt ngay từ bước chọn nơi thực tập - trường hợp bạn có được tự xin việc thực tập, không bắt buộc phải theo sắp xếp của trường, khoa.

- Đặt ra mục tiêu cho bản thân khi đi thực tập: Bạn kỳ vọng đạt được gì từ kỳ thực tập (2 - 3 tháng)? Bạn có thể mang lại những giá trị, thành tích gì cho công ty?

- Cân nhắc chọn nhà tuyển dụng tiềm năng với các tiêu chí rõ ràng: Đúng ngành, thương hiệu/ danh tiếng tốt trong ngành, có chương trình đào tạo thực tập sinh, tạo điều kiện cho thực tập sinh (tìm hiểu qua kinh nghiệm, trải nghiệm của những anh chị khóa trên, qua thông tin review trên mạng, truyền thông, báo chí).

- Tìm hiểu cơ hội việc làm, cơ hội được giữ lại làm việc sau khi kết thúc kỳ thực tập tại các công ty "mục tiêu" bạn hướng đến.

- Tìm việc làm thực tập qua các kênh uy tín và được đảm bảo: Thay vì "nhắm mắt chọn bừa" qua các diễn đàn, mạng xã hội - nơi mà thông tin khó xác thực và không được đảm bảo, bạn nên tìm qua các kênh an toàn. Website chính thức của công ty, tổ chức hay các nền tảng tuyển dụng như Joboko.com sẽ là lựa chọn tốt. Việc làm thực tập từ các tập đoàn lớn như Vingroup, Viettel,... đều có trên JobOKO.

- Tạo CV xin việc thực tập được cá nhân hóa, từ chọn mẫu CV đơn giản (nhưng không đơn điệu), có tính thẩm mỹ, hài hòa về bố cục và rõ ràng về thông tin. Bộ công cụ CV Pro của JobOKO với hàng chục mẫu đẹp, chuẩn kèm theo hướng dẫn viết CV xin việc thực tập chi tiết sẽ là "giải pháp" hoàn hảo cho bạn.

3.2. Tâm lý sẵn sàng cho kỳ thực tập

Tìm hiểu về công ty và biết tên của người quản lý trước khi chính thức đi thực tập là điều mà bạn nên làm. Nếu bạn không biết điều gì đó trong quá trình làm việc, bạn hoàn toàn có thể đặt câu hỏi, nhưng nếu bạn không chuẩn bị sẵn sàng khi đi thực tập, bạn sẽ tạo ấn tượng về sự lười biếng cũng như khiến mọi người cảm thấy rằng bạn không quan tâm đến cơ hội của mình.

Tâm lý vững vàng, tự tin và thái độ sẵn sàng cho công việc thực tập, năng nổ và chủ động của bạn sẽ được đánh giá cao và giúp bạn có khởi đầu tốt khi chính thức đi thực tập.

3.3. Xác định rõ mục tiêu, kỳ vọng của bản thân

Nghĩ kỹ về mục tiêu, kỳ vọng của bản thân, sau đó bạn có thể thảo luận đối với người hướng dẫn, quản lý trực tiếp của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn trang phục và mang theo những vật dụng bạn thấy cần thiết vào ngày đầu tiên đi làm. Đừng quá lo lắng, miễn là bạn đã chuẩn bị và có tâm thế sẵn sàng, mọi thứ đều sẽ ổn.

3.4. Cho thấy thái độ chuyên nghiệp, cầu tiến

Lịch sự và tôn trọng tất cả mọi người xung quanh là điều bạn nên làm để đi thực tập thành công.

- Tại các cuộc họp, hãy luôn mang theo sổ ghi chú và bút.

- Đừng đi làm muộn hay thực hiện một nhiệm vụ theo cách sơ sài, hãy nghiên cứu chúng trước và yêu cầu thêm thời gian nếu cần thiết.

- Nếu muốn xin nghỉ hay đến muộn vì bận việc riêng, bạn cũng đừng quên thông báo cho quản lý.

- Chú ý đến nội dung, thông tin mà bạn trình bày trong các văn bản để không đưa văn nói vào văn viết nhé.

3.5. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp nơi công sở

Văn hóa công sở có nhiều điều khác biệt so với ở trường hoặc trong đời sống. Nếu như bạn có thói quen nói đùa, nói những câu "theo trend" nhưng không phù hợp thì hãy sửa dần. Học cách giao tiếp nhẹ nhàng, lịch sự giúp bạn tự tin và thành công hơn trong kỳ thực tập.

3.6. Sáng tạo, đáng tin cậy

Bằng sự cố gắng, bạn hãy cho người quản lý và các thành viên trong nhóm thấy rằng bạn là thành viên đáng tin cậy, có thể đảm nhiệm được nhiều công việc hơn. Bạn cũng có thể trình bày về các sáng kiến, ý tưởng sáng tạo, xung phong nhận việc. Ví dụ: Hỏi xem báo cáo có cần tóm tắt lại hay không, hoặc bạn có thể hỗ trợ ghi biên bản cuộc họp... Đề nghị được nhận việc sẽ không làm bạn quá vất vả, trong khi vẫn đảm bảo để lại ấn tượng tốt cho người hướng dẫn của bạn.

10 dieu nen va khong nen de thuc tap thanh cong 2

Những điều cần tránh khi đi thực tập

4. Những điều tuyệt đối không nên làm nếu muốn thực tập thành công

Trong khi đó, cũng có những điều cấm kỵ không nên làm (và không được phép làm) trong kỳ thực tập (cũng như khi đi làm chính thức), đó là:

- Lười biếng, thể hiện thái độ tiêu cực, hay phàn nàn, được giao công việc gì cũng than vãn "khó", "em không làm được".

- Thô lỗ hoặc tỏ ra kiêu ngạo, cảm thấy những gì người hướng dẫn đưa ra mình đều đã biết, không lắng nghe.

- Tâm lý đi thực tập để "xin dấu" nên không làm việc nghiêm túc.

- Thường xuyên làm việc riêng trong giờ làm - lên mạng xã hội, viết email cá nhân, lướt web liên tục,... đều là hành vi thiếu chuyên nghiệp.

- Phản ứng, nhận xét quá lố về đồng nghiệp.

- Tiết lộ bí mật của công ty, chia sẻ về những thông tin không cần thiết.

- Lên mạng đăng bài chê bai công ty, tổ chức trong và/ hoặc sau khi kết thúc thực tập.

Để có một kỳ thực tập thực sự thành công, chỉ hy vọng hay nói suông không giúp ích gì cho bạn. Chuẩn bị sẵn sàng, chú tâm vào từng bước trong quá trình tìm kiếm cơ hội, ứng tuyển và làm việc nghiêm túc, cho thấy thái độ ham học hỏi, chủ động, sáng tạo sẽ giúp bạn suôn sẻ, như ý!

tin mới

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên trong CV hay nhất

Mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên rất quan trọng khi viết CV. Dù ứng tuyển vào trường công, trường tư hay trung tâm, bạn cũng cần viết rõ mục tiêu nghề nghiệp để nhà tuyển dụng thấy được định hướng với nghề.

07/08/2024 08:30

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên trong CV hay nhất

Mẫu đơn xin việc giáo viên chuẩn nhất kèm cách viết

Nếu đang quan tâm đến việc làm giáo viên và muốn viết đơn xin việc giáo viên chuẩn, dưới đây là một số gợi ý và mẹo từ JobOKO giúp bạn ứng tuyển thành công.

17/06/2024 00:00

Mẫu đơn xin việc giáo viên chuẩn nhất kèm cách viết

Mô tả công việc của Giám đốc kinh doanh, yêu cầu gì?

Vị trí Giám đốc kinh doanh đóng vai trò then chốt trong việc định hình và phát triển chiến lược kinh doanh của công ty. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về công việc của Giám đốc kinh doanh, giúp bạn hiểu hơn về công việc, những yêu cầu khi ứng tuyển.

14/06/2024 10:32

Mô tả công việc của Giám đốc kinh doanh, yêu cầu gì?

Tips viết Kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV

Những người kinh doanh tự do muốn chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi viết CV. Trong bài viết, JobOKO sẽ hướng dẫn bạn cách viết kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV xin việc ấn tượng nhất.

06/06/2024 14:30

Tips viết Kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng để "được lòng" NTD

Mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng nên được trình bày trong CV như thế nào là mối quan tâm của nhiều ứng viên. Mỗi nghề nghiệp có lộ trình phát triển khác nhau, việc xác định mục tiêu phù hợp sẽ giúp bạn có động lực phấn đấu.

31/05/2024 17:30

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng để "được lòng" NTD

Mẹo viết các kỹ năng trong CV, NTD chỉ muốn phỏng vấn bạn ngay

Trong thị trường lao động cạnh tranh, sở hữu một bản CV chuyên nghiệp và sáng tạo sẽ là một lợi thế lớn. Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi viết CV chính là phần kỹ năng. Hãy cùng JobOKO khám phá cách viết các kỹ năng trong CV sao cho hiệu quả và ấn tượng nhất.

24/04/2024 10:30

Mẹo viết các kỹ năng trong CV, NTD chỉ muốn phỏng vấn bạn ngay

Tìm hiểu CV là gì trong hồ sơ xin việc, tạo CV ở đâu?

Câu hỏi "CV là gì?" thường được đặt ra bởi những người mới bước chân vào thị trường việc làm. Thấu hiểu điều này, trong bài viết, JobOKO sẽ chia sẻ bí kíp tạo CV hiệu quả, giúp ứng viên chinh phục mọi nhà tuyển dụng.

11/04/2024 14:30

Tìm hiểu CV là gì trong hồ sơ xin việc, tạo CV ở đâu?

Mẫu và cách viết CV xin việc Tiếng Anh để NTD đánh giá cao

CV tiếng Anh giúp ứng viên thể hiện một phần khả năng ngoại ngữ của mình. Nếu bạn muốn viết CV tiếng Anh đúng chuẩn thì trước hết cần chọn mẫu CV phù hợp và tránh những lỗi mà nhà tuyển dụng "không ưa".

11/04/2024 08:30

Mẫu và cách viết CV xin việc Tiếng Anh để NTD đánh giá cao

CV xin việc​ Thực tập sinh viết thế nào để thuyết phục NTD?

Phần lớn sinh viên và người mới tốt nghiệp đều chưa có nhiều kinh nghiệm viết CV. Hiểu được những khó khăn đó, trong bài viết, JobOKO sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV xin việc thực tập sinh hiệu quả, tìm việc làm nhanh chóng.

11/04/2024 07:30

CV xin việc​ Thực tập sinh viết thế nào để thuyết phục NTD?

Cách viết CV xin việc ngành Du lịch

Là một trong những ngành nghề năng động nhất trước đại dịch, ngành Du lịch có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, thu hút lượng lớn lao động cả có trình độ và lao động phổ thông. Nắm được cách viết CV xin việc ngành Du lịch, bạn có thể tiến gần hơn tới cơ hội việc làm mơ ước của mình.

10/04/2024 13:30

Cách viết CV xin việc ngành Du lịch
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.