Bạn đã sẵn sàng để trở thành một nhân viên thiết kế đồ họa chuyên nghiệp?
Chọn nghề không hề đơn giản như chọn một công việc hay một công ty mà bạn muốn vào làm. Bạn phải xem mình có những kỹ năng gì, cần phải học thêm những gì. Bạn còn phải cân nhắc đến các yếu tố như thị trường tuyển dụng, đam mê của bản thân, mong ước của gia đình, ...?
MỤC LỤC:
I. Những lợi ích mà nghề thiết kế đồ họa mang lại
II. Những tố chất, kỹ năng cần có để trở thành nhân viên thiết kế đồ họa chuyên nghiệp
Để trở thành nhân viên thiết kế đồ họa cần kỹ năng gì?
Bạn thấy mình có một chút năng khiếu về hội họa, biết cách phối màu, biết một vài phần mềm đồ họa và đang mong ước trở thành một nhân viên thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Thế nhưng mọi chuyện không hề đơn giản như vậy, bạn sẽ phải phấn đấu, nỗ lực rất nhiều để có thể biến những sở thích, đam mê của mình thành công cụ kiếm tiền.
I. Những lợi ích mà nghề thiết kế đồ họa mang lại
- Thỏa sức sáng tạo: Nhờ cơ hội được hợp tác với nhiều người có cùng chuyên môn, bạn sẽ được truyền cảm hứng mỗi ngày, từ đó thúc đẩy sự sáng tạo của chính mình. Tuy nhiên, đây có thể trở thành thách thức bởi những ý kiến của người khác đôi khi sẽ khiến bạn nghi ngờ chính mình. Vì vậy, bạn phải không ngừng học hỏi nhưng cũng phải giữ vững quan điểm cá nhân.
- Không ngừng học hỏi: Nghề thiết kế đồ họa sẽ mang đến cho bạn cơ hội để học hỏi những điều mới mẻ mỗi ngày. Do đặc thù công việc phải bắt kịp những xu hướng mới nhất, sử dụng những phần mềm hiện đại nhất, bạn sẽ phải không ngừng học hỏi - tự học, học từ bạn bè, đồng nghiệp. Ban đầu, bạn có thể cảm thấy việc này rất khó khăn nhưng lâu dần bạn sẽ quen và thậm chí cảm thấy thích thú với nó.
- Linh hoạt trong công việc: Bạn có thể linh hoạt làm việc tại nhà miễn là có đầy đủ thiết bị: máy tính cá nhân, mạng Internet, .... Bạn có thể thoải mái lựa chọn hình thức làm việc: freelance hay trở thành nhân viên chính thức của một công ty. Ngay cả khi cảm thấy "bí" ý tưởng, hãy xách balo lên và biết đâu một chuyến đi ngắn ngủi cũng sẽ mang đến cho bạn nguồn cảm hứng bất tận?
- Cơ hội giúp đỡ, hỗ trợ người khác: Đặc biệt là bạn bè và người thân. Ai cũng sẽ có lúc cần thiết kế tờ rơi, logo quảng cáo hay chỉ đơn giản là tấm thiệp cưới. Bạn chỉ cần dành một chút thời gian và vận dụng một ít kiến thức chuyên môn của mình, không chỉ giúp đỡ được người khác mà bạn còn củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên.
- Công việc không bao giờ nhàm chán: Bạn sẽ được làm việc trong nhiều dự án khác nhau, với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ cảm thấy bị nhàm chán trong công việc, miễn là bạn có kỹ năng sắp xếp và tổ chức công việc tốt. Cùng với đó, làm nhiều dự án cùng lúc có thể là niềm vui nhưng cũng sẽ khiến bạn phải đối mặt với những thách thức nhất định.
Đọc thêm: Học thiết kế đồ họa ra làm gì? tìm việc làm thiết kế đồ họa ở đâu?
II. Những tố chất, kỹ năng cần có để trở thành nhân viên thiết kế đồ họa chuyên nghiệp
1. Tài năng nghệ thuật
Đây là điều hoàn toàn hiển nhiên. Để làm được công việc thiết kế đồ họa, bạn cần phải có tố chất nghệ thuật và khả năng ứng dụng nghệ thuật vào thực tế công việc.
2. Lập trường vững chắc
Mỗi lần thể hiện tác phẩm của mình với đồng nghiệp, khách hàng đều đồng nghĩa với việc bạn phải chuẩn bị tinh thần đón nhận những góp ý, phê bình. Có những người thậm chí sẽ yêu cầu bạn phải chỉnh sửa lại hoàn toàn tác phẩm. Trong những trường hợp này, hãy luôn lắng nghe, tiếp thu mọi ý kiến với thái độ cởi mở trên cơ sở bảo vệ vững chắc lập trường cá nhân.
3. Sự táo bạo
Đa số các nhà thiết kế đồ họa thành công đều là những người luôn sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Để trở nên nổi bật giữa đám đông, bạn cần chấp nhận thử thách và không ngừng phấn đấu để hoàn thiện bản thân.
4. Có tầm nhìn
Tiêu chí đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng luôn phải đặt lên hàng đầu. Một nhà thiết kế chuyên nghiệp đôi khi cần gạt bỏ phong cách cá nhân để phục vụ tốt nhất cho khách hàng và vì lợi ích của họ. Bạn cần có tầm nhìn đủ xa và rộng để biết khách hàng của mình cần gì; loại bỏ những thói quen thiết kế đã cũ và nắm bắt những xu hướng mới. Nói một cách ngắn gọn, bạn không nên cố chấp với phong cách thiết kế đã quá cũ kỹ, hãy nhìn rộng ra thế giới bên ngoài ra tìm cho mình một chỗ đứng trong đó.
5. Kỹ năng giao tiếp tốt
Không thiếu những trường hợp bạn phải phối hợp với nhiều đồng nghiệp khác. Khi đó, nếu không có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ khó có thể truyền tải ý kiến, quan điểm cá nhân để đóng góp vào thành công chung của cả nhóm.
Nhân viên thiết kế đồ họa chuyên nghiệp cần những kỹ năng mềm nhất định
6. Trung thực
Ăn cắp tác phẩm, chất xám của người khác là điều cấm kỵ đầu tiên mà bạn phải nhớ khi đặt chân vào lĩnh vực này. Tuyệt đối không được sử dụng tác phẩm của người khác bởi nó đi ngược lại với đạo đức nghề nghiệp và bản chất con người.
7. Kỹ năng quản lý thời gian
Với đặc thù công việc phải thực hiện nhiều dự án một lúc, bạn cần phải có kỹ năng quản lý thời gian tốt để đảm bảo không bỏ sót bất cứ deadline nào. Để làm được điều này, hãy tạo thói quen sắp xếp các việc theo thứ tự ưu tiên, hoàn thành từng việc một.
8. Tự tạo động lực cho bản thân
Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn làm freelancer và phải tự đi tìm nguồn khách hàng cho mình. Bên cạnh đó là sự nỗ lực học hỏi và trau dồi kiến thức mỗi ngày để cạnh tranh với vô vàn những nhà thiết kế đồ họa khác. Nếu không thể tự khích lệ, tạo động lực cho chính mình, bạn sẽ dễ đánh mất niềm tin để theo đuổi công việc lâu dài.
Đến đây, mong bạn đọc đã tìm được cho mình đáp án cho câu hỏi "Liệu bạn đã sẵn sàng để trở thành một nhân viên thiết kế đồ họa hay chưa?". Nếu câu trả lời là có, hãy bắt tay ngay vào cải thiện, nâng cao các kỹ năng cần thiết để chinh phục con đường sự nghiệp mà bạn đã ấp ủ bấy lâu nay.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.