Nghề Bartender cần những gì? Bằng cấp, chứng chỉ, kỹ năng hay ngoại hình?
Khi nói đến nghề bartender, nhiều người ngoài nghề có thể có những định kiến hoặc hiểu lầm về nghề này, ví dụ như cảm thấy môi trường làm việc quá phức tạp hoặc cho rằng cũng "chỉ là" nhân viên pha chế thông thường như ở quán cafe, đồ uống đơn giản. Để hiểu đúng về bartender và trả lời câu hỏi nghề bartender cần những gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của JobOKO.com nhé.
MỤC LỤC:
1. Bartender là gì?
2. Nghề Bartender cần những gì? Quan trọng nhất là gì?
3. Bartender có gì khác với Barista?
4. Vì sao ngày càng có nhiều Bartender là nữ?
5. Những hiểu lầm tai hại về nghề Bartender
Trở thành bartender cần có những yếu tố gì?
1. Bartender là gì?
Bartender trong tiếng Việt có nghĩa là "người pha chế" nhưng định nghĩa chính xác nhất phải là người pha chế rượu hoặc người pha chế đồ uống có cồn - phổ biến nhất là phục vụ rượu và các món cocktail. Bartender làm việc trong nhà hàng, khách sạn, quán bar và pub. Bartender phải có cả kiến thức và kỹ năng đề am hiểu về các nguyên liệu như rượu và đồ uống có cồn, có khả năng pha chế chuyên nghiệp, sự sáng tạo để tạo ra món mới, biết cách trang trí, bảo quản đồ uống, phục vụ các món ăn đi kèm...
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cũng như lĩnh vực dịch vụ, du lịch và nhà hàng khách sạn, bartender đã và đang trở thành nghề nghiệp xu hướng, tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều bạn trẻ yêu thích, đam mê với công việc này. Mức lương của bartender - lương cứng thường không quá cao, trung bình khoảng 5 - 8 triệu/tháng nhưng đó không phải là tất cả. Thực tế, thu nhập của bartender sẽ được tạo thành từ lương, service charge (phí dịch vụ) và tiền tips.
Hai khoản sau thường cao hơn cả lương vì nhiều nơi thu service charge của khách khoảng 10% tổng hóa đơn, khách cũng thường tip nếu đồ uống ngon, đẹp hay đơn giản là không gian thoải mái hoặc bạn biết cách trò chuyện và giao tiếp khéo léo. Do đó, mỗi bartender dù chỉ làm ca tối, trong tháng cũng có thể kiếm được từ hơn 10 triệu đến hơn 20 triệu/tháng.
2. Nghề Bartender cần những gì? Quan trọng nhất là gì?
Điểm hấp dẫn của nghề bartender là vừa có môi trường trẻ trung, năng động, cho phép bạn tiếp xúc với nhiều người, tự tin khoe cá tính lại vừa có giờ giấc linh hoạt, ca làm việc có thể sắp xếp được và dĩ nhiên, như đã nói - mức lương của bartender khá cao. Thế nhưng, thực tế là chẳng phải ai cũng có thể theo nghề bartender.
Để trở thành một bartender, bạn bắt buộc phải tham gia các chương trình đào tạo. Dĩ nhiên, bạn không cần bằng đại học, cao đẳng cho nghề này nhưng thường thì mọi người sẽ tham gia chương trình học nghề, hướng nghiệp trong các trường trung cấp nghề (về du lịch, nhà hàng khách sạn), học các khóa từ 3 - 6 tháng. Không chỉ vậy, để nâng cao tay nghề thì nhiều bartender sẽ tiếp tục học việc trong thực tế ở các nhà hàng, quán bar, pub..., đi học nâng cao ở nước ngoài để chắc chuyên môn.
Những kỹ năng bartender cần có để trở nên chuyên nghiệp
Nhìn chung, bartender không cần bằng cấp chuyên nghiệp nhưng chắc chắn sẽ có một vài chứng chỉ trở lên. Kỹ năng pha chế đồ uống có cồn, kỹ năng kiểm tra, đánh giá và thử rượu cũng như sáng tạo ra các công thức mới là rất quan trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng phải biết cách sử dụng các dụng cụ thẩm định, pha chế, máy móc liên quan.
Ngày nay, hầu hết các bartender ở những nhà hàng, khách sạn, quán bar hay pub lớn, có tiếng đều học và có thể giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ khác) và có kỹ năng giao tiếp tốt, khéo léo trong tương tác với khách (dù bạn không cần nói nhiều). Kỹ năng trình diễn, biểu diễn các thao tác pha chế, decor đồ uống cũng rất quan trọng và nhiều bartender biết chuẩn bị các món ăn kèm phù hợp với đồ uống được phục vụ.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của ngoại hình đối với một bartender. Bartender có ngoại hình sáng, phong cách độc đáo và khác biệt thì dễ được ủng hộ hơn - thậm chí còn là một nhân tố hút khách cho quán. Tuy nhiên, phong cách và cá tính không nhất định là phải rất xinh đẹp, miễn là bạn có sự khác biệt, bạn sẽ nổi bật theo cách của riêng mình.
Đọc thêm: Có những vị trí việc làm nào cho nhân viên pha chế?
3. Bartender có gì khác với Barista?
Bởi vì nếu dịch ra tiếng Việt, cả bartender và barista đều dễ được dịch thành nhân viên pha chế nên nhiều người lầm tưởng 2 vị trí này giống hệt nhau. Thực tế, bartender pha đồ uống có cồn còn barista thì là nhân viên pha chế cafe, có thể pha các loại cafe nóng và lạnh như Americano, Latte, Capuchino... cũng như phục vụ nước ép, bánh ngọt...
4. Vì sao ngày càng có nhiều Bartender là nữ?
Thường bị đánh giá là một nghề có môi trường làm việc phức tạp, chịu nhiều định kiến nên trước đây, đa số bartender là nam giới. Mặc dù vậy, ngày nay thì nữ bartender cũng rất nhiều. Điều gì đã khiến cho xu hướng giới tính thay đổi trong nghề bartender?
Về cơ bản thì một phần là do nghề bartender rất hấp dẫn, rất "ngầu" và thu hút. Sau đó, theo thời gian, cái nhìn của mọi người xung quanh dần thoáng hơn, hiểu đúng hơn về công việc của bartender. Mức lương tốt cũng là một nguyên nhân khác nữa. Không thể phủ nhận rằng nữ giới ngày nay mạnh mẽ, cá tính và tự tin rằng họ có thể làm tốt miễn là có đam mê, thực sự yêu thích công việc pha chế đồ uống có cồn.
Trước đây ứng tuyển bartender hầu hết đều là nam giới
5. Những hiểu lầm tai hại về nghề Bartender
Trong số những định kiến về nghề bartender, hầu hết thông tin đều không mấy chính xác, chẳng hạn như:
- Bartender có môi trường làm việc lộn xộn, không lành mạnh: Thực tế thì nghề nghiệp nào cũng có những khó khăn riêng. Công việc văn phòng thường được cho là môi trường làm việc có thể "tưởng như nhàn hạ" mà lại không phải vậy đấy thôi. Trong khi đó, bartender cũng sẽ có nguy cơ phải đối mặt với những rắc rối tại nơi làm việc khi có khách hàng say xỉn, gây sự chẳng hạn nhưng xã hội dần văn minh hơn và các nhà hàng, quán bar... thường có đội ngũ nhân viên an ninh giải quyết các vấn đề đó nên bạn có thể yên tâm về mức độ an toàn.
- Bartender thì phải giỏi uống rượu: Điều này là không bắt buộc vì bạn pha chế và phục vụ rượu bia, đồ uống có cồn chứ không phải bạn cùng uống với khác. Mặc dù vậy, bạn vẫn cần có khả năng uống và thẩm định rượu, đồ uống, có vị giác phát triển để nâng cao tay nghề pha chế, thử nghiệm nhiều đồ uống mới.
- Bartender khó xin việc: Bạn có thể tìm kiếm từ khóa việc làm bartender và nhận hàng trăm nghìn kết quả khác nhau. Trên những nền tảng tuyển dụng, tìm việc làm hàng đầu như JobOKO.com cũng có sẵn rất nhiều cơ hội nghề nghiệp dành cho bartender nói riêng, nhân viên pha chế nói chung. Như vậy, quan điểm này là không chính xác. Bạn có chứng chỉ, có kỹ năng và yêu nghề là có thể xin việc bartender dễ dàng.
- Bartender khó thăng tiến: Bartender không phải công việc quá coi trọng bằng cấp hay trình độ, thay vào đó, kỹ năng của bạn quyết định thành công. Bạn có cơ hội chứng minh năng lực của mình qua công việc hàng ngày và khi càng giỏi, bạn càng dễ thăng tiến. Các vị trí như bar trưởng, giám sát thức uống là mục tiêu bạn có thể hướng tới. Nhiều người xuất thân từ bartender có thể thăng tiến tới quản lý nhà hàng, giám đốc bộ phận ẩm thực... hoặc tự mở nhà hàng, quán bar, pub...
Rõ ràng, nghề bartender có nhiều điểm hấp dẫn, đã và đang tiếp tục trở thành một nghề nghiệp xu hướng và có sức cạnh tranh tốt. Hy vọng những thông tin JobOKO.com vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu hơn về công việc, các yêu cầu đối với bartender, từ đó tìm ra cho mình định hướng nghề nghiệp phù hợp.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.