Bumping là gì? Bumping có thực sự hiệu quả trong việc giữ chân nhân viên?

Có nhiều phương pháp được sử dụng trong quá trình tuyển dụng và bồi dưỡng nhân viên, một trong số đó là "Bumping". Bumping có thể giúp điều động nhân viên trong công ty theo hướng có lợi nhất nhưng thực chất thì Bumping trong tuyển dụng là gì và nó có thực sự hiệu quả trong việc giữ chân nhân viên?

Bumping là một quá trình được nhiều tổ chức sử dụng trong quá trình thu hẹp quy mô nhân sự nhằm giữ chân nhân viên tài năng, có hiệu suất làm việc tốt, có thâm niên. Cụ thể, công ty sẽ điều động hoặc cho phép nhân viên tài năng tự lựa chọn đảm nhiệm các vị trí khác vị trí hiện tại trong công ty mà họ đủ tiêu chuẩn và những vị trí đó đang được những nhân viên ít thâm niên hơn nắm giữ.

MỤC LỤC:
1. Bumping là gì?
2. Bumping có thực sự hiệu quả trong việc giữ chân nhân viên?
3. Khi nào thì Bumping gây ra trường hợp sa thải không công bằng?

bumping la gi bumping co thuc su hieu qua trong viec giu chan nhan vien

Tìm hiểu chi tiết về định nghĩa Bumping

1. Bumping là gì?

Nói cách khác, các nhân viên có thâm niên được trao cơ hội "đánh bật" nhân viên khác ra khỏi vị trí của họ và các đối tượng bị đánh bật có nguy cơ trở nên "dư thừa" trong công ty. Thông thường, những người ít thâm niên hơn có thể bị cho thôi việc ngay sau đó. Bumping là công cụ hữu ích cho nhà tuyển dụng muốn giữ chân nhân viên tài năng trong trường hợp buộc phải thu hẹp quy mô nhân sự.
Tuy nhiên, Bumping được cho là cũng có những tác động tiêu cực, đặc biệt là đối với những nhân viên mới. Họ có thể có năng lực và kỹ năng nhưng vẫn "không may" mất việc vì những người nhiều kinh nghiệm hơn trong công ty. Lúc này, Bumping tạo nên các trường hợp sa thải không công bằng.

2. Bumping có thực sự hiệu quả trong việc giữ chân nhân viên?

Tùy vào từng trường hợp mà bộ phận nhân sự quyết định triển khai Bumping hay không. Nếu tình hình tài chính của công ty gặp khó khăn, buộc phải giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy nhân sự, Bumping sẽ là giải pháp tốt nhất giúp bạn giữ lại những người tài năng, gắn bó và phù hợp nhất với văn hóa công ty. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều sự không chắc chắn liên quan tới Bumping.
Trong một số trường hợp, dù công ty có kế hoạch cho phép nhân viên lựa chọn và chuyển đổi vị trí công việc, tránh mất việc dù công ty tái cơ cấu thì không có nghĩa là nhân viên đó chắc chắn sẽ đồng ý ở lại. Một số người có thể coi đó như một cơ hội tìm các công việc phù hợp hơn với họ. Lúc này, Bumping có thể trở nên vô ích. Nhìn chung, việc tiến hành Bumping phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thực tế của công ty và hiệu quả khác nhau trong từng giai đoạn hoặc đối với từng kiểu nhân viên.

bumping la gi bumping co thuc su hieu qua trong viec giu chan nhan vien 2

Giữ chân nhân viên hiệu quả khi sử dụng Bumping

3. Khi nào thì Bumping gây ra trường hợp sa thải không công bằng?

Khi muốn thực hiện Bumping trong công ty, điều quan trọng mà các nhà tuyển dụng cần lưu ý là phải dành thời gian xem xét và tuân thủ theo chính sách tuyển dụng, quản lý nhân viên của công ty. Trong đa số các trường hợp, người sử dụng lao động có thể sẽ phải bồi thường cho nhân viên bị sa thải vì Bumping. Nếu không bồi thường và xử lý thỏa đáng thì việc sa thải có thể bị coi là không công bằng. Ngoài ra, Bumping còn có thể bị đánh giá về mặt đạo đức, uy tín của doanh nghiệp cũng như gây tác động tiêu cực trong việc duy trì quan hệ nhân viên.
Một số ví dụ về trường hợp tiến hành Bumping dẫn tới sa thải không công bằng:

  • Nhóm kinh doanh trong công ty có 10 người với chức danh khác nhau, phụ trách các lĩnh vực cụ thể khác nhau. Khi công ty muốn thu hẹp quy mô nhân sự đã tiến hành đánh giá bằng các tiêu chí chung (không nhìn nhận tới sự khác biệt, đặc điểm công việc của mỗi người). 4 người có điểm thấp nhất bị sa thải dù vai trò của họ là gì. Các nhân viên còn lại được đào tạo lại để lấp đầy các khoảng trống, ngay cả khi điều đó có nghĩa là đào tạo lại một người quản lý kho trở thành kế toán. Trong trường hợp này, Bumping là một quyết định sai lầm vì không cân nhắc nhiều yếu tố khách quan và 4 nhân viên bị sa thải đã bị đối xử không công bằng.
  • Thật không công bằng khi sa thải một nhân viên đóng gói và chuyển nhân viên bán hàng sang làm người đóng gói khi chưa tìm hiểu xem người đó có muốn làm công việc mới hay không.

Sa thải không công bằng vì Bumping có thể khiến nhân viên bị sa thải và doanh nghiệp xảy ra tranh chấp hoặc xung đột. Bên cạnh đó, uy tín của công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cho dù trong trường hợp khó khăn, buộc phải thay đổi cơ cấu, mỗi doanh nghiệp vẫn cần cân nhắc kỹ lưỡng về các quyết định tiếp theo.

Những kiểu nhân viên nào dễ bị sa thải nhất?

Trong những trường hợp bất khả kháng, có thể doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án sa thải nhân viên. Vì vậy, một số đối tượng nhà tuyển dụng có thể cân nhắc cho nghỉ việc khi có đợt cắt giảm nhân sự. Để biết những kiểu nhân viên nào dễ bị sa thải nhất, bạn đọc hãy theo dõi bài viết Joboko chia sẻ dưới đây.

Rõ ràng, bên cạnh những tác động tích cực, Bumping có khả năng tạo ra nhiều tình huống "trớ trêu" cho cả doanh nghiệp và người lao động. Bumping cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết dựa trên chính sách của công ty, tình hình kinh doanh thực tế, trao đổi thẳng thắn với nhân viên để lắng nghe nguyện vọng của họ, sau đó đề xuất các giải pháp bồi thường hợp lý. Chỉ khi thực hiện hợp lý, Bumping mới giúp công ty giữ chân nhân viên tài năng, kinh nghiệm và duy trì hiệu quả công việc.

tin mới

Mẹo hay cho người quản lý: Cách theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên

Hiệu suất công việc là một trong những thước đo quan trọng nhất để đánh giá từng cá nhân trong tập thể. Nếu là người quản lý doanh nghiệp hay tổ chức, bạn cần phải tìm ra phương pháp để đánh giá chính xác, công bằng với hiệu suất của nhân viên, từ đó có biện pháp để tối ưu kết quả, hướng tới hoàn thành mục tiêu kinh doanh.

31/05/2022 14:30

Mẹo hay cho người quản lý: Cách theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên

Tiểu sử Warren Buffett: Nhà đầu tư huyền thoại, Chủ tịch Berkshire Hathaway

Không chỉ nổi tiếng khắp thế giới trong vai trò một nhà đầu tư thiên tài, một người mà những quyết định, chiến lược và cuộc đời kỳ diệu được xuất hiện trong rất nhiều cuốn sách, Warren Buffett còn cực kỳ nổi tiếng với quan điểm "Vợ là một trong những người thầy tuyệt vời nhất của tôi".

22/07/2021 15:00

Tiểu sử Warren Buffett: Nhà đầu tư huyền thoại, Chủ tịch Berkshire Hathaway

Shark Louis Nguyễn là ai? Tiểu sử nhà đầu tư lão làng, ông chủ của SAM

Sinh sống và làm việc tại Thung lũng Silicon của Mỹ hơn 30 năm, Shark Louis Nguyễn là nhà đầu tư kỳ cựu, cạnh tranh và rất chắc chắn trong mọi thương vụ. Hãy cùng JobOKO tìm hiểu xem Shark Louis Nguyễn là ai, sự nghiệp, tài sản của ông như thế nào nhé!

22/07/2021 12:30

Shark Louis Nguyễn là ai? Tiểu sử nhà đầu tư lão làng, ông chủ của SAM

Tiểu sử ông chủ Facebook Mark Zuckerberg: Tỷ phú trẻ tuổi nhất hành tinh

Danh sách những người nổi tiếng nhất thế giới chắc chắn không thể thiếu cái tên Mark Zuckerberg. Ở Việt Nam, nhiều người lớn tuổi, không biết tiếng Anh cũng có thể nghe về "anh Mác Facebook". Mark Zuckerberg là ai, tiểu sử đầy đủ như thế nào và hành trình lập nghiệp của tỷ phú trẻ tuổi này sẽ được JobOKO giới thiệu đến bạn qua bài viết sau.

21/07/2021 19:30

Tiểu sử ông chủ Facebook Mark Zuckerberg: Tỷ phú trẻ tuổi nhất hành tinh

Shark Việt là ai? Tiểu sử "trùm cuối" tập đoàn Intracom

Trong số những "cá mập" nổi tiếng tham gia chương trình Thương vụ bạc tỷ - Shark Tank Việt Nam thì Shark Nguyễn Thanh Việt nổi tiếng là một người chắc chắn, khởi nghiệp muộn nhưng đạt được thành công rực rỡ trên con đường sự nghiệp. Nếu như bạn chưa biết rõ Shark Việt là ai, sở hữu khối tài sản lớn thế nào thì JobOKO sẽ cùng bạn tìm hiểu qua bài viết sau.

21/07/2021 12:30

Shark Việt là ai? Tiểu sử "trùm cuối" tập đoàn Intracom

Shark Linh là ai? Tiểu sử "nữ cường nhân" Thái Vân Linh của VinaCapital

Trong số những giám khảo, nhà đầu tư của Shark Tank Việt Nam không phải không có nữ doanh nhân thành đạt. Tuy nhiên, hình ảnh người phụ nữ tài sắc vẹn toàn chắc chắn phải dành cho Shark Thái Vân Linh. Vậy, chính xác thì Shark Linh là ai?

21/07/2021 07:30

Shark Linh là ai? Tiểu sử "nữ cường nhân" Thái Vân Linh của VinaCapital

Shark Bình là ai? Tiểu sử ông chủ tập đoàn công nghệ NextTech

Là một tỷ phú 8X tham gia Shark Tank Việt Nam 2019 với vai trò nhà đầu tư - giám khảo, Shark Bình nhanh chóng có được thiện cảm của nhiều khán giả. Thành lập và lãnh đạo một công ty đi đầu trong công nghệ và chuyển đổi số, những thành công của Shark Bình là niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ.

20/07/2021 12:30

Shark Bình là ai? Tiểu sử ông chủ tập đoàn công nghệ NextTech

Shark Liên là ai? Tiểu sử "Nữ hoàng bảo hiểm"

Trong mùa 3 chương trình Thương vụ bạc tỷ - Shark Tank Việt Nam, những câu chuyện khởi nghiệp, kinh doanh và các quan điểm về đầu tư của Shark Liên, nữ doanh nhân thành đạt sáng lập tập đoàn bảo hiểm AAA đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Thế nhưng, tiểu sử đầy đủ của Shark Liên thì không phải ai cũng biết.

19/07/2021 12:30

Shark Liên là ai? Tiểu sử "Nữ hoàng bảo hiểm"

Shark Phú là ai? Tiểu sử của "người đàn ông quyền lực nhất" tập đoàn Sunhouse

Rất nhiều người phải từ chương trình truyền hình Thương vụ bạc tỷ - Shark Tank Việt Nam mới biết tới Shark Phú. Vậy, thực tế thì Shark Phú là ai, giàu có cỡ nào? JobOKO sẽ chia sẻ cùng bạn trong bài viết sau.

16/07/2021 12:30

Shark Phú là ai? Tiểu sử của "người đàn ông quyền lực nhất" tập đoàn Sunhouse

Tiểu sử tỷ phú Jeff Bezos: Người sáng lập 'đế chế' Amazon

Không chỉ được biết đến là người sáng lập, ông chủ của Amazon, đồng thời là tỷ phú giàu nhất thế giới, Jeff Bezos còn nổi tiếng với vụ ly hôn tỷ đô cùng người vợ cũ tài sắc vẹn toàn, đồng thời gây chú ý khi chính thức rời ghế CEO Amazon sau nhiều năm điều hành hoạt động.

14/07/2021 18:30

Tiểu sử tỷ phú Jeff Bezos: Người sáng lập 'đế chế' Amazon
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.