Mức lương theo ngành nghề & cấp bậc, chi tiết tại Báo cáo thị trường việc làm 2025 Xem ngay

​Chief Engineer là làm gì?

Chief Engineer (Kỹ sư trưởng) là người phụ trách bộ phận kỹ thuật của công ty, lãnh đạo nhóm kỹ sư và kỹ thuật viên để phê duyệt thiết kế, tính toán chi phí, đàm phán hợp đồng và thực hiện các kế hoạch chiến lược, dự án một cách an toàn và hiệu quả. Nếu bạn yêu thích công việc Chief Engineer và muốn ứng tuyển thì có thể tham khảo những thông tin Joboko chia sẻ cụ thể trong bài viết để cân nhắc lựa chọn cho mình vị trí phù hợp nhất.


Chief Engineer, Production Engineer là làm gì nhiều người còn chưa biết nếu không tìm hiểu hay tham gia vào lĩnh vực này. Với ngành kỹ sư, bạn có rất nhiều cơ hội để ứng tuyển vào việc làm phù hợp bởi có đa dạng các vị trí tuyển dụng. Qua việc nắm rõ các yêu cầu về công việc và kỹ năng cần có để đáp ứng vị trí Chief Engineer, bạn đọc sẽ có định hướng sự nghiệp đúng đắn cho mình.

chief engineer la lam gi

Tìm hiểu công việc cụ thể của Chief Engineer

=> Việc làm Chief Engineer thu nhập cao

1. Chief Engineer là gì?

Các kỹ sư trưởng phụ trách tổng thể việc tạo ra các giải pháp thiết thực cho hệ thống trang thiết bị của công ty. Họ xây dựng kế hoạch và tiến hành mô hình thiết kế cụ thể để ứng dụng vào vật liệu và thiết bị hữu hình. Bên cạnh đó, kỹ sư trưởng chịu trách nhiệm giám sát và phát triển kỹ thuật, sản xuất hoặc vận hành dự án kỹ thuật cho một công ty sản xuất, tập đoàn đa quốc gia hoặc tổ chức chính phủ. Họ có thể làm việc ngoài trời, trên sàn nhà máy hoặc gần công trường.

Là người đứng đầu của đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên, kỹ sư trưởng làm việc với các nhân viên quản lý khác để đảm bảo hoàn thành dự án một cách hiệu quả. Họ chịu trách nhiệm cho từng giai đoạn, từ lắp đặt đến vận hành và bảo trì, đáp ứng các thông số kỹ thuật của công ty .

2. Công việc của Chief Engineer

Tùy thuộc vào lĩnh vực kỹ thuật, kỹ sư trưởng có các trách nhiệm khác nhau. Nhìn chung, họ không chỉ phụ trách các vấn đề về trang thiết bị, máy móc mà còn giám sát cả các chức năng hành chính như an toàn và ngân sách. Cụ thể, công việc của kỹ sư trưởng bao gồm:
  • Truyền đạt các mục tiêu của công ty tới tất cả các kỹ sư và chuyên gia trong nhóm.
  • Giám sát mọi giai đoạn của dự án từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành.
  • Tính toán chi phí, vật liệu, nhân công và thời gian cần thiết cho mỗi dự án.
  • Phê duyệt thiết kế và ngân sách.
  • Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm kỹ thuật.
  • Giám sát đào tạo nhân viên lắp đặt thiết bị.
  • Thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng trên tất cả các hệ thống và sản phẩm.
  • Nhanh chóng giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa các kỹ sư, kỹ thuật viên.
  • Đánh giá hiệu suất công việc và thành tích của từng cá nhân.
  • Phân tích dữ liệu và soạn thảo báo cáo.

3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí công việc Chief Engineer

Kỹ sư trưởng đóng một vai trò không thể thiếu trong thành công chung của một dự án. Vị trí này đòi hỏi ít nhất bằng kỹ sư chuyên ngành (theo lĩnh vực của công ty), tối thiểu 4 năm kinh nghiệm trong vai trò giám sát hoặc tương đương - tốt nhất là quản lý nhóm 10 kỹ sư trở lên và thực hiện thành công nhiều dự án.
  • Có sự hiểu biết đúng đắn về các nguyên tắc kỹ thuật.
  • Khả năng duy trì thái độ tích cực, khôi phục tinh thần cho đội/nhóm.
  • Sức mạnh thể chất do đặc thù công việc phải đứng, ngồi và đi lại trong thời gian dài.
  • Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt cả bằng văn bản và lời nói.
  • Khả năng xử lý phản hồi tiêu cực với thái độ chuyên nghiệp.
chief engineer la lam gi
Kỹ sư trưởng đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả của các công trình xây dựng

4. Nghề nghiệp liên quan đến Chief Engineer

  • Field Engineer (Kỹ sư hiện trường): Còn được gọi là kỹ sư dịch vụ hiện trường, kỹ sư hiện trường được giao nhiệm vụ quản lý các chức năng kỹ thuật, thiết bị kiểm tra, xử lý các trường hợp phải sửa chữa, quản lý dự án kỹ thuật, tiến hành kiểm tra công trường, trao đổi với khách hàng, đảm bảo tuân thủ quy định chung, tiến hành nghiên cứu giải pháp khả thi và quản lý lịch làm việc.
  • Biomedical Engineer (Kỹ sư y sinh): Kỹ sư y sinh là người nghiên cứu, đổi mới và thiết kế các giải pháp công nghệ cho ngành y tế. Mục tiêu chính của họ là cải thiện chất lượng và hiệu quả chăm sóc bệnh nhân bằng cách tạo ra các thiết bị y tế, dụng cụ và phần mềm để vận hành các thiết bị y sinh.
  • Robotics Engineer (Kỹ sư robot): Kỹ sư robot nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo thiết bị cơ khí, hệ thống robot và các ứng dụng được triển khai để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, sản xuất, khai thác mỏ và quân sự.

Sau khi tìm hiểu chi tiết về công việc kỹ sư trưởng, những ai có ý định ứng tuyển thì đã biết mình nên trang bị những gì mới có thể đáp ứng. Hy vọng, với những thông tin này, bạn đọc có nhu cầu tìm việc làm theo ngành nghề kỹ sư nhanh chóng đạt được kết quả như ý muốn. Bên cạnh Chief Engineer thì bạn cũng có thể cân nhắc vào các vị trí Process Enginee hay Service Engineer nếu thấy bản thân phù hợp với tin đăng tuyển từ các công ty mới mà Joboko cập nhật trên website.

tin mới

Cách viết CV xin việc Kỹ sư xây dựng

Kỹ sư xây dựng là những người có bằng cấp, kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực xây dựng, thiết kế và thi công công trình. Vậy, ứng tuyển vào vị trí này liệu có khó không và nên viết CV xin việc kỹ sư xây dựng thế nào thì chuẩn nhất?

01/01/2100 00:00

Cách viết CV xin việc Kỹ sư xây dựng

Cách viết CV xin việc Nhân viên kỹ thuật

Ứng tuyển vào các vai trò như nhân viên kỹ thuật, ngoài tay nghề, kỹ năng thì những "thủ tục" như chuẩn bị CV xin việc nhân viên kỹ thuật cũng phải đáp ứng được kỳ vọng của nhà tuyển dụng. Từ việc chọn mẫu CV cho đến viết nội dung, tất cả đều cần được đảm bảo hoàn hảo.

01/01/2100 00:00

Cách viết CV xin việc Nhân viên kỹ thuật

Cách viết CV xin việc Kiến trúc sư

Kiến trúc sư là những người làm công việc sáng tạo dựa trên các nguyên lý kỹ thuật. Bạn sẽ vừa phải có sự tinh tế, có con mắt nghệ thuật lại vừa phải là người tư duy rõ ràng. Những phẩm chất và thế mạnh này cần được thể hiện một cách ấn tượng qua CV xin việc kiến trúc sư.

01/01/2100 00:00

Cách viết CV xin việc Kiến trúc sư

Cách viết CV xin việc nghề cơ khí

Khi viết CV xin việc nghề cơ khí, bạn không nhất định phải liệt kê thông tin một cách quá chi tiết nhưng cách mà bạn chọn lọc, kết hợp hoặc sắp xếp những thông tin này lại có một vai trò quyết định đối với việc liệu nhà tuyển dụng có mời bạn đến phỏng vấn hay không.

01/01/2100 00:00

Cách viết CV xin việc nghề cơ khí

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư hay nhất trong CV

Bạn đang tìm việc làm kiến trúc sư? Bạn muốn viết CV chuyên nghiệp nhất, thể hiện tư duy thiết kế kiến trúc và điểm mạnh một cách nổi bật nhưng gặp khó ở phần mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư? Hãy cùng tìm hiểu cách viết chuẩn nhất với JobOKO nhé.

01/01/2100 00:00

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của kiến trúc sư hay nhất trong CV

4 kỹ năng quan trọng giúp một kiến trúc sư công trình thành công với nghề

Kiến trúc sư công trình được xem là công việc mơ ước của nhiều người với mức thu nhập hấp dẫn. Để thành công và tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp trở thành kiến trúc sư công trình, ngoài bằng cấp, kinh nghiệm thì kỹ năng nghề nghiệp cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu.

01/01/2100 00:00

4 kỹ năng quan trọng giúp một kiến trúc sư công trình thành công với nghề

5 kỹ năng cần thiết cho sinh viên kỹ thuật mới ra trường

Hầu hết sinh viên kỹ thuật mới tốt nghiệp ra trường kinh nghiệm còn khá non trẻ, chưa được va chạm nhiều. Xong bên cạnh đó các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đòi hỏi các ứng viên của mình phải có một vài kỹ năng nào đó có thể đáp ứng tính chất yêu cầu công việc của một nhân viên kỹ thuật. Dưới đây là 5 kỹ năng cần thiết cho sinh viên kỹ thuật mới ra trường khi quyết định nộp đơn xin việc vào một doanh nghiệp hay cơ quan nào đó.

01/01/2100 00:00

5 kỹ năng cần thiết cho sinh viên kỹ thuật mới ra trường

Nhà tuyển dụng tìm kiếm phẩm chất nào của một ứng viên kỹ thuật?

Là nhà tuyển dụng nhân viên kỹ thuật, trong quá trình chọn lọc các CV xin việc, bên cạnh các kỹ năng liên quan đến chuyên môn, họ còn đòi hỏi ở các ứng viên của mình phải có những phẩm chất khác. Nếu muốn biết nhà tuyển dụng tìm kiếm phẩm chất nào của một ứng viên kỹ thuật? Bạn đọc tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Joboko nhé.

01/01/2100 00:00

Nhà tuyển dụng tìm kiếm phẩm chất nào của một ứng viên kỹ thuật?

Mô tả công việc của Nhân Viên Kỹ Thuật

Nhân viên kỹ thuật là bộ phận nhân sự không thể thiếu trong công ty bạn, bất kể đó là nhân viên được tuyển dụng theo biên chế công ty hay nguồn lao động thuê ngoài. Để lựa chọn được nhân viên kỹ thuật phù hợp với công ty bạn, dưới đây là bản mô tả công việc nhân viên kỹ thuật giúp bạn thu hút ứng viên có năng lực.

01/01/2100 00:00

Mô tả công việc của Nhân Viên Kỹ Thuật

Nhận diện đặc điểm của một kỹ sư cơ khí giỏi

Ngành công nghiệp chế tạo là ngành kinh tế then chốt của nhiều nhiều nền kinh tế thành công trên toàn cầu. Một kỹ sư cơ khí (Mechanical engineer) giỏi sẽ là một phần quan trọng giúp công ty phát triển. Vậy làm cách nào để bạn tuyển kỹ sư cơ khí phù hợp với công ty?

01/01/2100 00:00

Nhận diện đặc điểm của một kỹ sư cơ khí giỏi
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.