Process Engineer là gì?
Process Engineer hay còn gọi là kỹ sư quy trình là những người chịu trách nhiệm thiết kế, thực hiện, kiểm soát và tối ưu hóa các quy trình công nghiệp, đặc biệt là quy trình liên tục trong các ngành hóa chất, hóa dầu, nông nghiệp, chế biến khoáng sản, vật liệu tiên tiến, thực phẩm, dược phẩm và công nghệ sinh học. Để xét xem kỹ năng cũng như công việc kỹ sư quy trình có gì khác biệt với kỹ sư dịch vụ kỹ thuật (Service Engineer), mời bạn cùng tham khảo bài viết sau.
=> Việc làm Process Engineer thu nhập ổn định
1. Process Engineer là làm gì?
Process Engineer cung cấp các quy trình và thiết bị hóa học hoặc sinh hóa được sử dụng để biến nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng. Có thể nói, họ là một phần thiết yếu của ngành sản xuất.Kỹ sư quy trình chịu trách nhiệm tạo, thiết lập các thông số kỹ thuật, phát triển, thực hiện và giám sát thiết bị hoặc các quy trình như một phần của hệ thống sản xuất. Trong sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế, các quá trình liên quan có thể là hóa học hoặc sinh hóa. Do đó, các kỹ sư quá trình làm việc với tất cả mọi người trên toàn hệ thống sản xuất bao gồm nghiên cứu và phát triển (R & D), nhân viên sản xuất, quản lý và thậm chí là khách hàng.
2. Công việc của Process Engineer
Process Engineer chịu trách nhiệm phát triển, cài đặt và giám sát các thiết bị, quy trình biến nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng. Như vậy, công việc của họ có thể vô cùng đa dạng. Trong các công ty lớn, Process Engineers có thể chuyên về một lĩnh vực cụ thể nhưng tại các cơ sở nhỏ hơn, một Kỹ sư quy trình có thể sẽ đảm nhiệm một loạt các nhiệm vụ.Những công việc đó có thể bao gồm:
- Nghiên cứu và phát triển thiết bị mới (trách nhiệm thiết kế).
- Giám sát thiết bị - bao gồm kiểm tra thường xuyên và đảm bảo nhiệm vụ bảo trì được thực hiện chính xác.
- Xây dựng tài liệu và đảm bảo tuân thủ các quy định cũng như giao thức theo quy định.
- Giám sát các quy trình và làm việc để duy trì, tối ưu hóa dây chuyền sản xuất.
- Hỗ trợ kỹ thuật viên xử lý sự cố trong trường hợp phát sinh lỗi.
- Thu thập dữ liệu, giải thích và viết báo cáo.
- Trình bày dữ liệu và báo cáo cho các đồng nghiệp, quản lý cấp cao.
- Lắp đặt thiết bị mới.
- Đánh giá rủi ro của thiết bị và quy trình đang được sử dụng. Tất nhiên, điều này cũng đề cập đến yếu tố an toàn của nhân viên trong nhà máy, đồng thời bao gồm cả vấn đề tác động đến môi trường.
- Đánh giá liên tục các thiết bị và quy trình để đảm bảo hiệu quả và chất lượng sản phẩm.
- Chịu trách nhiệm trong phân bổ ngân sách một cách hợp lý.
- Sử dụng phần mềm mô phỏng trong phát triển các quy trình mới.
3. Kỹ năng cần có đối với vị trí Process Engineer
Bộ kỹ năng lý tưởng cho những ứng viên muốn chuyển sang vai trò kỹ sư quy trình bao gồm:- Tư duy phê phán/logic: Là một kỹ sư quy trình, bạn sẽ phải xác định vấn đề, sau đó đánh giá dựa trên nhiều khía cạnh và đưa ra giải pháp tốt nhất.
- Lý luận không gian: Khả năng nhìn thấy/tưởng tượng ra hình ảnh hai hoặc ba chiều của một vật thể để điều khiển nó một cách hiệu quả.
- Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời: Bởi vì kỹ sư quy trình phải làm việc với rất nhiều người trong suốt quá trình sản xuất nên bạn phải có khả năng truyền đạt tốt ý tưởng và giao tiếp thoải mái với những người xung quanh.
- Bình tĩnh dưới áp lực: Bất kỳ kỹ sư quy trình nào cũng phải có khả năng khắc phục sự cố ở cấp độ nâng cao. Nếu một vấn đề đang bị trì hoãn ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất, Process Engineer phải có khả năng đưa ra các giải pháp một cách nhanh chóng.
- Nhận thức về thương mại, tài chính: Các dự án, quy trình sản xuất đều có những hạn chế nghiêm ngặt về thời gian và ngân sách.
- Kỹ năng sử dụng máy tính: Ngày nay, công nghệ thông tin là một phần không thể thiếu đối với rất nhiều ngành nghề, đặc biệt là với một kỹ sư quy trình. Bạn cần sử dụng thành thạo các phần mềm mô phỏng, thiết kế và báo cáo.
- Kỹ năng phân tích: Chịu trách nhiệm phân tích và giải thích dữ liệu thành biểu đồ, sơ đồ và báo cáo.
- Kỹ năng đàm phán: Kỹ năng này cũng quan trọng vì một kỹ sư quy trình đồng thời chịu trách nhiệm quản lý ngân sách hoặc lịch trình công việc.
- Tư duy sáng tạo và kỹ năng quản lý: Kỹ năng giải quyết vấn đề theo cách mới, phù hợp với nền tảng đã được thiết lập từ trước.
4. Nghề nghiệp liên quan đến công việc Process Engineer
- Kỹ sư sản xuất (Manufacturing Engineer): Kỹ sư sản xuất đánh giá quá trình sản xuất trong một công ty, xác định các biện pháp cải tiến tiềm năng và thực hiện các giải pháp đó.
- Kỹ sư cơ khí (Mechanical Engineer): Một kỹ sư cơ khí có vai trò chính là thiết kế, xây dựng và thử nghiệm các thiết bị nhiệt và cơ khí.
- Kỹ sư quản lý chất lượng (Quality Engineer): Một kỹ sư quản lý chất lượng giám sát quy trình sản xuất và phụ trách các vấn đề kỹ thuật, đảm bảo công nhân sử dụng đúng công cụ, vật liệu.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.