Service Engineer là gì?
Service Engineer (kỹ sư dịch vụ kỹ thuật) là một trong những vị trí tuyển dụng phổ biến nhất hiện nay trong các ngành kỹ thuật. Công ty sản xuất nào cũng muốn xây dựng đội ngũ kỹ sư giỏi nhằm giảm sự cố và tổn thất. Vậy Service Engineer cần phải đảm nhận những công việc gì cụ thể. Nếu bạn chưa biết kỹ sư dịch vụ kỹ thuật làm gì hằng ngày thì đừng bỏ lỡ thông tin trong bài viết.
Service Engineer (kỹ sư dịch vụ kỹ thuật) là những người phụ trách máy móc khác nhau được sử dụng trong các ngành công nghiệp lớn. Họ cũng được gọi là kỹ sư dịch vụ hiện trường hoặc thậm chí kỹ sư bảo trì. Đây là vị trí không thể thiếu trong các công ty sản xuất thiết bị, máy móc quy mô lớn. Để biết được công việc Service Engineer có khác với Process Engineer hay không, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau. Những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu rõ được công việc nào phù hợp với khả năng của mình hơn.
Việc làm Service Engineer là gì không phải ai cũng nắm rõ
=> Việc làm Service Engineer thu nhập cao
1. Service Engineer là gì?
Service Engineer là vị trí đảm nhận vai trò phân tích và xử lý trường hợp máy móc thiết bị bị hao mòn. Các thiết bị máy móc thường được làm bằng sắt hoặc một số vật liệu khác nên hao mòn là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù không có cách nào ngăn chặn quá trình đó xảy ra nhưng vẫn có những cách làm chậm lại. Đó là nhiệm vụ của Service Engineer.Hoạt động bảo dưỡng máy móc, thiết bị bao gồm tháo dỡ hoàn toàn chúng và tìm kiếm dấu hiệu hư hỏng ở tất cả các bộ phận là nhiệm vụ của kỹ sư dịch vụ kỹ thuật. Ngoài ra, họ cũng kiểm tra chức năng của máy và xác định xem liệu nó còn khả năng duy trì hoạt động hay không. Hơn nữa, Service Engineer chịu trách nhiệm bổ sung các loại dầu mỡ đang cạn kiệt dần sau thời gian dài sử dụng để giảm ma sát dẫn tới hao mòn, đồng thời đại tu máy móc.
Các kỹ sư dịch vụ phải xem xét lại từng máy móc, thiết bị sau một khoảng thời gian cụ thể, để tìm ra lỗi và khắc phục kịp thời, tránh mọi vấn đề lớn hơn trong tương lai. Vì thế, họ phải thành thạo với hướng dẫn sử dụng và có tất cả các thiết bị mới nhất để sửa chữa máy. Sau khi đã giải quyết vấn đề, Service Engineer phải báo cáo chi tiết về những thay đổi họ đã thực hiện và ước tính thời gian bảo dưỡng tiếp theo và đặt hàng trước các bộ phận cần thay thế. Bất kỳ sự chậm trễ nào trong công việc cũng có thể khiến công ty tốn rất nhiều tiền nên kỹ sư dịch vụ kỹ thuật buộc phải bảo dưỡng và sửa chữa máy móc nhanh chóng nhất có thể.
2. Công việc của Service Engineer
Các kỹ sư dịch vụ kỹ thuật phải sửa chữa và bảo dưỡng tất cả các máy móc, thiết bị có trong đơn vị sản xuất của công ty. Dưới đây là nhiệm vụ chính mà họ đảm nhiệm:- Lên kế hoạch cho công việc sửa chữa, bảo dưỡng để quy trình của nhà máy không bị ảnh hưởng.
- Làm việc theo nhóm và ủy thác công việc cho nhân viên liên quan, đảm bảo công việc được tiến hành nhanh chóng.
- Báo cáo chi tiết về tất cả các công việc đã được thực hiện trên mỗi máy.
- Đảm bảo rằng bất kỳ bộ phận nào cần thay thế đều có sẵn trong kho.
- Làm việc để cải thiện hiệu suất của máy.
- Tiến hành kiểm tra an toàn trên tất cả các máy, xác định xem chúng có gây nguy hiểm cho công nhân hay không.
- Lưu trữ một kho thiết bị cần thiết cho công việc sửa chữa.
- Biết về tất cả các máy móc mới nhất hiện có trên thị trường.
- Kiểm tra tất cả các máy và lập báo cáo cho ban quản lý về việc cần thay mới thiết bị hay toàn bộ hệ thống.
Đội ngũ kỹ sư dịch vụ kỹ thuật giỏi sẽ mang đến lợi ích lớn cho công ty, doanh nghiệp
3. Yêu cầu trình độ để trở thành một Service Engineer
Là một vị trí yêu cầu trình độ chuyên môn cao, kỹ sư dịch vụ kỹ thuật cần có bằng cấp và kinh nghiệm nhất định:- Bằng cấp về kỹ thuật là yêu cầu chính.
- Bằng cấp kết hợp với chứng chỉ đào tạo nghề cũng được ưu tiên.
- Kỹ năng xử lý tình huống.
- Kỹ năng phân tích, lập báo cáo.
Các kỹ sư dịch vụ kỹ thuật có nhiều cơ hội thăng tiến lên vị trí như trưởng nhóm hoặc trưởng phòng. Họ nhận được một mức lương tốt với những phúc lợi đi kèm. Ngoài ra, họ cũng có thể dễ dàng tìm việc làm mới, chuyển sang những doanh nghiệp trả lương cao hơn.
4. Nghề nghiệp liên quan đến công việc Service Engineer
- Kỹ sư hệ thống HVAC (HVAC Systems Engineer): Kỹ sư hệ thống HVAC chịu trách nhiệm thiết kế, sửa đổi và khắc phục sự cố hệ thống sưởi/làm mát cho toà nhà, phương tiện vận chuyển, nhà máy,...
- Kỹ sư robot (Robotic Engineer): Các kỹ sư robot là chuyên gia kỹ thuật cơ khí, tập trung vào việc thiết kế và bảo trì các hệ thống robot.
- Kỹ sư điện (Electrical Engineer): Các kỹ sư điện nghiên cứu, thiết kế và cải tiến thành phần liên quan tới việc sử dụng điện, bao gồm hệ thống radar, máy phát điện, động cơ,...
Cùng với công việc Service Engineer, bạn đọc nếu muốn ứng tuyển vị trí kỹ sư điện thì nên tìm hiểu kỹ càng về yêu cầu bằng cấp cũng như kỹ năng. Đặc biệt, có thể tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn kỹ sư điện phổ biến để có thể tự tin trả lời những câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra. Bên cạnh đó, việc tạo cho mình bản CV đẹp cũng góp phần cho sự thành công của quá trình tìm việc làm. Những mẫu CV bắt mắt, chuyên nghiệp Joboko cập nhật bạn có thể tải về để sử dụng nhé.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.