Cách viết kinh nghiệm không liên quan trong CV xin việc
Lỗi CV quá dài dòng, thông tin bị loãng và rối rắm, khó theo dõi thường xảy ra với ứng viên có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là nhiều kinh nghiệm đều không thực sự liên quan tới vị trí ứng tuyển. Vậy có nên trình bày kinh nghiệm không liên quan trong CV hay không? Khi nào và đối tượng ứng viên nào nên viết và viết thế nào để CV thực hiện đúng chức năng của mình, giúp bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển? Hãy tìm ra đáp án qua nội dung sau của JobOKO nhé.
MỤC LỤC:
1. Phân biệt kinh nghiệm làm việc liên quan, không liên quan
2. Khi nào nên liệt kê kinh nghiệm làm việc không liên quan trong CV?
3. Cách viết kinh nghiệm làm việc không liên quan trong CV xin việc
4. Các trường hợp không nên viết kinh nghiệm không liên quan vào CV
Nên hay không nên viết kinh nghiệm không liên quan trong CV xin việc?
1. Phân biệt kinh nghiệm làm việc liên quan, không liên quan
Kinh nghiệm làm việc không liên quan dùng để chỉ các kinh nghiệm không thuộc cùng một ngành nghề, lĩnh vực, không tương đương với vị trí bạn ứng tuyển. Ví dụ, bạn gửi CV ứng tuyển vị trí kế toán nhưng kinh nghiệm trước đó của bạn là cộng tác viên marketing thì được xem là kinh nghiệm không liên quan.
Trong khi đó, kinh nghiệm làm việc liên quan là kinh nghiệm cùng vai trò hoặc lĩnh vực nghề nghiệp. Để dễ hình dung, công việc gần đây nhất của bạn là nhân viên tuyển dụng nhân sự, hiện tại bạn ứng tuyển chuyên viên nhân sự/ chuyên viên tuyển dụng/ chuyên viên hành chính nhân sự.
Đọc thêm: Đi làm nhiều năm có nên đưa hết kinh nghiệm vào CV xin việc?
2. Khi nào nên liệt kê kinh nghiệm làm việc không liên quan trong CV?
Khi trình bày mục kinh nghiệm làm việc trong CV, ứng viên nên nhớ các kinh nghiệm không liên quan thường không thực sự có nhiều giá trị. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp, các trải nghiệm trong quá khứ dù là trái ngành vẫn giúp ích ít nhiều cho bạn, cụ thể như sau:
- Bạn là ứng viên mới ra trường, ít kinh nghiệm, hầu hết là kinh nghiệm thực tập, làm part-time. Lúc này, kinh nghiệm không liên quan sẽ giúp CV không bị trống, đồng thời cho phép bạn thể hiện sự năng động và các kỹ năng chuyển đổi cần thiết.
- Các kinh nghiệm không hoặc ít liên quan của bạn là kinh nghiệm làm việc, thử sức ở các tập đoàn, công ty lớn có thương hiệu nổi bật, được nhiều người biết đến/ có uy tín trong ngành.
- Bạn tin rằng các kỹ năng mình có được từ các kinh nghiệm không liên quan giúp bạn nổi bật, cạnh tranh hơn so với ứng viên trước vì qua đó, bạn có mạng quan hệ rộng, có kỹ năng chuyển đổi cần thiết cho công việc mới.
3. Cách viết kinh nghiệm làm việc không liên quan trong CV xin việc
Một khi xác định được rằng bạn ở trường hợp nên đưa kinh nghiệm làm việc không liên quan vào CV xin việc, điều quan trọng hơn thế là bạn cần biết cách trình bày chúng trong phần kinh nghiệm của CV ứng tuyển. Cách viết sẽ khác so với các kinh nghiệm trực tiếp liên quan tới công việc.
3.1. Số kinh nghiệm nên đưa vào CV xin việc
Đầu tiên, bạn cần nhớ rằng, thông thường thì nhà tuyển dụng kỳ vọng thấy được từ 3 - 5 kinh nghiệm làm việc liên quan trong CV của ứng viên (đối với các vị trí nhân viên) và tối đa khoảng 7 kinh nghiệm (trong đó có kinh nghiệm quản lý) đối với các vai trò lãnh đạo.
Vì vậy, khi viết CV xin việc phần kinh nghiệm, hãy chú ý là đối với kinh nghiệm không liên quan bạn cũng chỉ nên đưa khoảng 3 trải nghiệm vào mà thôi. Nếu có 1, 2 kinh nghiệm liên quan thì 1, 2 kinh nghiệm không liên quan là "công thức" chuẩn.
3.2. Hướng dẫn trình bày kinh nghiệm không liên quan trong CV
Đừng chỉ liệt kê kinh nghiệm không liên quan vào CV mà không kết nối với vị trí ứng tuyển. Nói cách khác, việc của bạn là phải làm sao để biến kinh nghiệm đó thành có liên quan, kết nối với vai trò bạn hướng đến. Bằng cách nào? Hãy để JobOKO hướng dẫn chi tiết.
- Chọn kinh nghiệm "có vẻ" liên quan nhất với vai trò bạn ứng tuyển.
- Qua kinh nghiệm đó, bạn đạt được những gì? Thành thạo kỹ năng nào, có hiểu biết về lĩnh vực nào?
- Liệu kỹ năng, kiến thức và các mối quan hệ bạn có từ kinh nghiệm không liên quan liệu có hữu ích với vị trí ứng tuyển?
- Đâu là các kỹ năng chuyển đổi (kỹ năng mềm hoặc một vài kỹ năng chuyên môn) mà nhà tuyển dụng đánh giá cao? (dựa theo mô tả công việc).
- Viết tên vị trí/ chức danh công việc, sau đó là thời gian làm việc, công việc chính và đặc biệt tập trung vào gạch đầu dòng trình bày những gì bạn đã đạt được - kỹ năng, thành tích, khen thưởng, nếu có số liệu thì càng tốt.
Gợi ý cách viết kinh nghiệm làm việc không liên quan vào CV xin việc nhân viên nhân sự:
Nhân viên telesales part - time, Công ty Dịch vụ Tư vấn ABC (04/02/2022 - nay)
- Thực hiện các cuộc gọi và nhận mời khách hàng trải nghiệm dịch vụ [tên dịch vụ] của công ty, trung bình 80 cuộc/ ca làm việc (4 tiếng).
- Tỷ lệ chuyển đổi trung bình đạt 65%; phát triển kỹ năng giao tiếp và tương tác hiệu quả, lắng nghe tích cực và làm việc dưới áp lực; khả năng tổ chức, sắp xếp công việc tốt, tư vấn và định hướng khách hàng hiệu quả.
Đọc thêm: Sinh viên mới ra trường làm gì để bù đắp sự thiếu kinh nghiệm trong công việc?
Làm thế nào để xác định kinh nghiệm làm việc liên quan đến vị trí tuyển dụng?
4. Các trường hợp không nên viết kinh nghiệm không liên quan vào CV
Nhìn chung, việc đưa kinh nghiệm không liên quan vào CV xin việc chỉ dành cho các trường hợp ứng viên không có nhiều lựa chọn, thiếu thông tin để giúp CV đầy đủ, ấn tượng. Ngược lại, đối với các bạn đã có nhiều kinh nghiệm (từ 3 - 5 kinh nghiệm làm trên 6 tháng) thì không nên vì chỉ kéo dài CV dài ra mà thôi.
Đương nhiên, khi viết kinh nghiệm không liên quan trong CV, hãy đảm bảo rằng bạn đã làm theo những hướng dẫn ở trên nhé, chỉ có như vậy thì mới có thể biến kinh nghiệm không liên quan thành ít nhiều có liên quan, hữu ích cho mục tiêu ứng tuyển thành công.
JobOKO.com tin chắc rằng các ứng viên đã có được câu trả lời về việc khi nào nên loại bỏ hoặc bổ sung các thông tin không mấy liên quan vào CV xin việc. Hy vọng rằng các bạn sẽ tham khảo những mẹo bên trên và có CV xin việc hiệu quả, thành công
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.