Digital Marketing gồm những mảng nào? khác gì với Marketing truyền thống?

Digital Marketing được hiểu đơn giản là việc quảng bá các sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên, Digital Marketing bao gồm những gì, nó có gì khác biệt so với Marketing truyền thống và làm thế nào để có được kết quả Digital Marketing tốt nhất? Hãy cùng JOBOKO.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

MỤC LỤC:
I. Digital Marketing là gì?
II. Digital Marketing bao gồm những gì?
III. Xu hướng Digital Marketing mới nhất

Nếu như Marketing truyền thống tập trung vào việc sử dụng email trực tiếp hay quảng cáo in trên tạp chí để tiếp cận khách hàng thì Digital Marketing lại phụ thuộc chặt chẽ vào dữ liệu người dùng để chia sẻ nội dung. Digital Marketing không chỉ hiệu quả hơn các phương pháp quảng cáo truyền thống mà còn tiết kiệm chi phí hơn. Quảng cáo Pay Per Click là một ví dụ. Bạn sẽ chỉ phải trả phí khi mà có người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn.

digital marketing bao gom nhung gi

Digital Marketing bao gồm những khía cạnh nào?

Vậy Digital Marketing là gì, bao gồm những gì và làm thế nào để Digital Marketing hiệu quả nhất?

I. Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là việc sử dụng Internet, thiết bị di động, mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và rất nhiều kênh khác để tiếp cận khách hàng. Nhiều chuyên gia coi đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới, đòi hỏi những người trong ngành phải có cách tiếp cận và hiểu biết sâu sắc về hành vi của người tiêu dùng.
Digital Marketing bao gồm quảng cáo kết quả tìm kiếm, email marketing, tweet trả phí,... - bất cứ thứ gì có sự kết hợp giữa marketing với phản hồi của khách hàng hoặc là sự tương tác 2 chiều giữa khách hàng và người bán hàng.
Digital Marketing khác với Internet Marketing. Internet Marketing là việc quảng cáo độc quyền trên Internet; trong khi đó, Digital Marketing có thể diễn ra trên các thiết bị di động như trong một trò chơi điện tử hay ứng dụng cho điện thoại thông minh.

Đọc thêm: Vai trò của công ty marketing chuyên về tiếp thị kỹ thuật số

II. Digital Marketing bao gồm những gì?

1. Phân tích dữ liệu người dùng

Một món quà vô giá dành cho các doanh nghiệp trong môi trường kỹ thuật số, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Digital Marketing đó chính là dữ liệu. Dữ liệu chính là nền tảng của bất kỳ chiến dịch Digital Marketing nào.
Hiểu được những việc mà khách hàng sẽ làm khi nhấp vào quảng cáo hoặc truy cập trang chủ của bạn chính là chìa khóa để thành công. Nắm bắt được điều này cũng sẽ mang lại cho bạn rất nhiều thông tin quan trọng khác, không chỉ về điểm mạnh của quảng cáo mà còn về những khía cạnh trên website mà bạn cần khắc phục hoặc phát huy hiệu quả.
Ví dụ, bạn thiết lập một chiến dịch quảng cáo Facebook để bán giày nữ cho những người ở độ tuổi 18 - 35 tại Việt Nam. Trong vòng vài ngày, có 3000 người tiếp cận với quảng cáo, 300 người truy cập trang đích (10% thành công) nhưng chỉ bán được 1 đôi giày (conversion rate = 0,3%); 80% khách hàng thoát khỏi trang đích và 15% thêm sản phẩm vào giỏ hàng rồi bỏ qua luôn.
Điều này cho thấy một điều rằng nội dung trên trang đích của bạn chưa phù hợp hoặc lời kêu gọi hành động (Call to Action) chưa thực sự hấp dẫn. Cũng có thể là giỏ hàng của bạn có vấn đề. Người dùng cần phải thực hiện quá nhiều bước hoặc tải quá chậm. Để tìm ra những nguyên nhân này, không có cách nào hiệu quả hơn là phân tích dữ liệu người dùng.

2. Content Marketing

Bạn có biết rằng trung bình một khách hàng thường tiếp cận với khoảng 5000 quảng cáo mỗi ngày. Điều này có nghĩa là bạn phải tạo ra những nội dung thực sự hữu ích và có giá trị đối với người dùng. Bởi tiếp xúc với quá nhiều quảng cáo nên chắc chắn họ sẽ bỏ qua những thứ không rõ ràng và tìm đến với một thương hiệu/nhà cung cấp có thể giúp họ nâng cao kiến thức hoặc có thể tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của họ. Và đây chính là vai trò của Content Marketing.
Hãy tập trung vào nhu cầu và những lợi ích đối với khách hàng, thay vì chỉ đơn giản là nêu lên những tính năng tuyệt vời của sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang kinh doanh. Bạn cần phải đánh đúng vào những khó khăn, nhu cầu cần thiết và cấp bách của khách hàng và tạo cho họ cảm giác rằng sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ giúp họ giải quyết những vấn đề đó.

digital marketing bao gom nhung gi 2

So sánh sự khác biệt giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing

3. Creative Asset

Cũng tương tự như Marketing truyền thống, Creative Asset chính là chìa khóa để khơi nguồn cảm hứng cho khách hàng, thu hút sự chú ý của họ trước những đối thủ khác. Creative Asset ở đây chính là:

  • Logo.
  • Hình ảnh.
  • Infographic.
  • Video.
  • Thương hiệu mạng xã hội.

Thông thường, logo chính là ấn tượng đầu tiên mà khách hàng có về doanh nghiệp của bạn, nó sẽ quyết định liệu bạn có phải là nơi để họ đầu tư thời gian và tiền bạc hay không. Bạn sẽ không có cơ hội lần thứ 2 để làm điều này; vì vậy, hãy thận trọng.
Cũng tương tự như vậy, hình ảnh là một trong những yếu tố đầu tiên mà khách hàng chú ý đến. Nó có thể quyết định liệu khách hàng có nhấp vào quảng cáo và truy cập vào trang đích của bạn hay không cũng như việc họ sẽ mua sản phẩm hay là thoát khỏi trang và tìm đến đối thủ của bạn. Những hình ảnh bạn lựa chọn cũng phải thật độc đáo; nếu không, bạn cũng sẽ giống như các doanh nghiệp khác mà thôi. Có hàng triệu doanh nghiệp bán cùng một loại sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng trực tuyến; vì vậy, chỉ một chút điểm khác biệt cũng đã là điểm cộng dành cho bạn.
Hình ảnh luôn đi kèm với video. Theo Forbes, 90% người tiêu dùng nói rằng video có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ và 64% nói rằng họ có khả năng mua hàng cao hơn sau khi xem các video.

4. Social Media Marketing (Quảng cáo trên mạng xã hội)

Với trên 1 tỷ người dùng Facebook và 100 triệu người sử dụng Instagram mỗi ngày, mạng xã hội cũng chính là một địa chỉ hoàn hảo để Digital Marketing. Mạng xã hội cũng chính là nơi mà khách hàng tiềm năng tìm ra bạn và website của bạn. Nếu như thương hiệu trên mạng xã hội không trùng khớp với website thì mức độ tin tưởng và trung thành của khách hàng cũng sẽ giảm đi đáng kể.
Mạng xã hội cũng đang cung cấp một nguồn dữ liệu người dùng vô tận, không chỉ những gì mà họ làm mà cả những gì họ thích hay không thích, nghề nghiệp và thậm chí là cả các mối quan hệ của họ. Ngoài ra, mạng xã hội cũng chính là cách để các công ty, thương hiệu tìm kiếm khách hàng trung thành và tạo dựng mối quan hệ bền chặt với họ.

Đọc thêm: Digital Marketing học trường gì? thi khối nào?

digital marketing bao gom nhung gi 3

Lợi ích của Digital Marketing mang lại cho doanh nghiệp

5. Pay-Per-Click (PPC)

Pay-Per-Click (PPC) là một hình thức quảng cáo trực tuyến mới, giúp tăng traffic cho website và cho phép các doanh nghiệp chỉ trả tiền khi mà người dùng nhấp chuột vào quảng cáo.
Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2000, PPC đã liên tục đổi mới để cung cấp cho các doanh nghiệp hình thức quảng cáo trực tiếp đến các khách hàng tiềm năng với một mức giá vô cùng phải chăng, đồng thời, thu thập những dữ liệu cực kỳ giá trị từ những khách hàng này.
PPC có rất nhiều hình thức khác nhau, trong đó phổ biến nhất là Google Ads (trước đây là Google Adwords) và Facebook advert (hay còn gọi là Instagram advert).

6. Email Marketing

Tỷ lệ mở trung bình của một chiến dịch Email Marketing là 24,79% và conversion rate khoảng 4,19%. Theo quy định mới của GDPR, người dùng phải đăng ký nhận email quảng cáo của bạn trước khi bạn có thể tương tác với họ bằng cách này. Do vậy, những khách hàng đăng ký nhận email cũng chính là những người có quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Không những vậy, email marketing còn có thể tạo nội dung được cá nhân hóa để giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với những đối thủ khác. Email được cá nhân hóa cũng có conversion rate cao hơn 6 lần so với email thông thường.
Nói tóm lại, Digital Marketing về cơ bản là sự am hiểu thói quen, hành vi mua sắm của người dùng và tương tác với họ dựa trên những yếu tố này: tiếp thị nhiều hơn những gì họ quan tâm và bỏ qua những điều họ không thấy hứng thú. Digital Marketing kết hợp với hình ảnh, video, nội dung sáng tạo và thương hiệu khác biệt để tạo ra quảng cáo nhắm đúng vào nhu cầu của người dùng. Đặc biệt, tất cả những việc này sẽ được thực hiện với một mức giá rất phải chăng.

Xu hướng Digital Marketing mới nhất

Khác với Marketing truyền thống, bạn có thể theo dõi quá trình thực hiện, đo hiệu suất quảng cáo và rút kinh nghiệm từ những nỗ lực Digital Marketing của mình. Nếu bạn đang theo đuổi ngành Digital Marketing thì chắc chắn không thể bỏ lỡ việc tìm hiểu về xu hướng Digital Marketing năm 2020 để có những chiến lược tiếp thị hiệu quả cao.

tin mới

Mô tả công việc của Giám Đốc Marketing

Vị trí Giám đốc Marketing là người đảm nhận vai trò chủ đạo trong việc quản lý và thực hiện các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Nếu đang quan tâm tới vị trí này, bạn có thể tham khảo mô tả công việc của Giám Đốc Marketing tại JobOKO.

06/02/2024 19:56

Mô tả công việc của Giám Đốc Marketing

Top 10 việc làm tốt lương cao lĩnh vực Marketing

Marketing có thể nói là một lĩnh vực khá thú vị và tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm tốt lương cao. Cho dù năng lực chuyên môn của bạn đang ở mức nào, những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn ít nhiều ra sao thì bạn vẫn có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp.

27/09/2022 04:59

Top 10 việc làm tốt lương cao lĩnh vực Marketing

Kinh nghiệm xin việc Thực tập sinh Digital marketing

Xin việc làm thực tập sinh digital marketing là một sự lựa chọn khá lý tưởng cho những ai đang học marketing, chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc muốn chuyển nghề sang một lĩnh vực thú vị, cạnh tranh nhưng năng động bậc nhất hiện nay.

14/09/2022 09:18

Kinh nghiệm xin việc Thực tập sinh Digital marketing

Phác họa chân dung một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp

Các cơ hội việc làm trong lĩnh vực Digital Marketing luôn rộng mở, chấp nhận cả ứng viên chưa có kinh nghiệm hay làm trái ngành. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thích nghi, theo kịp trong nghề này. Chân dung của một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp sẽ được tạo nên từ nhiều yếu tố quan trọng bậc nhất mà không phải ai cũng biết.

11/09/2022 01:18

Phác họa chân dung một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp

Công việc của nhân viên Content Marketing là gì?

Vị trí nhân viên Content Marketing được rất nhiều ứng viên quan tâm. Tuy không phải là vị trí mới nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn khi chọn nghề này vì không hiểu rõ về yêu cầu công việc, mức lương và cơ hội việc làm ra sao.

08/09/2022 13:00

Công việc của nhân viên Content Marketing là gì?

Những kỹ năng cần có của một nhân viên marketing

Nhân viên marketing hiện đang là vị trí công việc quan trọng, không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, một chiến dịch marketing hiệu quả đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức liên quan. Để tiếp thị thành công sản phẩm và dịch vụ của bạn đến với người dùng, bạn cần cải thiện kỹ năng của chính mình hoặc các thành viên trong nhóm. Dưới đây là 3 kỹ năng quan trọng dành cho nhân viên marketing giúp bạn tin tưởng vào khả năng của nhân viên trước khi bắt đầu bất cứ chiến dịch marketing nào.

04/09/2022 13:58

Những kỹ năng cần có của một nhân viên marketing

Kỹ năng cần có của Trợ lý marketing

Trợ lý Marketing là vị trí không yêu cầu quá cao và được cho là đơn giản nhất trong các việc làm ngành Marketing. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành tốt công việc, đáp ứng đủ tiêu chí lựa chọn, Trợ lý Marketing cũng cần có những kỹ năng cần thiết.

26/04/2022 08:30

Kỹ năng cần có của Trợ lý marketing

Kinh nghiệm "bắt trend" cực đỉnh cho các marketer

Marketing được xem là một trong những nghề năng động nhất vì luôn đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng "bắt trend" cực đỉnh. Nói cách khác, nếu không nhanh chóng nắm bắt thị hiếu khách hàng thì rất khó để tồn tại trong lĩnh vực này.

21/04/2022 13:30

Kinh nghiệm "bắt trend" cực đỉnh cho các marketer

Ngành marketing có những vai trò nào? có dễ xin việc không?

Marketing là một ngành năng động và có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhiều cơ hội việc làm và mức thu nhập cao. Tìm hiểu về các công việc trong ngành marketing, những cơ hội, mức lương và triển vọng phát triển sẽ giúp các bạn quyết định xem có nên chọn con đường sự nghiệp này hay không.

17/04/2022 14:30

Ngành marketing có những vai trò nào? có dễ xin việc không?

Phân biệt Telesales với Telemarketing: Khác nhau ở đâu? nên ứng tuyển vị trí nào?

Telesales và Telemarketing là hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn. Hiểu rõ về các vai trò này, so sánh các điều kiện, triển vọng cũng là một cách để bạn ra quyết định nên ứng tuyển vị trí nào phù hợp với mình.

12/04/2022 17:00

Phân biệt Telesales với Telemarketing: Khác nhau ở đâu? nên ứng tuyển vị trí nào?
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.