Discoverability là gì? Cách cải thiện vị trí xếp hạng kết quả tìm kiếm trên Internet

01/07/2020 10:30
Các marketer chuyên nghiệp chắc hẳn đã quá quen thuộc với các thuật ngữ như discoverability, searchability,... Vậy discoverability là gì? Có quan trọng hay không? Và có cách nào hiệu quả để cải thiện discoverability trong marketing hay không? Hãy cùng Joboko.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

MỤC LỤC:
I. Discoverability là gì?
II. Share of SERP và tầm quan trọng của Discoverability
III. Cách cải thiện vị trí xếp hạng của thương hiệu/website

Trong digital marketing, muốn thương hiệu hoặc website của mình tiếp cận được với nhiều người dùng và đặc biệt là nhiều khách hàng tiềm năng hơn, bạn phải nâng cao discoverability của nó. Discoverability càng cao thì càng nhiều người biết đến thương hiệu của bạn, bạn sẽ xây dựng được uy tín tốt hơn và nâng cao doanh số hiệu quả hơn.

discoverability la gi co quan trong hay khong

Tìm hiểu về khái niệm Discoverability trong Marketing

I. Discoverability là gì?

Discoverability là khả năng thương hiệu hoặc website của bạn được tìm thấy trên Internet. Trước đây, khi nghĩ tới việc thương hiệu của mình "có thể được tìm ra" hoặc "có thể được hiển thị" trên Internet, bạn có thể sẽ ngay lập tức nghĩ tới những kênh marketing truyền thống như SEO, quảng cáo trả phí và PR.
Khoảng 3 - 5 năm trở lại đây, môi trường tiếp thị tìm kiếm đã thay đổi nhanh đến chóng mặt; vì thế mà discoverability ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhiều cuộc nghiên cứu và đánh giá về thói quen và hành vi mua sắm của khách hàng gần đây đã cho thấy những kênh marketing truyền thống không còn là nơi tạo ra số lượng khách hàng tiềm năng và doanh thu cao nhất.
Trên thực tế, các kênh marketing càng cũ lại càng kém hiệu quả. Những tìm kiếm trả phí sẽ tạo ra khách ra khách hàng không thực sự tiềm năng; trong khi đó, LinkedIn lại có thể kết nối nhiều khách hàng hơn (và ngược lại). SEO có thể quá rộng; trong khi đó những vị trí kết nối chiến lược mới là kênh tạo ra doanh số lớn nhất.
Bạn cần phải tăng gấp đôi số lượng những từ khóa có thể giúp tạo ra khách hàng tiềm năng và doanh thu lớn để có thể tối ưu discoverability trên mọi khía cạnh của SERP (Search Engine Result Page - Bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm). Điều này sẽ dẫn chúng ta đến một khái niệm mới trong tiếp thị tìm kiếm - Share of SERP.

Đọc thêm: Trở thành một nhân viên SEO website chuyên nghiệp bắt đầu từ đâu?

II. Share of SERP và tầm quan trọng của Discoverability

Share of SERP là thuật ngữ chỉ việc một thương hiệu hoặc website thống trị trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google bằng cách lấy được tất cả những truy vấn có giá trị nhất. Đạt được Share of SERP cũng đồng nghĩa với việc bạn phải tối đa hóa số lượng vị trí trên bảng xếp hạng tìm kiếm mà một người dùng có thể tương tác với thương hiệu của bạn. Khi đó, tất cả các vị trí mà bạn có được đều có giá trị và số lượng click của bạn sẽ nhiều hơn.
Ví dụ, khi bạn tìm kiếm từ khóa "Top phần mềm quản lý doanh nghiệp" trên Google, bạn sẽ thấy có 4 quảng cáo, sau đó là 10 kết quả tìm kiếm tự nhiên, tiếp tục là 2 quảng cáo và 8 mục tìm kiếm có liên quan.
discoverability la gi, có quan trong hay khong

Bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm trên Google

Trong số 10 kết quả tìm kiếm tự nhiên, tất cả đều là website đánh giá của bên thứ 3. Vì vậy, đối với một công ty phát triển phần mềm quản lý doanh nghiệp, việc xuất hiện trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm sẽ gần như là không thể với từ khóa này nếu như không xuất hiện trong bất cứ một bài blog review nào cả. Khi đó, bạn sẽ có hai sự lựa chọn. Một là chẳng làm gì cả và sẽ chẳng có tí doanh thu nào; hai là tìm mọi cách để cho website của bạn được xuất hiện trong nhiều trang review nhất có thể (kể cả là những blog review ở trang 2 - 3 của bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm).
Thậm chí, bạn còn có thể chạy quảng cáo để đảm bảo rằng mỗi khi người dùng tìm kiếm từ khóa này, thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện ở ngay top 4 kết quả tìm kiếm đầu tiên.
Khi xuất hiện trên cả top quảng cáo và bài review của bên thứ 3, bạn đã đạt được Share of SERP đối với từ khóa "Top phần mềm quản lý doanh nghiệp" và khả năng người dùng mục tiêu tìm thấy thương hiệu của bạn (discoverability) gần như là tối đa.

III. Cách cải thiện vị trí xếp hạng của thương hiệu/website

Discoverability là việc được tìm thấy ở đúng vị trí tiềm năng bởi những khách hàng tiềm năng. Dưới đây là 3 cách thường được sử dụng nhất để cải thiện discoverability của thương hiệu hoặc website:

1. Nhắm vào những vị trí kết quả tìm kiếm tự nhiên và trả phí

Nhìn vào danh sách kết quả tìm kiếm tự nhiên và trả phí trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm, bạn sẽ thấy rằng có rất nhiều lựa chọn khác nhau để bạn quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm của mình. Tùy vào mức giá cho từng vị trí mà bạn có thể quyết định sẽ quảng cáo ở đâu.
Với ví dụ về "top phần mềm quản lý doanh nghiệp"ở trên, bạn hoàn toàn có thể trả phí để được hiển thị tại 1 trong 6 vị trí quảng cáo tại trang đầu tiên của bảng xếp hạng tìm kiếm. Bạn cũng hoàn toàn có thể xuất hiện trong 10 bài review còn lại của các website bên thứ 3. Xuất hiện tại càng nhiều vị trí thì discoverability của bạn lại càng cao.

2. Guest post

Guest post được biết đến là một công cụ xây dựng liên kết hiệu quả nhờ khả năng đặt backlink trên anchor text là những từ khóa mục tiêu. Không những vậy, nó còn giúp nâng cao nhận diện thương hiệu đối với những khách hàng mục tiêu.
Ví dụ, bạn là một công ty phát triển phần mềm quản lý doanh nghiệp, muốn tăng cường nhận diện thương hiệu tới nhiều công ty làm việc trong lĩnh vực công nghệ thì một backlink từ những website như Tech Crunch, Taimienphi.vn,... sẽ rất có giá trị. Việc hợp tác với đúng các website phù hợp sẽ giúp tạo ra backlink giá trị và tăng cường nhận diện thương hiệu với đúng đối tượng mục tiêu.

discoverability la gi co quan trong hay khong 3

Làm thế nào để cải thiện Discoverability của website?

3. Tối ưu nội dung

Trong marketing, nội dung được coi là một trong những phần quan trọng nhất. Chẳng thế mà người ta vẫn nói rằng "content is king". Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi:

  • Đó là những nội dung chất lượng cao.
  • Nội dung nhắm đúng vào đối tượng mục tiêu và khách hàng tiềm năng.
  • Nội dung có giá trị gắn kết đối tượng mục tiêu.

Đọc thêm: Muốn trở thành Content Marketing giỏi không thể thiếu kỹ năng này

Rất nhiều người làm tiếp thị nội dung, nhân viên Seo bị mắc phải cái bẫy của những từ khóa có lượt tìm kiếm lớn trong tuần/tháng. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo ra lưu lượng trống, không có giá trị như lưu lượng tiềm năng. Thay vào đó, hãy tạo ra những nội dung chất lượng cao và có giá trị gắn kết đối với người dùng.
Ví dụ, nếu như bạn đang hướng đến các doanh nghiệp tìm kiếm dịch vụ digital marketing thì một bài blog giải thích "Digital marketing là gì" sẽ hoàn toàn vô ích. Bài viết này sẽ chỉ có mục đích giới thiệu kiến thức tới những người chưa biết và sẽ gần như không thể tiếp cận với các doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ này. Thay vào đó, hãy sử dụng từ khóa "dịch vụ digital marketing". Khi đó, mục đích của bạn sẽ là cung cấp dịch vụ và sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Công việc Nhân viên SEO là làm gì?

Nói tóm lại, discoverability là khả năng hiển thị của thương hiệu hay website của bạn trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm. Discoverability càng cao thì khả năng tiếp cận với người dùng lại càng lớn. Mỗi doanh nghiệp muốn thành công trên nền tảng trực tuyến đều phải tập trung đẩy mạnh discoverability của doanh nghiệp mình. Mà để có được khả năng này đòi hỏi bộ phận SEO, Marketing phải có kỹ năng chuyên môn tốt. Với những ai chưa biết nhân viên SEO đảm nhận những công việc gì thì có thể theo dõi bài viết dưới đây.

tin mới

Mô tả công việc của Giám Đốc Marketing

Vị trí Giám đốc Marketing là người đảm nhận vai trò chủ đạo trong việc quản lý và thực hiện các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Nếu đang quan tâm tới vị trí này, bạn có thể tham khảo mô tả công việc của Giám Đốc Marketing tại JobOKO.

06/02/2024 19:56

Mô tả công việc của Giám Đốc Marketing

Top 10 việc làm tốt lương cao lĩnh vực Marketing

Marketing có thể nói là một lĩnh vực khá thú vị và tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm tốt lương cao. Cho dù năng lực chuyên môn của bạn đang ở mức nào, những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn ít nhiều ra sao thì bạn vẫn có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp.

27/09/2022 04:59

Top 10 việc làm tốt lương cao lĩnh vực Marketing

Kinh nghiệm xin việc Thực tập sinh Digital marketing

Xin việc làm thực tập sinh digital marketing là một sự lựa chọn khá lý tưởng cho những ai đang học marketing, chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc muốn chuyển nghề sang một lĩnh vực thú vị, cạnh tranh nhưng năng động bậc nhất hiện nay.

14/09/2022 09:18

Kinh nghiệm xin việc Thực tập sinh Digital marketing

Phác họa chân dung một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp

Các cơ hội việc làm trong lĩnh vực Digital Marketing luôn rộng mở, chấp nhận cả ứng viên chưa có kinh nghiệm hay làm trái ngành. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thích nghi, theo kịp trong nghề này. Chân dung của một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp sẽ được tạo nên từ nhiều yếu tố quan trọng bậc nhất mà không phải ai cũng biết.

11/09/2022 01:18

Phác họa chân dung một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp

Công việc của nhân viên Content Marketing là gì?

Vị trí nhân viên Content Marketing được rất nhiều ứng viên quan tâm. Tuy không phải là vị trí mới nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn khi chọn nghề này vì không hiểu rõ về yêu cầu công việc, mức lương và cơ hội việc làm ra sao.

08/09/2022 13:00

Công việc của nhân viên Content Marketing là gì?

Những kỹ năng cần có của một nhân viên marketing

Nhân viên marketing hiện đang là vị trí công việc quan trọng, không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, một chiến dịch marketing hiệu quả đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức liên quan. Để tiếp thị thành công sản phẩm và dịch vụ của bạn đến với người dùng, bạn cần cải thiện kỹ năng của chính mình hoặc các thành viên trong nhóm. Dưới đây là 3 kỹ năng quan trọng dành cho nhân viên marketing giúp bạn tin tưởng vào khả năng của nhân viên trước khi bắt đầu bất cứ chiến dịch marketing nào.

04/09/2022 13:58

Những kỹ năng cần có của một nhân viên marketing

Kỹ năng cần có của Trợ lý marketing

Trợ lý Marketing là vị trí không yêu cầu quá cao và được cho là đơn giản nhất trong các việc làm ngành Marketing. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành tốt công việc, đáp ứng đủ tiêu chí lựa chọn, Trợ lý Marketing cũng cần có những kỹ năng cần thiết.

26/04/2022 08:30

Kỹ năng cần có của Trợ lý marketing

Kinh nghiệm "bắt trend" cực đỉnh cho các marketer

Marketing được xem là một trong những nghề năng động nhất vì luôn đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng "bắt trend" cực đỉnh. Nói cách khác, nếu không nhanh chóng nắm bắt thị hiếu khách hàng thì rất khó để tồn tại trong lĩnh vực này.

21/04/2022 13:30

Kinh nghiệm "bắt trend" cực đỉnh cho các marketer

Ngành marketing có những vai trò nào? có dễ xin việc không?

Marketing là một ngành năng động và có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhiều cơ hội việc làm và mức thu nhập cao. Tìm hiểu về các công việc trong ngành marketing, những cơ hội, mức lương và triển vọng phát triển sẽ giúp các bạn quyết định xem có nên chọn con đường sự nghiệp này hay không.

17/04/2022 14:30

Ngành marketing có những vai trò nào? có dễ xin việc không?

Phân biệt Telesales với Telemarketing: Khác nhau ở đâu? nên ứng tuyển vị trí nào?

Telesales và Telemarketing là hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn. Hiểu rõ về các vai trò này, so sánh các điều kiện, triển vọng cũng là một cách để bạn ra quyết định nên ứng tuyển vị trí nào phù hợp với mình.

12/04/2022 17:00

Phân biệt Telesales với Telemarketing: Khác nhau ở đâu? nên ứng tuyển vị trí nào?
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.