Inbound Marketing là gì? mô hình, chiến lược hiệu Marketing hiệu quả
Internet và mạng xã hội đã làm thay đổi cách thức mà các công ty, doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới. Tác động của công nghệ đã "san bằng" sân chơi, mang lại nhiều cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp và startup nhỏ cùng với các thương hiệu, doanh nghiệp lớn lâu năm. Để tiếp cận và thu hút được lượng khách hàng chủ động và hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã và đang tận dụng chiến lược Inbound Marketing.
MỤC LỤC:
I. Inbound Marketing là gì?
II. Inbound Methodology là gì?
III. Mô hình Flywheel là gì?
IV. Chiến lược Inbound Marketing
Hiểu thế nào về chiến lược Inbound Marketing?
I. Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing là chiến lược thu hút khách hàng thông qua nội dung mà công ty tự tạo trên mạng Internet nhằm cạnh tranh với các đối thủ, và qua đó thu hút được khách hàng tiềm năng cho mình. Loại hình tiếp thị này giúp những ai quan tâm và tích cực tìm kiếm thông tin sản phẩm trên Internet có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn thông tin mà các công ty cung cấp.
Các chiến lược Inbound Marketing điển hình phải kể đến như: bài đăng blog, hình ảnh, video, infographic, podcast, ebook, whitepaper, thư điện tử, tạp chí, webinar, SEO và tiếp thị trên nền tảng mạng xã hội.
Inbound Marketing nhắm mục tiêu đến khách hàng thông qua các nền tảng trực tuyến như blog, mạng xã hội và công cụ tìm kiếm, đồng thời tạo nội dung hiển thị trên các nền tảng này để thu hút lưu lượng truy cập không phải trả phí đến trang web của công ty. Lưu lượng truy cập được tạo ra chủ yếu từ việc tối đa hóa khả năng hiển thị thông tin trên các công cụ tìm kiếm và các trang web bằng cách đẩy thứ hạng nội dung trong kết quả tìm kiếm.
II. Inbound Methodology là gì?
Inbound Methodology là phương pháp thúc đẩy sự phát triển nhờ vào khả năng tạo dựng mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Cụ thể, phương pháp này định giá và tối ưu hóa quyền lợi của khách hàng, qua đó giúp họ hài lòng khi mua và dùng sản phẩm. Điều này có vai trò rất quan trọng vì nếu thành công trong việc đem lại trải nghiệm tốt khách hàng thì doanh nghiệp cũng thu được lợi nhuận.
Inbound Methodology có thể được áp dụng theo 3 cách dưới đây:
1. Thu hút: Việc thu hút các đối tượng khách hàng thật sự quan tâm đến sản phẩm bằng nội dung và các tư vấn hữu ích thể hiện bạn là người đáng tin cậy để hợp tác.
2. Tương tác: Trình bày hiểu biết sâu rộng và giải pháp phù hợp với các vấn đề hoặc mục tiêu của người tiêu dùng sẽ khiến họ muốn mua sản phẩm của bạn hơn.
3. Làm hài lòng: Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ để khách thấy được quyền lợi khi mua hàng, từ đó khiến họ cảm thấy ưng ý với sản phẩm.
Khi có trải nghiệm tốt, khách hàng sẽ giới thiệu nhiều người nữa đến mua hàng, từ đó tạo ra vòng lặp duy trì khách hàng tự động. Vì lý do này mà Inbound Methodology chính là nền móng vững chắc cho sự phát triển của các doanh nghiệp.
Inbound Methodology được áp dụng trong các doanh nghiệp như thế nào?
III. Mô hình Flywheel là gì?
Mô hình Flywheel (mô hình bánh đà) biểu thị động lực phát triển mà một tổ chức đạt được qua việc đầu tư vào các chiến lược thu hút và giữ chân khách hàng.
Khi vận hành, mô hình Flywheel có thể bị cản trở bởi một số tác nhân. Đó có thể là mâu thuẫn xuất phát từ sự trao đổi giữa bên mua và bên bán. Vì vậy cần đảm bảo sự liên kết và giao tiếp giữa hai bên để Flywheel hoạt động tốt và phát huy hết tính năng của mình.
Inbound Methodology giúp loại bỏ được các rào cản để chiến lược tiếp thị, kinh doanh và chức năng dịch vụ có thể vận hành ổn định, qua đó thu hút, gắn kết và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ điển hình về việc ứng dụng Inbound Methodology phải kể đến như trong giai đoạn ký kết hợp đồng, ngoài các hình thức thu hút khách hàng phổ biến như viết blog, tiếp thị sự kiện và chạy quảng cáo mất phí thì người bán cũng có thể giao dịch trên nền tảng mạng xã hội, hoặc khuyến khích khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới. Từ đó xây dựng một quy trình tự động giúp các doanh nghiệp giảm gánh nặng liên tục đầu tư thu hút khách hàng.
IV. Chiến lược Inbound Marketing
Inbound Marketing giúp doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận được các đối tượng khách hàng có nhu cầu và thực sự quan tâm đến sản phẩm. Dưới đây là các chiến lược Inbound Marketing hiệu quả:
1. Chiến lược thu hút khách hàng
Chiến lược Inbound Marketing nhằm thu hút và khám phá thói quen của người tiêu dùng luôn gắn liền với việc tạo dựng và phát triển nội dung của một doanh nghiệp.
Để tiếp cận khách hàng, bạn có thể đăng bài trên blog, cung cấp nội dung và các phương tiện liên hệ hữu ích với người tiêu dùng. Ví dụ như hướng dẫn sử dụng sản phẩm, giải pháp cho các vấn đề mà khách hàng gặp phải, nhận xét của khách hàng và chương trình khuyến mại hoặc giảm giá.
Để giúp khách hàng tiếp cận thông tin của doanh nghiệp dễ dàng hơn, cần tối ưu hóa tất cả nội dung bằng chiến lược SEO. Chiến lược này yêu cầu các từ khóa và cụm từ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và cách giải quyết vấn đề của doanh nghiệp. Khi khách hàng gõ từ khóa, Google sẽ tự động hiển thị các thông tin liên quan trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP).
Đọc thêm: B2B Marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược B2B Marketing hiệu quả
2. Chiến lược tiếp cận khách hàng
Khi tương tác với khách hàng bằng chiến lược Inbound Marketing, cần hiểu rõ mục tiêu của bạn chính là khiến người mua muốn tạo dựng một mối quan hệ lâu dài với mình. Hãy khéo léo tư vấn để khách hàng thấy được lợi ích khi hợp tác với doanh nghiệp của bạn.
Các chiến lược gắn kết khách hàng có thể là cách người bán xử lý và quản lý các cuộc gọi tư vấn sản phẩm. Nên nhớ rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng là yếu tố quan trọng trong việc xác định giá trị của một sản phẩm. Dịch vụ tốt đem lại trải nghiệm tốt. Điều này đảm bảo đôi bên cùng có lợi khi các giao dịch kết thúc.
Một số chiến lược Inbound Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp
3. Chiến lược làm hài lòng khách hàng
Các cách phổ biến nhất để đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho người tiêu dùng chính là đáp ứng nhu cầu và hỗ trợ khách hàng lâu dài, sẵn sàng tư vấn nhiệt tình sau mỗi giao dịch.
Việc kết hợp tinh tế các ứng dụng chatbot và khảo sát nhằm lấy ý kiến phản hồi về sản phẩm cũng là một cách tuyệt vời. Tuy nhiên, cần thực hiện khảo sát đúng thời điểm để có thể kịp thời thu thập thông tin và cải tiến nếu cần.
Ngoài ra, lắng nghe ý kiến khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội cũng rất quan trọng. Những người theo dõi trên mạng xã hội có thể phản hồi, đặt câu hỏi hoặc chia sẻ trải nghiệm của họ về các mặt hàng hoặc dịch vụ của bạn. Khi đó, phía cung cấp sản phẩm nên thể hiện sự quan tâm bằng cách cung cấp thông tin hữu ích và nhiệt tình hỗ trợ khách hàng.
Tóm lại, mấu chốt của chiến lược Inbound Marketing này là đáp ứng nhu cầu và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong mọi tình huống, cho dù có thu được lợi nhuận hay không. Hãy thận trọng trong mọi tương tác với khách hàng vì một người có trải nghiệm tốt với sản phẩm sẽ tiếp tục ủng hộ và giúp bạn quảng bá thương hiệu.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.