KYC là gì? Vai trò của KYC
KYC (hay Know Your Customer) là quá trình thẩm định tiêu chuẩn được sử dụng bởi ngân hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư như quản lý tài sản, đầu tư bất động sản thương mại.
MỤC LỤC:
1. KYC là gì?
2. Tại sao quá trình KYC quan trọng?
3. Quy trình xác minh KYC
Tìm hiểu KYC là gì? Có lợi ích gì?
1. KYC là gì?
KYC (Know your customer) là quá trình thẩm định chuyên sâu của các nhà đầu tư, quản lý cấp cao hay các doanh nghiệp trước khi tiến hành hợp tác với các doanh nghiệp khác hoặc những khách hàng khác. Không chỉ là một yêu cầu mang tính pháp lý, KYC còn là một quy trình vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh giúp các nhà đầu tư hoặc chủ doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về đối tượng mình chuẩn bị hợp tác và tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình hoạt động.
Vậy, KYC chính xác là gì? Có thể nói, đây là quá trình tìm hiểu và xác định những thông tin liên quan của một doanh nghiệp hoặc một khách hàng trước khi bắt tay hợp tác và đầu tư. Thẩm định chuyên sâu giúp bảo vệ cả đôi bên trong quá trình hợp tác và kinh doanh. Hơn thế nữa, KYC còn phục vụ mục đích quan trọng khác đó là cung cấp các dịch vụ cao cấp, ngăn ngừa hành vi trốn tránh trách nhiệm pháp lý và giảm thiểu gian lận trong quá trình hợp tác
KYC là bước đăng ký đầu tiên trước khi khách hàng bắt đầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, tổ chức tài chính hay công ty nào đó. Đây là một quy trình giúp bảo vệ lợi ích của cả hai bên: khách hàng và công ty.
Đọc thêm: Bí quyết lựa chọn đối tác kinh doanh hoàn hảo, đáng tin
2. Tại sao quá trình KYC quan trọng?
2.1. Đối với công ty, tổ chức
Các công ty, doanh nghiệp sử dụng chính sách KYC nhằm giảm thiểu những rủi ro tài chính trong các thỏa thuận kinh doanh của họ với khách hàng. KYC giúp các công ty nắm được thông tin về nguồn thu nhập, tài chính và khả năng đầu tư của khách hàng vào công ty, tổ chức đó. Những thông tin này có thể là dữ liệu giúp công ty có những chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả, tránh tham gia vào các giao dịch kinh doanh với những khách hàng đã tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp.
Các thủ tục KYC giúp công ty hiểu rõ hơn về khách hàng và từ đó xây dựng niềm tin với họ. Ngoài ra,đây là một quá trình onboarding quan trọng, giúp cải thiện dịch vụ và quản lý khách hàng hiệu quả.
2.2. Đối với khách hàng
Còn đối với khách hàng, tầm quan trọng số 1 của KYC đó là tính bảo mật. Các thủ tục KYC bao gồm nhiều bước kiểm tra nghiêm ngặt danh tính khách hàng, do đó đôi khi khách hàng cảm thấy "phức tạp"khi thực hiện các quy trình này. Tuy nhiên, lợi ích của việc kiểm tra kỹ lưỡng này giúp khách hàng có một môi trường an toàn và đáng tin cậy để yên tâm thực hiện các giao dịch kinh doanh hay đầu tư với công ty.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ số, việc thực hiện quy trình đã trở lên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Thay vì phải mất hàng tháng để thực hiện xong quy trình như trước đây, thì ngày nay chỉ cần dành vài phút trên bất kỳ thiết bị nào khách hàng cũng có thể hoàn thành đầy đủ các thủ tục. Ngoài việc bảo mật thông tin khách hàng, công nghệ ngày càng phát triển với các phương thức xác minh và mã hóa tiên tiến, mang lại niềm tin cho khách hàng trong mọi quy trình KYC.
Với quy trình KYC làm việc liên tục, khách hàng sẽ cảm thấy rằng họ đang làm việc với một công ty hợp pháp và thoải mái hơn khi thực hiện giao dịch với công ty.
Tầm quan trọng của KYC đối với các công ty, doanh nghiệp
3. Quy trình xác minh KYC
Tùy thuộc vào loại hình công ty hay tổ chức, quá trình thực hiện KYC sẽ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung hầu hết quy trình KYC đều có các bước giống nhau. Thông thường, quy trình KYC sẽ bao gồm bước xác minh danh tính khách hàng, đánh giá khách hàng, thẩm định các giấy tờ, tài liệu.
3.1. Xác định danh tính khách hàng
Đánh giá rủi ro là yếu tố quan trọng giúp quá trình KYC thành công. Để giải quyết những vấn đề tiềm ẩn và đảm bảo khách hàng tuân thủ, các tổ chức cá nhân cần phải xác định chính xác chính sách KYC.
Các thông tin tối thiểu để nhận dạng khách hàng bao gồm:
- Họ và tên.
- Ngày sinh.
- Địa chỉ.
- Số chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân.
- Số thuế.
- Kinh nghiệm đầu tư.
- Ưu đãi đầu tư.
- Thu nhập và Tài sản.
Sau khi thu thập thông tin trên, tổ chức cần phải đảm bảo xác minh lại danh tính của chủ tài khoản trong khoảng thời gian hợp lý. Công ty, tổ chức sẽ thực hiện quy trình này dựa trên giấy tờ, tài liệu, hay thông tin có sẵn, hoặc kết hợp cả hai.
Các chính sách KYC được quyết định dựa trên chiến lược đánh giá rủi ro của tổ chức, với các yếu tổ như loại tài khoản khách hàng, dịch vụ cung cấp, vị trí địa lý của khách hàng, quy mô của tổ chức,...
Đọc thêm: People Science là gì? Vai trò của việc sử dụng dữ liệu để đánh giá nhân viên
3.2. Đánh giá khách hàng
Đánh giá khách hàng là yếu tố căn bản trong quy trình KYC, dựa trên những rủi ro có thể xảy ra trong quan hệ kinh doanh. Có hai phương thức đánh giá khách hàng: đánh giá khách hàng đơn bản (SDD) và đánh giá tăng cường rà soát (EDD).
SDD là phương pháp thu thập đánh thông tin khách hàng trong khi EDD liên quan đến xác định những rủi ro gian lận hay các hoạt động bất hợp pháp. EDD sẽ đánh giá những yếu tổ như nghề nghiệp, vị trí địa lý khách hàng, các loại hình hoạt động, giao dịch, phương thức thanh toán và các thông tin tương tự khác.
Đánh giá khách hàng sẽ bao gồm một số bước sau:
- Xác định và xác minh danh tính và vị trí của khách hàng.
- Có được cái nhìn tổng quan rõ ràng về các hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Xác định rủi ro tiềm ẩn liên quan đến khách hàng.
- Lưu trữ và giám sát thông tin về khách hàng.
- Thực hiện đánh giá khách hàng định kỳ để cập nhật những mối rủi ro có thể thể xảy ra.
- Lưu trữ thông tin về tất cả các cuộc đánh giá CDD và EDD đã thực hiện đối với khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng.
3.3. Liên tục giám sát
Kiểm tra lý lịch của khách hàng một lần là chưa đủ để xây dựng lòng tin lâu dài. Các tổ chức thường xuyên kiểm tra thông tin và giám sát liên tục các hoạt động của khách hàng, ví dụ như các giao dịch tài chính.
Một số điểm cần lưu ý trong quá trình giám sát như là tăng đột biến tài khoản, sử dụng các phương tiện gian lận hay các hoạt động bất hợp pháp,... Trong các trường hợp này, cảnh báo giao dịch sẽ được tạo ra tự động.
Ngoài ra, mức độ giám sát còn phụ thuộc vào việc đánh giá rủi ro hay chiến lược quản lý rủi ro của tổ chức. Thông tin về tài khoản cần phải được cập nhật thường xuyên cho tổ chức nhằm xác định được mức độ rủi ro một cách chính xác.
Việc tuân thủ các quy định của KYC có thể giúp ngăn chặn hoạt động rửa tiền và nhiều âm mưu gian lận khác. Bằng việc xác định danh tính và ý định của khách hàng tại thời điểm mở tài khoản và đánh giá, giám sát khách hàng sau đó sẽ giúp các tổ chức tài chính xác định được những rủi ro hay hoạt động bất thường. Với những thông tin mà Joboko.com chia sẻ, hy vong bạn đọc có thêm thông tin về quá trình KYC.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.