Làm thế nào để từ chối đề nghị làm thêm giờ?
Một ông chủ hiểu biết sẽ nhận ra rằng việc bạn không thể đến hỗ trợ cũng không phải lý do để kết luận rằng bạn là người không đáng tin cậy. Nếu bạn không thể thực hiện yêu cầu, hãy cân nhắc đến những lời khuyên dưới đây để từ chối làm việc ngoài giờ.MỤC LỤC:
I. Cách để từ chối lời đề nghị làm thêm giờ
II. 4 lợi ích hàng đầu khi làm thêm giờ
III. Những lưu ý khi làm thêm giờ
Bạn hoàn toàn có quyền từ chối đề nghị làm thêm giờ
I. Cách để từ chối lời đề nghị làm thêm giờ
1. Đừng viện lý do
Khi từ chối ai đó, chúng ta sẽ cảm thấy cần phải tự biện minh. Kết quả là, nếu bạn muốn nói rằng mình không thể đến làm việc ngoài giờ thì bạn sẽ đưa ra lý do giải thích cho hành động của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là bạn không nên viện lý do vì đôi khi càng nói vào chi tiết lại càng thiếu thuyết phục.
Luôn nhớ rằng bạn không làm gì sai khi từ chối yêu cầu của sếp, bởi vì đó không phải là những ngày làm việc theo thỏa thuận từ trước. Tất nhiên, nếu bạn sẵn sàng thì có thể đồng ý, còn nếu không sắp xếp được thời gian thì bạn chỉ cần lịch sự từ chối.
2. Kiên định với lập trường của bạn
Mộp số ông chủ sẽ tiếp tục hỏi và thuyết phục cho dù bạn đã nói với họ rằng bạn không thể đến làm việc thêm giờ vào ngày nghỉ. Trong trường hợp này, có thể họ thật sự có việc gấp cần đến bạn hoặc họ tin rằng có thể thay đổi suy nghĩ của bạn.
Nếu là trường hợp sau thì điều quan trọng là bạn không nên thay đổi câu trả lời ban đầu của mình, vì điều này sẽ chỉ khiến bạn ngày càng khó nói hơn. Thay vào đó, hãy kiên định với lập trường của mình.
3. Tự tin vào bản thân và câu trả lời
Trong một số tình huống, sếp của bạn có thể cố gắng khiến bạn cảm thấy có lỗi hoặc đưa ra những cảnh báo nhằm nài nỉ bạn đi làm. Lúc này, bạn hãy đảm bảo rằng giọng nói của mình toát lên sự tự tin (cho dù bạn có thấy bối rối đi chăng nữa).
Ngay khi bạn bắt đầu dao động hoặc do dự, đối phương sẽ nhận biết được dấu hiệu và tiếp tục thuyết phục để cuối cùng bạn phải miễn cưỡng đến làm, vì vậy hãy quyết đoán khi đưa ra câu trả lời.
4. Để ngỏ khả năng làm thêm giờ trong tương lai
Cho dù bạn có lý do chính đáng để từ chối yêu cầu thì rõ ràng là bạn vẫn sẽ lo lắng về ấn tượng của sếp đối với mình, tệ hơn là lời từ chối có thể ảnh hưởng đến lộ trình thăng tiến của bạn.
Ví dụ, bạn không muốn làm họ nghĩ rằng bạn luôn biến mất khi họ cần giúp đỡ. Do đó, hãy làm dịu tình hình bằng cách cho sếp của bạn biết rằng, mặc dù bạn không có mặt lần này nhưng bạn sẵn sàng đi làm thêm giờ trong tương lai (nếu cần).
5. Đưa ra giải pháp cho vấn đề
Chỉ vì bạn không thể đến công ty, không có nghĩa là bạn không thể cung cấp một số đề xuất thay thế. Thậm chí bạn có thể nói rằng mình sẽ đến sớm hơn vào ngày mai và đảm bảo công việc vẫn kịp tiến độ. Điều này cũng sẽ cho thấy, dù bạn không thể đến ngay được nhưng bạn vẫn quan tâm đến công việc chung. Bạn cũng có thể tham khảo kỹ năng giải quyết vấn đề, qua đây có thể dễ dàng đưa ra những phương hướng giải quyết vấn đề dễ dàng và hiệu quả nhất.
XEM THÊM: Mẹo nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc
6. Không để tâm đến lời đe dọa
Nếu ông chủ của bạn trở nên khó chịu và bắt đầu đưa ra những lời cảnh báo, thậm chí là đe dọa thì bạn hãy giữ bình tĩnh và sự chuyên nghiệp, nhắc lại quan điểm ban đầu rằng bạn rất xin lỗi nhưng đã có công việc riêng vào ngày hôm nay. Một người quản lý giỏi hiểu rằng nhân viên của họ cần có thời gian để nghỉ ngơi - cả về tinh thần và thể chất, do đó, họ không thể dùng những lời đe dọa để ép bạn đến làm việc.
Nhân viên nào cũng cần cân bằng giữa công việc và cuộc sống
7. Không để tình hình vượt ra khỏi tầm kiểm soát
Khi nhìn nhận yêu cầu làm thêm giờ của sếp, bạn hãy xem xét tình huống cụ thể lúc đó, chẳng hạn như có một sự cố bất ngờ xảy ra khiến công ty không thể xoay sở được thì bạn nên hiểu và thông cảm với đề nghị đó. Tuy nhiên, nếu việc làm thêm giờ liên tục diễn ra thì có thể một trong hai vấn đề đã xảy ra: Ông chủ của bạn thiếu khả năng trong quản lý tài nguyên và thời gian hoặc họ đang lợi dụng bạn.
Sau khi phân tích tình huống, bạn nên ngồi lại với người quản lý của mình (trong giờ làm việc bình thường) và yêu cầu giải quyết vấn đề. Đừng ngại chỉ ra rằng hợp đồng lao động của bạn đang bị vi phạm và bạn không có thời gian nghỉ ngơi hay phục hồi. Nếu vẫn không có gì thay đổi thì bạn nên suy nghĩ nghiêm túc về việc chuyển sang doanh nghiệp khác.
II. 4 lợi ích hàng đầu khi làm thêm giờ
Làm thêm giờ có thể là ý tưởng không hề hấp dẫn với nhiều người nhưng đây lại là lựa chọn của những người thông minh, muốn phát triển sự nghiệp tốt hơn. Tìm hiểu 4 lợi ích khi làm thêm giờ sau đây có thể giúp bạn có cái nhìn khác về vấn đề này.
1. Hoàn thành công việc
Ngày qua ngày, lịch trình của nhân viên thay đổi do thời gian hạn chế và các sự kiện ngoài ý muốn như cuộc họp dài, yêu cầu bất ngờ được đưa ra vào cuối giờ phút cuối hoặc những nhiệm vụ khẩn cấp cần được ưu tiên ngay lập tức. Lúc này, không còn cách nào khác, bạn sẽ cần làm thêm giờ.
Thay vì nghĩ rằng mình "phải" làm quá giờ, tại sao bạn không thử thay đổi và cảm thấy tốt hơn vì có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao? Bên cạnh đó, bạn cũng được đánh giá nỗ lực, sự cống hiến thông qua hiệu suất làm thêm giờ. Các công ty, doanh nghiệp có thể có những khen thưởng tương xứng với nhân viên cống hiến nhiều hơn trong thời điểm áp lực công việc bị quá tải.
XEM THÊM: Bí quyết giúp hoàn thành công việc đúng thời hạn
2. Tạo ấn tượng tốt với sếp
Một số nhân viên có thể chủ động yêu cầu được làm thêm giờ khi chưa hoàn thành công việc hoặc cho sếp thấy rằng mình là một người làm việc chăm chỉ, cầu toàn. Việc làm thêm cũng giúp cải thiện không khí ở văn phòng khi có nhiều công việc đang tồn đọng - mọi người thân thiết hơn, phối hợp tốt hơn. Thông thường, các nhà quản lý giỏi sẽ hoan nghênh và khuyến khích nhân viên quyết định làm việc nhiều giờ hơn, đặc biệt là trong thời gian bận rộn.
3. Cải thiện kỹ năng của bạn
Theo logic, càng dành nhiều thời gian cho một công việc nào đó, bạn sẽ càng thành thục và chuyên nghiệp hơn. Làm thêm giờ cho bạn cơ hội cải thiện, nâng cao trình độ và kỹ năng, đồng thời nhận được sự ghi nhận của lãnh đạo. Đó cũng là những yếu tố quan trọng hàng đầu tác động tới con đường sự nghiệp của bạn trong tương lai.
Làm thêm giờ cũng mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích
4. Phụ cấp, tiền làm thêm giờ
Một điều mà hầu hết các nhân viên mong đợi khi họ yêu cầu hoặc được đề nghị làm thêm giờ là các khoản phụ cấp hoặc tiền làm thêm giờ. Theo Luật Lao động, nhân viên không được làm thêm quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày (8 tiếng). Khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm trung bình không quá 12 giờ trong 1 ngày.
III. Những lưu ý khi làm thêm giờ
Việc làm thêm giờ có thể mang đến cho bạn những đặc quyền và lợi ích nhất định nhưng bạn vẫn phải biết đánh giá và đưa ra lựa chọn thông minh.
Đầu tiên, hãy làm việc với khả năng tốt nhất của bạn. Đừng cố gắng cố tình để nó ảnh hưởng tới giờ giấc nghỉ ngơi cần thiết và cuộc sống cá nhân. Bạn có thể có khả năng về mặt tinh thần để làm việc thêm một vài giờ nhưng không cần phải luôn luôn quá nhiệt tình. Nếu làm quá, bạn sẽ mệt mỏi và sụp đổ.
Thứ hai, đối với những lúc bạn cần làm thêm giờ, hãy chắc chắn rằng bạn đang nhận được khoản thanh toán phù hợp khi bạn vượt quá 8 giờ tiêu chuẩn. Đã có vô số trường hợp mà trong đó người sử dụng lao động vi phạm quy định của nhà nước về việc trả tiền làm thêm giờ.
Nhìn chung, cách tốt nhất để làm việc hiệu quả là cố gắng cho mục tiêu cá nhân trong khi hướng về mục tiêu chung. Hãy sẵn sàng làm thêm giờ khi thực sự cần thiết và cân bằng tốt giữa công việc - cuộc sống.
Cách trả lời câu hỏi bạn có sẵn sàng làm thêm giờ?
Nhìn chung, khi được yêu cầu làm thêm giờ, bạn cần xem xét tác động của khoảng thời gian đó đến cuộc sống cá nhân và sức khỏe của bản thân. Bạn cần thời gian nghỉ ngơi, vì vậy không cần cảm thấy tội lỗi hay áp lực khi từ chối đề nghị đó. Đây là vấn đề mà nhà tuyển dụng cũng thường xuyên đặt ra trong buổi phỏng vấn. Vậy bạn sẽ trả lời ra sao khi được hỏi có sẵn sàng làm thêm giờ?
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.