Maintenance là gì? Các phương pháp bảo trì thường gặp
Maintenance (bảo trì) là hoạt động "chăm sóc sức khỏe hoặc điều trị" nhằm giúp máy móc thiết bị vận hành với năng suất, hiệu quả như máy mới. Bảo trì có nhiều cách thức khác nhau, tùy vào tình trạng của máy.
MỤC LỤC:
1. Maintenance là gì?
2. Các phương pháp bảo trì thường gặp
Tầm quan trọng của việc bảo trì, bảo dưỡng
1. Maintenance là gì?
Maintenance (bảo trì) được định nghĩa là các hoạt động chăm sóc kỹ thuật, điều chỉnh, sửa chữa, thay thế phụ tùng nhằm giữ cho máy luôn vận hành hiệu quả như lúc còn mới.
Về cơ bản, hoạt động bảo trì được chia thành 2 phần: bảo trì theo kế hoạch và bảo trì ngoài kế hoạch. Bảo trì theo kế hoạch là hoạt động định đã được tính toán từ trước và ghi chú lại theo lịch đã xếp.
Bảo trì không cố định cho tất cả mọi thiết bị. Mỗi máy móc lại phù hợp với một cách khác nhau, tùy thuộc vào chi phí và tình trạng.
Đọc thêm: Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của nhân viên bảo trì thang máy
2. Các phương pháp bảo trì thường gặp
2.1. Bảo trì dự phòng
Đây là phương pháp thay thế phụ tùng định kỳ nhằm đề phòng thiết bị hỏng hóc dựa trên thời gian sử dụng, đồng thời sửa chữa các chi tiết nhỏ và kiểm tra để xác định tình trạng của máy. Ví dụ như vệ sinh, kiểm tra, bôi trơn, thay ốc vít định kỳ,...
2.2. Bảo trì tiên đoán
Bảo trì tiên đoán là phương pháp thay thế bộ phận, được tiến hành dựa trên các phép đo và quá trình giám sát trước đó nhằm xác định thời gian thiết bị hỏng hóc. Ngoài ra, nhân viên bảo trì hoàn toàn có thể kiểm tra vòng bi thông qua âm thanh phát ra hay kiểm tra nhiệt độ máy hoặc dò lỗi bằng cách chạm tay vào thiết bị.
2.3. Bảo trì khắc phục
Đây là phương pháp bảo trì ngoài kế hoạch nhằm cải thiện hiệu quả của thiết bị, ngoài ra còn tập trung vào những phụ tùng có hạn sử dụng ngắn và đẩy nhanh quá trình sửa chữa. Nói cách khác, phương pháp này giúp nâng cao độ bền khả năng bảo trì của máy, từ đó giảm số lần hỏng hóc và tiết kiệm thời gian sửa chữa.
Ví dụ như một thiết bị gặp trục trặc trong việc đo lượng dầu trong máy, nhân viên bảo trì có thể thiết kế một chiếc cốc gắn kèm cân để khắc phục vấn đề này.
2.4. Bảo dưỡng sửa chữa
Với phương pháp này, nhân viên bảo trì sẽ không kiểm tra hay thay thế các phụ tùng mà giữ lại những thiết bị hư hỏng để sửa chữa hoặc thay thế. Phương pháp này thường được áp dụng ở các máy móc đáp ứng điều kiện như:
- Là thiết bị không gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nếu bị hư hỏng.
- Chi phí sửa chữa/ thay thế linh kiện rẻ.
- Thiệt hại không đáng kể.
- Sửa chữa dễ dàng và nhanh chóng.
Đọc thêm: Nhân viên bảo trì cần có kỹ năng gì? tìm việc làm ở đâu?
Tìm hiểu những phương pháp bảo trì phổ biến
2.5. Bảo trì sản xuất tổng hợp (TPM)
Đây là hoạt động bảo trì liên quan đến máy móc điều hành sản xuất trong việc bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị máy móc. Bảo trì sản xuất tổng hợp bao gồm các công việc như vệ sinh, bôi trơn, siết chặt đai ốc và bu lông, kiểm tra hàng ngày (tình trạng của thiết bị), sửa chữa cơ bản (thay thế ông bị rò rỉ, đầu hàn),...
TPM nhằm hướng đến các mục tiêu:
- Phát triển các máy móc điều hành có khả năng xác định dấu hiệu hỏng hóc càng sớm càng tốt bởi máy điều hành sản xuất có thể cho biết tình trạng cụ thể của thiết bị, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất.
- Tạo môi trường làm việc gọn gàng, sạch sẽ để tạo hiệu quả cao nhất.
Trên đây là những thông tin về khái niệm maintenance là gì trong lĩnh vực máy móc cũng như các phương pháp bảo trì theo từng nhu cầu. Joboko.com hy vọng nội dung này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình sử dụng các thiết bị máy móc.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.