Mô tả công việc của Nhân viên tư vấn khóa học
MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của nhân viên tư vấn khóa học
2. Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng đối với nhân viên tư vấn khóa học
3. Cơ hội nghề nghiệp của việc làm nhân viên tư vấn khóa học, tư vấn viên
Nhân viên tư vấn khóa học là cầu nối giữa các bậc phụ huynh, học sinh và những người có nhu cầu học tập với các tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục, thường là các trung tâm ngoại ngữ, trung tâm dạy nghề, trung tâm năng khiếu,... Họ chịu trách nhiệm tìm kiếm học viên tiềm năng, cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến khóa học cho những người quan tâm và theo sát, hỗ trợ học viên trong suốt quá trình học.
Công việc chi tiết của nhân viên tư vấn khóa học là gì?
1. Mô tả công việc của Nhân viên tư vấn khóa học
Các nhiệm vụ cụ thể của nhân viên tư vấn khóa học ở trung tâm, trường học khác nhau sẽ không giống nhau, tùy vào quy mô và đối tượng học sinh, học viên. Dù vậy, công việc chính cũng sẽ xoay quanh:- Liên hệ với khách hàng (là học sinh, phụ huynh học sinh và những người có nhu cầu học tập) qua các kênh khác nhau như điện thoại, nhắn tin, mạng xã hội, ...
- Tìm hiểu nhu cầu học tập của khách hàng.
- Giới thiệu tới khách hàng những khóa học của trung tâm phù hợp với nhu cầu của họ: học phí, thời gian học tập, chính sách ưu đãi, giảng viên là ai, trình độ ra sao, ....
- Tiếp nhận ý kiến, thắc mắc, phản hồi của khách hàng và kịp thời giải đáp.
- Với những học viên tuyển sinh thành công thì cần làm thủ tục nhập học cho họ.
- Theo dõi quá trình học tập, viết đánh giá và gửi cho phụ huynh (nếu cần).
- Giữ liên lạc với những khách hàng tiềm năng.
- Tham gia tổ chức các sự kiện giới thiệu khóa học.
- Viết báo cáo tình hình tuyển sinh và gửi lên trưởng bộ phận, giám đốc trung tâm.
- Tham gia các khóa đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn dành cho nhân viên tư vấn.
Đọc thêm: Nghề tư vấn: Công việc hấp dẫn chỉ phù hợp với những người giỏi giao tiếp?
Xin việc làm nhân viên tư vấn khóa học yêu cầu những kỹ năng gì?
2. Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng đối với nhân viên tư vấn khóa học
Nhà tuyển dụng thường không yêu cầu quá khắt khe về bằng cấp đối với vị trí nhân viên tư vấn khóa học; chỉ cần có bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng trở lên là có thể ứng tuyển vào vị trí này. Tuy nhiên, những người được đào tạo bài bản, có bằng Cử nhân trở lên sẽ có nhiều cơ hội được thăng tiến lên các vị trí cao hơn như chuyên viên tư vấn tuyển sinh hay trưởng bộ phận.
Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn, chăm sóc khách hàng cũng rất cần thiết khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên tư vấn khóa học này. Ngoài ra, ứng viên còn phải đáp ứng tốt những yêu cầu về kỹ năng mềm như:
- Am hiểu các khóa học của trung tâm để có thể linh hoạt xử lý trong quá trình tư vấn cho khách hàng.
- Kỹ năng giao tiếp tốt, thuyết phục người nghe.
- Ngoại hình ưa nhìn, tác phong làm việc chuyên nghiệp (đối với nhân viên tư vấn khóa học trực tiếp tại trung tâm).
- Linh hoạt, khéo léo, kỹ năng xử lý vấn đề tốt.
- Có chuyên môn, thành tích tốt về lĩnh vực đào tạo của trung tâm là một lợi thế (ví dụ nhân viên tư vấn khóa học tiếng Anh sử dụng thành thạo ngoại ngữ này).
- Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Chịu được áp lực cao trong công việc (áp lực doanh số, đối phó với những khách hàng khó tính, ...).
Đọc thêm: Có những vị trí việc làm nào cho Nhân viên tư vấn
3. Cơ hội nghề nghiệp của việc làm nhân viên tư vấn khóa học, tư vấn viên
Nhu cầu tuyển dụng nhân viên tư vấn khóa học hiện nay khá lớn, mức thu nhập cũng khá hấp dẫn, có thể lên đến 15 triệu đồng/tháng đối với những người hoàn thành tốt công việc. Trong khi đó, yêu cầu bằng cấp lại không hề cao nên đây đang trở thành mục tiêu theo đuổi của rất nhiều bạn trẻ. Ngoài trở thành nhân viên tư vấn khóa học thì người tìm việc có thể đảm nhận nhiều vai trò khác như nhân viên tư vấn tuyển sinh, nhân viên tư vấn tài chính. Cơ hội nghề nghiệp ngành tư vấn nói chung và tư vấn khóa học nói riêng luôn rộng mở nên bạn hãy trau dồi kỹ năng để tạo CV xin việc nhân viên tư vấn chuyên nghiệp giúp ứng tuyển vị trí phù hợp.
Đặc biệt, nếu bạn có sự nỗ lực, cố gắng thì trong tương lai sẽ có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao như trưởng phòng tư vấn, chuyên viên tư vấn,... Tuy nhiên, công việc nào cũng sẽ có hai mặt nên trước khi ứng tuyển, bạn hãy cân nhắc kỹ càng. Để biết rõ hơn về những lợi ích cũng như thách thức mà bạn phải đối mặt khi ứng tuyển việc làm tư vấn viên, JOBOKO chia sẻ thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. Bạn đọc hãy tham khảo để có cái nhìn khách quan, từ đó đưa ra lựa chọn nghề nghiệp sáng suốt.
Xem thêm: Ưu và nhược điểm của nghề Tư vấn viên
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.