Ngành ngân hàng - Nghề hot liệu có ngọt?
Những tiến bộ khoa học công nghệ đang làm thay đổi ngành ngân hàng trên quy mô toàn cầu. Từ ngân hàng bán lẻ, mobile bank (dịch vụ ngân hàng di động) đến neobank (ngân hàng thế hệ mới), công nghệ đã và đang ảnh hưởng đến mọi khía cạnh hoạt động của ngân hàng và mở ra tương lai số hóa cho các ngân hàng từ truyền thống đến hiện đại. Trong bối cảnh đó, các nhân viên ngành ngân hàng sẽ phải làm gì để thích ứng với những thay đổi này? Liệu ngành ngân hàng có còn thực sự hot và tạo ra nhiều quả ngọt cho những người trong nghề?
MỤC LỤC:
1. Xu hướng phát triển ngành ngân hàng
2. Các vị trí việc làm ngành ngân hàng
3. Mức lương ngành ngân hàng
4. Thời gian thử việc ngành ngân hàng
5. Cơ hội thăng chức ngành ngân hàng
6. Những thách thức trong ngành ngân hàng
Cơ hội việc làm của ngành ngân hàng có tốt không?
1. Xu hướng phát triển ngành ngân hàng
Việc làm ngành ngân hàng đang biến động mạnh do những tác động của công nghệ hiện đại và của chính sự cạnh tranh giữa con người với con người. Con đường sự nghiệp truyền thống, được tuyển và rồi dần dần thăng chức trong một ngân hàng nhờ sự trung thành và số năm kinh nghiệm tăng lên đã không còn tồn tại.
Deutsche Bank là một ví dụ điển hình. Công ty này cho biết họ đã cắt giảm tới 20,000 nhân viên hay 1/5 số nhân viên trên toàn cầu. CEO Bank of America cũng cho biết họ đã cắt giảm tới 100,000 nhân viên trong chưa đầy một thập kỷ, chủ yếu là nhờ việc áp dụng công nghệ và nhu cầu cắt giảm chi phí để tăng lợi thế cạnh tranh. Trên thực tế, Bank of America cho biết chính trí tuệ nhân tạo AI và quá trình tự động hóa robot đã giúp họ cắt giảm tới 84,000 giờ làm việc mỗi năm.
Những tác động của công nghệ tới việc làm cũng đã được nêu rõ trong báo cáo The World Development Report 2019. Trong bản báo cáo này, Ngân hàng Thế giới đã nhấn mạnh rằng tính chất công việc về cơ bản sẽ thay đổi trong tương tai. Tuy nhiên, mặc dù tiến bộ công nghệ và tự động hóa giúp thực hiện nhiều công việc đơn giản, lặp đi lặp lại và sẽ dần thay thế những công việc không yêu cầu kỹ năng cao nhưng vẫn sẽ có những cơ hội mới mở ra cho các cá nhân thực sự có năng lực.
Đây là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đã có tới 3 cuộc cách mạng trước đó và ở mỗi cuộc cách mạng, chúng ta đều có những cách khác nhau để tồn tại. Vì thế nên sẽ chẳng thể có trường hợp máy móc thay thế hoàn toàn con người.
Điều này có nghĩa là mỗi cá nhân, tổ chức trong ngành ngân hàng và các ngành dịch vụ tài chính khác đều cần phải thay đổi suy nghĩ về vai trò của mình trong tương lai. Mỗi người đều phải tự mình nắm bắt những thay đổi để không bị bỏ lại phía sau cũng như học hỏi nhiều kỹ năng mới để biến những thay đổi này thành cơ hội cho bản thân.
Đọc thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng
2. Các vị trí việc làm ngành ngân hàng
Công nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ tới toàn ngành ngân hàng. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, những người thực sự có năng lực vẫn sẽ có rất nhiều cơ hội làm việc trong ngành này với chế độ đãi ngộ cực kỳ tốt. Trong số đó, phải kể đến những công việc như:
- Giao dịch viên ngân hàng: Giao dịch viên là bộ mặt của ngân hàng. Họ đều là những người thân thiện và phải có thái độ phục vụ tốt. Họ chịu trách nhiệm thực hiện những giao dịch đơn giản như mở số tiết kiệm, vấn tin tài khoản, mở tài khoản ngân hàng,...
- Nhân viên marketing ngân hàng: Là người giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng. Nhân viên marketing cũng chịu trách nhiệm lên kế hoạch chiến lược quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng và thực hiện những chiến lược này.
- Kiểm toán nội bộ: Kiểm toán là một công việc cực kỳ quan trọng trong môi trường ngân hàng. Kiểm toán nội bộ được coi là vị trí quản lý cấp trung, đảm bảo ngân hàng tuân thủ đúng pháp luật và quy định của nhà nước. Họ là người lên kế hoạch cho các chương trình kiểm toán toàn diện cho mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.
- Giám đốc chi nhánh: Là người quản lý, điều hành hoạt động của toàn bộ chi nhánh ngân hàng. Họ lên lịch làm việc, điều hành nhân viên để đảm bảo nguồn lực cho các công việc trong chi nhánh.
- Nhân viên tín dụng: Nhân viên tín dụng là người mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Họ là người tiếp thị các gói tín dụng cho khách hàng và xử lý hồ sơ liên quan khi khách hàng sử dụng dịch vụ. Họ cũng cần phải kiểm tra điểm tín dụng và những thông tin liên quan khác của các cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn sử dụng các gói tín dụng.
- Nhân viên xử lý dữ liệu: Là người vận hành, duy trì và bảo mật hệ thống thông tin ngân hàng và các thiết bị trong hệ thống. Cuối mỗi ngày làm việc, nhân viên xử lý dữ liệu sẽ phải cân bằng sổ cái tài khoản cũng như tạo không gian cho các giao dịch ngoại lệ. Nhân viên xử lý dữ liệu cũng là người tạo hồ sơ bảo mật cho nhân viên ngân hàng.
Các vị trí việc làm ngành ngân hàng phổ biến
3. Mức lương ngành ngân hàng
Năm 2020, ngân hàng vẫn giữ vững vị trí là một trong những ngành có mức lương cao nhất tại Việt Nam. CEO ngân hàng có thể nhận mức lương lên đến US$30,000 tháng, tương đương với khoảng 8,4 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, đây đều là những vị trí lãnh đạo cấp cao với trên 10 năm kinh nghiệm.
Mức lương thấp nhất ngành ngân hàng cũng rơi vào khoảng US$500 - US$800 đối với những người có dưới 2 năm kinh nghiệm. Mức lương này sẽ tăng dần lên US$1000, US$1500, US$2000 theo số năm kinh nghiệm.
Mức lương cụ thể đối với các vị trí việc làm phổ biến được liệt kê trên đây như sau:
- Giao dịch viên ngân hàng: 6,8 - 16 triệu đồng/tháng.
- Kiểm toán nội bộ: 9,7 - 30 triệu đồng/tháng.
- Giám đốc chi nhánh: 30,3 - 90 triệu đồng/tháng.
- Nhân viên tín dụng: 9,3 - 15 triệu đồng/tháng.
- Nhân viên xử lý dữ liệu: 8 - 11 triệu đồng/tháng.
4. Thời gian thử việc ngành ngân hàng
Nhờ có mức lương cao mà việc làm ngành ngân hàng luôn được coi là nghề hot của mọi thời đại. Tuy nhiên, nghề hot liệu có ngọt? Những tiêu chí tuyển dụng của ngành ngân hàng hiện nay phải nói là cực kỳ khắt khe, từ ngoại hình cho tới kiến thức chuyên môn. Các ngân hàng thường không chỉ có một mà là nhiều vòng khỏng vấn khác nhau với tỷ lệ chọi cực cao, có khi lên tới 1/100.
Sau khi vượt qua vòng tuyển dụng vào ngân hàng, ứng viên sẽ phải trải qua một giai đoạn gian nan tiếp theo là thử việc. Thời gian thử việc trong các ngân hàng thường là 3 - 6 tháng, cũng có những ngân hàng yêu cầu thử việc đến 1 năm. Trong khoảng thời gian dài như vậy, chỉ có những ứng viên thực sự chất lượng mới có thể bám trụ để trở thành nhân viên chính thức.
5. Cơ hội thăng chức ngành ngân hàng
Nhân viên ngân hàng thường dành 2 năm đầu làm việc để học tập những kiến thức và kỹ năng mới từ những người có kinh nghiệm hơn. Đây cũng là thời gian để họ đọc thêm nhiều sách chuyên ngành hay tham gia vào các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm. Công việc chủ yếu trong giai đoạn này là lập ngân sách, lên kế hoạch làm việc, công việc hành chính và viết báo cáo. Trong những năm đầu, kỹ năng giao tiếp là quan trọng nhất.
Sau 5 năm làm việc, họ sẽ trở thành những nhân viên cao cấp của ngân hàng và có thể được giao nhiệm vụ đào tạo nhân viên mới. Người lãnh đạo giỏi là một nhân tố cực kỳ quan trọng của bất cứ tổ chức nào; vì thế mà những người làm việc hiệu quả, chăm chỉ và sáng tạo sẽ luôn được ưu tiên. Nhiều người có thể theo học bằng Thạc sĩ trong thời gian này, sau khi đã tích lũy được một vài năm kinh nghiệm. Theo một vài thống kê, khoảng 20% nhân viên ngân hàng sẽ nghỉ việc trong thời gian này, chủ yếu là để chuyển sang một lĩnh vực khác như tài chính, đầu tư hoặc kế toán.
Những người còn tiếp tục sự nghiệp ngân hàng sau 10 năm đều là những người tài giỏi và tâm huyết với nghề. Lúc này, hầu hết họ đã đạt đến vai trò CEO hoặc giám đốc chi nhánh với mức lương cao và thường có xu hướng gắn bó với công việc cả đời.
Theo đuổi ngành ngân hàng, bạn phải đối mặt với những thách thức gì?
6. Những thách thức trong ngành ngân hàng
Bước vào thập kỷ mới, ngành ngân hàng đang thực hiện các bước chuyển mình mạnh mẽ trong mô hình kinh doanh, áp dụng công nghệ tiên tiến,... Sự trỗi dậy của các start-up phi ngân hàng hay còn gọi là FinTech cũng đang thay đổi cục diện môi trường cạnh tranh trong ngành này. Nó đặt ra yêu cầu cho các ngân hàng truyền thống phải tái cơ cấu cấu trúc và định hình lại phương thức kinh doanh của mình.
Trong thời đại công nghệ, khi mà các cuộc tấn công thông tin diễn ra ngày càng nhiều và mối quan tâm về quyền riêng tư của người dùng ngày càng được nâng cao thì các ngân hàng cũng sẽ phải đối mặt với các quy định và khung pháp lý chặt chẽ hơn. Nếu họ không tuân thủ những quy định này thì sẽ phải trả một cái giá rất đắt.
Làm thế nào để giữ chân khách hàng cũng là một vấn đề khiến cho nhiều ngân hàng phải đau đầu. Khách hàng ngày nay đều là những người thông minh và hiểu biết. Họ mong đợi nhiều hơn ở dịch vụ khách hàng của nơi mà họ chọn. Nếu như một khách hàng không hài lòng, họ hoàn toàn có thể chuyển sang sử dụng dịch vụ của một ngân hàng khác tốt hơn.
Những thách thức của ngành ngân hàng cũng khiến cho tiêu chí tuyển dụng nhân viên trong ngành này ngày càng cao. Với tỷ lệ chọi lên tới 1/100, các cá nhân muốn bước chân vào ngành phải thực sự cố gắng, rèn luyện cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm. Đặc biệt, họ phải là những người nhạy bén, có khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ mới vào thực tế công việc. Một khi đã thành công, tất cả những công sức mà họ bỏ ra sẽ được đền đáp xứng đáng.
Công việc của Giao dịch viên ngân hàng là làm gì?
Trong số những vị trí của ngành ngân hàng thì giao dịch viên là vị trí được tuyển dụng nhiều và phổ biến nhất. Nếu bạn đang có ý định ứng tuyển việc làm ngành ngân hàng thì đừng bỏ lỡ tham khảo yêu cầu công việc cũng như nhiệm vụ mà mình cần đảm nhận để trau dồi, chuẩn bị hành trang tốt nhất để vượt qua phỏng vấn nhé.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.