Ngành hàng không liệu có phải lĩnh vực xu hướng? triển vọng phát triển ra sao?
Các vai trò công việc trong ngành hàng không rất đa dạng, từ kỹ sư hàng không vũ trụ, kiểm soát viên không lưu, phi công thương mại, kỹ sư đến phi hành đoàn,... Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về ngành này, triển vọng phát triển và một số cơ hội nghề nghiệp tiêu biểu, phổ biến.
MỤC LỤC:
I. Ngành hàng không liệu có phải lĩnh vực xu hướng?
II. Triển vọng phát triển của ngành hàng không, thu nhập và cơ hội nghề nghiệp
Xu hướng phát triển của ngành hàng không trong tương lai
I. Ngành hàng không liệu có phải lĩnh vực xu hướng?
Ngành hàng không cần các chuyên gia có trình độ và nhiều bộ kỹ năng chuyên nghiệp để phục vụ công việc. Nhiều công việc bao gồm các nhiệm vụ tập trung vào dịch vụ khách hàng, đòi hỏi kỹ năng giao tiếp và tương tác mạnh mẽ. Trong khi đó, một số vai trò hàng không yêu cầu bằng đại học, chẳng hạn như phi công và chuyên gia kiểm soát không lưu.
Sự phát triển của khoa học - công nghệ thúc đẩy giao lưu hợp tác kinh tế trên toàn cầu và nhu cầu du lịch cũng rất lớn, dẫn tới sự phát triển của các dịch vụ hàng không. Vào năm 2019, nhu cầu giao thông hàng không toàn cầu ước tính tăng 4,2% so với năm 2018.
Trên phạm vi toàn cầu, di chuyển bằng đường hàng không dự kiến sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực đến năm 2030 (trừ những giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai). Những vấn đề khách quan tác động sẽ được bù đắp bằng sự gia tăng số lượng hành khách. Từ năm 2019 - 2038, số lượng hành khách hàng không dự kiến sẽ tăng trưởng hàng năm là 4,6%. Có thể nói, ngành hàng không chính là một trong những lĩnh vực xu hướng hiện nay.
Các hãng hàng không giá rẻ và các hãng hàng không trong khu vực đã cách mạng hóa việc kinh doanh hàng không với việc giới thiệu các mô hình kinh doanh giá rẻ sáng tạo. Nhu cầu hàng không cũng được thúc đẩy bởi tầng lớp trung lưu ở các thị trường mới nổi. Việt Nam cũng là một trong những thị trường hàng không phát triển nhanh nhất trên thế giới.
II. Triển vọng phát triển của ngành hàng không, thu nhập và cơ hội nghề nghiệp
1. Nhu cầu của thị trường
Theo thống kê của Cục Hàng không, thị trường hàng không năm 2019 của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh. Sản lượng hành khách thông qua hệ thống cảng hàng không, sân bay ước đạt 115,5 triệu lượt hành khách, tăng 11,8% so với năm 2018. Vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt gần 55 lượt triệu hành khách, tăng 11,4% so với năm 2018. Xu hướng tăng trưởng như vậy dẫn đến nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng và đặc biệt là tuyển dụng nhân sự có trình độ, kỹ năng phù hợp.
Sự ra đời của hãng hàng không mới như Bamboo Airways là một bằng chứng cho thấy sự phát triển của thị trường hàng không ở Việt Nam tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người. Tổng quan nhân lực ngành hàng không Việt Nam hiện khoảng 44 nghìn người, dự báo trong giai đoạn từ năm 2020 - 2025, ngành sẽ cần trên 58.000 nhân lực.
Ngành hàng không có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực lớn
2. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc của mỗi vị trí trong ngành hàng không sẽ khác nhau, thông thường là trong vòng 2 tháng theo quy định của luật lao động (đối với khối văn phòng, kỹ sư,...). Trong khi đó, tiếp viên hàng không hay phi công cần thời gian tập huấn, huấn luyện và thử việc dài hơn (tuỳ vào từng hãng hàng không).
3. Mức lương khởi điểm
Mức lương khởi điểm của nhân lực trong ngành hàng không cao hơn rất nhiều so với các ngành khác. Thông thường, một tiếp viên hàng không chưa có kinh nghiệm nhận mức lương cơ bản là 4,5 triệu đồng, sau đó cộng thêm các khoản phụ cấp giờ bay, chặng bay, thành tích, v.v. Tổng thu nhập của một tiếp viên hàng không có thể lên tới khoảng 21 - 23 triệu đồng khi mới bắt đầu.
Lương khởi điểm của phi công có thể gây "choáng": Lương trung bình của một phi công Vietnam Airlines là 150 triệu đồng/tháng. Những người chưa có kinh nghiệm có thể nhận ở mức 100 triệu đồng/tháng. Những kỹ sư máy bay cũng có lương khởi điểm khá cao, từ 15 - 20 triệu. Các vị trí khối văn phòng như hỗ trợ chuyến bay,... có mức lương từ 7 - 10 triệu.
4. Mức lương theo năm kinh nghiệm
Các phi công và kỹ sư hay cấp quản lý trong ngành hàng không với nhiều năm kinh nghiệm có thu nhập cao hơn những vị trí khác hoặc những người có ít kinh nghiệm hơn. Những tiếp viên hàng không có kinh nghiệm nhận lương lên tới 30 - 38 triệu đồng/tháng, lương phi công có thể lên tới 200 - 300 triệu đồng/tháng khi đã có vài nghìn giờ bay. Lương kỹ sư máy bay từ 5 năm kinh nghiệm trở lên có thể ở mức khoảng 30 triệu đồng/tháng.
Tổng thu nhập của những người làm trong ngành hàng không sẽ tăng lên tuỳ vào trình độ, kinh nghiệm và chính sách của các hãng hàng không khác nhau nhưng nhìn chung, lương trong ngành này rất cao.
5. Cơ hội sự nghiệp
Khi nghĩ về nghề nghiệp trong ngành hàng không, chúng ta thường chỉ nghĩ đến phi công hay tiếp viên hàng không. Tuy nhiên, những công việc đó chỉ là một phần rất nhỏ trong số nhiều vai trò công việc khác thuộc lĩnh vực này. Các vị trí phổ biến nhất bao gồm:
- Tiếp viên hàng không.
- Phi công.
- Hỗ trợ hành chính: Thư ký, nhân viên nhập dữ liệu, nhân viên tiếp tân, chuyên viên truyền thông và PR, và những người làm việc trong bộ phận nhân sự xử lý hoặc giám sát việc tuyển dụng, các vấn đề quan hệ lao động, đào tạo.
- Nhân viên kiểm soát không lưu.
- Kỹ thuật viên điện tử.
- Điều phối chuyến bay.
- Nhân viên hỗ trợ (tại sân bay): Tiếp tân mặt đất, nhân viên nhà ga, điều phối viên, trợ lý đặc biệt, đại diện,...
- Nhà khí tượng học hàng không.
- Nhân viên dịch vụ hành khách.
- Nhân viên nhận đặt vé máy bay.
- Đại diện bán hàng (vé máy bay).
- Điều phối viên lịch trình phi hành đoàn.
- Nhân viên trạm hàng không.
- Nhân viên bán vé máy bay.
- Luật sư hàng không.
- Kỹ sư máy bay.
Cơ hội việc làm khi theo đuổi ngành hàng không rộng mở
5.1. Cơ hội làm việc tại Việt Nam
Nếu muốn phát triển sự nghiệp trong ngành hàng không, bạn có thể cân nhắc theo học các ngành ngôn ngữ, kinh doanh, du lịch, kỹ thuật hàng không, v.v. tuỳ vào sở thích và khả năng. Hiện nay, Việt Nam có một số hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Jetstar Pacific.
5.2. Cơ hội làm việc tại nước ngoài
Bởi vì nhân lực ngành hàng không ở trong nước còn thiếu nên rất ít người lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể xin vào các hãng hàng không quốc tế nếu muốn phát triển ở các môi trường công việc khác.
6. Khi nào thì được thăng chức?
Thời gian thăng chức của các vai trò trong ngành hàng không phụ thuộc vào kinh nghiệm, khả năng xử lý tình huống, những đóng góp thực tế và việc bạn có khả năng lãnh đạo, dẫn dắt hay không. Nhìn chung, bạn có thể mất từ 3 - 5 năm để thăng tiến lên một vị trí cấp cao hơn.
7. Cơ hội tăng thêm thu nhập
Nhiều vị trí công việc trong lĩnh vực hàng không cho phép bạn kiếm thêm thu nhập, từ việc bán hàng xách tay đến bán vé máy bay, v.v.
8. Thách thức
8.1. Khoảng cách về trình độ chuyên môn
Một trong những khó khăn lớn nhất của ngành hàng không và những người làm việc trong ngành này là khoảng cách về trình độ chuyên môn. Vậy thức tế thì khoảng cách tài năng thực sự có ý nghĩa gì và tại sao ngành hàng không phải vật lộn để tìm kiếm tài năng? Nói một cách đơn giản, đây là một cuộc thảo luận về số lượng/chất lượng, cung/cầu.
Ngành hàng không có nhu cầu trước mắt và lâu dài đối với nhân viên có phạm vi kiến thức rộng hơn và kỹ năng chuyên nghiệp. Trong khi đó, nhiều nhân sự đầu vào chưa có kỹ năng quan trọng cần thiết để tồn tại và phát triển trong doanh nghiệp. Có thể nói, ngành hàng không đang trải qua một sự thay đổi cơ bản do tiến bộ công nghệ và thay đổi năng suất dẫn đến nhu cầu mới về các kỹ năng thực tế và có liên quan - những kỹ năng mà trước đây có thể không tồn tại.
Những cách truyền thống cung cấp nhân tài cho ngành công nghiệp này không còn khả thi. Do đó, nếu muốn phát triển sự nghiệp lâu dài trong ngành này, bạn cần có bằng cấp chuyên môn và không ngừng học hỏi, tích luỹ để đáp ứng được các yêu cầu thực tế của công việc.
Những thách thức phải đối mặt khi theo đuổi ngành hàng không
8.2. Ngành hàng không phụ thuộc nhiều vào công nghệ
Có thể nói, công nghệ đã thực sự mang đến một cuộc cách mạng hoá hàng không, tác động đến tất cả các bộ phận của ngành nghề. Công nghệ đang thúc đẩy kinh doanh hàng không mỗi ngày. Thế nhưng, sự phụ thuộc quá mức vào công nghệ cũng dẫn đến các vấn đề cho ngành hàng không. Vì sao? Công nghệ tiên tiến giúp cuộc sống của mọi người an toàn hơn nhưng một lỗi duy nhất có thể khiến toàn bộ hệ thống sụp đổ.
Các hãng hàng không phụ thuộc vào công nghệ để thực hiện tất cả mọi nhiệm vụ, từ đặt vé máy bay đến duy trì liên lạc với phi hành đoàn. Bất kỳ một cá nhân nào thao tác lỗi hay để xảy ra một sự gián đoạn nhỏ cũng khiến hãng hàng không và hành khách có thể phải trả giá đắt. Thất bại về mặt công nghệ có thể khiến toàn bộ hoạt động thực sự bị tê liệt.
Công nghệ đóng vai trò không thể thiếu trong việc tăng cường an toàn và an ninh cho hành khách. Do đó, mỗi vai trò trong ngành hàng không cần chú ý thích nghi với những đổi mới công nghệ mới nhất để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sai sót.
Ngành hàng không là ngành có tốc độ phát triển cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập lý tưởng. Tuy nhiên, ngành này cũng có yêu cầu cao với chất lượng nhân sự và đặc biệt là khả năng sử dụng công nghệ cũng như các kỹ năng mềm, kỹ năng thực hiện công việc theo đúng quy trình tiêu chuẩn. Bạn có thể dựa vào những thông tin trong bài viết để cân nhắc và ra quyết định xem có muốn phát triển sự nghiệp của mình trong lĩnh vực hàng không hay không.
Tiếp viên hàng không học trường gì? thi khối nào?
Tiếp viên hàng không là việc làm nhiều bạn trẻ mơ ước và mong muốn được đảm nhận công việc này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết để trở thành tiếp viên hàng không chuyên nghiệp thì học trường nào? thi khối gì? Nhằm giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc, JobOKO sẽ cung cấp thông tin chi tiết trong bài viết sau.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.