Đi làm muộn, giải thích với sếp thế nào thì hợp lý?
Đi làm muộn là việc không ai mong muốn bởi vừa khiến bạn bị người khác đánh giá lại bị phạt hoặc trừ lương, tuy nhiên trong một số trường hợp bạn không thể kiểm soát được tình trạng này thì đưa ra lý do thuyết phục là điều vô cùng cần thiết. Những lý do JOBOKO gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn tránh lúng túng khi giải thích với quản lý của mình, cùng theo dõi nhé.
MỤC LỤC:
I. Những lý do phổ biến để giải thích khi bạn đi làm muộn
II. Người quản lý nên phản ứng thế nào khi nghe nhân viên trình bày lý do đi làm muộn?
Bạn sẽ cần giải thích với cấp trên khi đi làm muộn
I. Những lý do phổ biến để giải thích khi bạn đi làm muộn
1. "Tắc đường nghiêm trọng quá"
"Tôi rất xin lỗi vì đã đến trễ, một làn đường bị phong tỏa dẫn tới tắc đường nghiêm trọng". Có thể nói, đây là một trong lý do phổ biến nhất mà mọi người thường dùng để giải thích lý do đi làm muộn. Tắc đường là yếu tố khách quan, không phải lỗi của bạn. Ngoài ra, cũng không có bằng chứng nào có thể chứng minh rằng bạn đang nói dối.
2. "Một thành viên trong gia đình bị ốm"
Một lời nói dối vô hại sẽ không làm tổn thương bất cứ ai. Hãy nói với người quản lý của bạn rằng vợ/chồng hoặc con bạn cần được chăm sóc y tế vào lúc 8 giờ sáng. Có lẽ đó cũng là một cách để giải thích vì sao bạn đến văn phòng muộn. Thậm chí, sếp của bạn có thể sẽ bày tỏ một chút quan tâm hoặc cảm thông.
3. "Xe của tôi bị hỏng"
Lái xe đi làm có nhược điểm của nó. Đôi khi, những điều tồi tệ xảy ra và chiếc xe của bạn không khởi động vào buổi sáng. Bạn có thể đổ lỗi cho phương tiện của mình.
4. "Người giữ trẻ của gia đình đến trễ"
Nếu bạn có con, bạn có thể nói rằng người giữ trẻ của gia đình đã đến trễ vào sáng hôm đó và bạn không thể để bọn trẻ ở nhà một mình. Thông thường thì ông chủ của bạn cũng sẽ không thể nói lại được lý do này vì bản thân nó đã rất hợp lý rồi.
5. "Tôi bị cảnh sát giao thông chặn lại"
Khi gặp rắc rối vì đến muộn, bạn có thể đổ lỗi cho cảnh sát, chẳng hạn như nói rằng bạn đã bị yêu cầu dừng lại trên đường khiến thời gian đi làm bị trì hoãn. Tuy nhiên, đừng bao giờ nói với sếp rằng bạn bị bắt vì đi quá tốc độ bởi vì có thể họ sẽ muốn thấy bằng chứng, chỉ cần nói rằng cảnh sát đã tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên.
6. "Thú cưng của tôi bị xổng ra ngoài"
Đôi khi, nguyên nhân khiến bạn đi làm muộn chỉ là vì máy sấy bỗng dưng "dở chứng" vào buổi sáng. Tuy nhiên, bạn không thể nói thật như thế với sếp. Hãy nói rằng bạn đã dành nửa giờ để đuổi theo thú cưng của mình vì nó bị xổng ra ngoài. Nếu người quản lý của bạn là người yêu động vật thì rất có thể họ sẽ thông cảm và bỏ qua.
7. "Ống nước bị vỡ"
Sử dụng những lời bào chữa sẽ khiến sếp đồng cảm hơn với bạn, chẳng hạn như nói rằng ống nước ở nhà bị vỡ. Không có bằng chứng nào về việc nó có thực sự xảy ra hay không. Bạn cũng có thể thêm vào rằng bạn phải đợi thợ sửa đến và lau nhà nên đã đi làm muộn.
8. "Tôi cảm thấy không khỏe"
Tất cả chúng ta đều có những buổi sáng mà khi thức dậy, tất cả chỉ là cảm giác mệt mỏi. Chắc chắn rằng sếp của bạn cũng có những ngày như vậy, vì vậy bạn có thể sử dụng lý do này như một cái cớ để giải thích cho sự chậm trễ của bạn. Bạn có thể nói rằng mình cảm thấy chóng mặt hoặc bị nôn và hoàn toàn cảm thấy không khỏe.
Một số lý do đi làm muộn hợp lý sẽ khiến cấp trên của bạn cảm thông
9. "Tôi bỏ quên túi ở cửa hàng"
Một lý do phổ biến khác mà những nhân viên nữ có thể sử dụng là bỏ quên túi ở cửa hàng. Chẳng hạn, bạn nói rằng trên đường đi làm bạn đã dừng lại để mua một chai sữa nhưng sau đó lại bỏ quên túi. Ngay khi nhận ra, bạn đã quay trở lại nhưng lúc ấy đã là 9 giờ 30 phút.
10. "Thời tiết xấu quá"
Nếu thức dậy sau cơn ác mộng khủng khiếp khiến bạn không còn sức lực để đi làm đúng giờ, tốt nhất bạn nên nghĩ ra một lý do hợp lý hơn để giải thích với sếp. Hãy nói rằng thời tiết quá khắc nghiệt hoặc mưa lớn khiến đường bị ngập,... Dĩ nhiên điều này chỉ hiệu quả nếu nơi ở của bạn ở xa công ty và thậm chí là có điều kiện thời tiết khác nhau.
11. "Xe buýt trễ"
Đối với những người sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi làm, lý do này cũng rất thuyết phục. Bạn có thể gọi cho quản lý và nói rằng xe buýt bị hỏng hoặc bị trễ. Đây là lý do hoàn hảo cho việc đến muộn. Đôi khi có những lý do thuyết phục nhưng sếp có thể sẽ mất niềm tin, vậy làm gì khi sếp mất niềm tin nơi bạn? hãy cùng tìm hiểu để tạo niềm tin với sếp của mình nhé.
12. "Tôi có hẹn với bác sĩ"
Một lựa chọn khác dành cho bạn là nói dối rằng bạn đã đặt lịch hẹn vào trước giờ đi làm nhưng vì phòng chờ quá đông nên bác sĩ không thể gặp bạn sớm hơn được. Việc bạn có vấn đề về sức khỏe có thể thu hút sự quan tâm của sếp bạn và họ sẽ không tập trung vào lỗi đi làm muộn của bạn. Để lời giải thích thuyết phục hơn, bạn cũng có thể tỏ ra ốm yếu hoặc giả vờ ho chẳng hạn.
13. "Gia đình tôi có người mất"
Cái cớ này khá nghiêm trọng, nhưng nếu việc đi làm muộn dẫn đến những bất lợi lớn cho công việc của bạn thì có lẽ bạn đành phải đưa ra một lời nói dối kinh khủng. Giải thích rằng một thành viên của gia đình đã qua đời đêm qua hoặc sáng sớm hôm nay là một cách đáng tin cậy để che đậy sự chậm trễ của bạn. Không có ông chủ nào lại đặt thêm câu hỏi chi tiết về vấn đề cá nhân này cả.
14. "Tôi phải gặp giáo viên của bọn trẻ"
Nếu bạn có con, hãy nói với người quản lý rằng hiệu trưởng hoặc cô chủ nhiệm đã mời bạn đến vì tình trạng của con bạn - có thể vì chúng nghịch ngợm hoặc bị ốm. Bạn cũng đừng quên thêm rằng vì cũng là một bậc phụ huynh nên bạn hy vọng họ hiểu cho những vấn đề phát sinh.
15. "Nhà tôi bị trộm"
Bạn không thể nói thật lý do khiến bạn đi làm muộn vì trót nói chuyện điện thoại quá lâu hoặc ngủ quên nên bạn cũng có thể nói rằng nhà bạn đã bị trộm vào đầu giờ sáng và bạn phải đợi cảnh sát đến giải quyết.
16. "Tôi bị tai nạn xe"
Bạn không cần phải phóng đại lý do này, chỉ cần thông báo cho sếp của bạn rằng một người lạ đã đâm vào sau xe của bạn trên đường đi làm và bạn phải đợi bên bảo hiểm đến.
17. "Tôi có vấn đề cá nhân"
Đôi khi, bạn không cần một câu chuyện dài để giải thích lý do tại sao bạn đến muộn. Đơn giản chỉ cần nói với người quản lý rằng bạn đã gặp một vài vấn đề cá nhân phát sinh trong đêm và bạn không muốn nói chi tiết về nó.
Đọc thêm: Làm sao để tồn tại trong môi trường nơi công sở đầy khắc nghiệt?
Đi làm muộn sẽ khiến bạn gặp rắc rối với sếp
18. "Tôi bị nước bẩn hắt vào người"
Nếu trời đang mưa, bạn phải đi bộ đến chỗ làm thì có thể lấy lý do rằng một chiếc xe hơi chạy ngang qua đã làm bắn nước bẩn lên người bạn. Không còn cách nào khác, bạn phải quay về nhà để đổi quần áo. Cái cớ này dù sao cũng vẫn tốt hơn là nói rằng bạn bị... người ngoài hành tinh bắt cóc.
19. "Tôi bị mất chìa khóa xe"
Đến đúng giờ là một trong những cách tốt nhất để chứng minh sự chuyên nghiệp tại nơi làm việc. Nhưng đôi khi, cuộc sống của bạn có thể có những vấn đề phát sinh đột ngột mà bạn không thể xử lý kịp thời. Nếu bạn đã có con và không may đi làm muộn, bạn có thể nói rằng do những đứa trẻ vứt chìa khóa xe đi nên bạn phải đi tìm rất lâu trước khi đến công ty.
20. "Tôi bị chuột rút vì đến kỳ kinh nguyệt"
Đôi khi, người phụ nữ có những đặc quyền mà đàn ông không có. Bạn có thể nói với sếp rằng bạn đến muộn là do bị chuột rút nghiêm trọng khi đến kỳ kinh nguyệt. Nếu người quản lý của bạn là đàn ông, có lẽ anh ấy sẽ cảm thấy không thoải mái khi thảo luận về điều đó và nếu sếp là một người phụ nữ thì rõ ràng là cô ấy hiểu nỗi đau của bạn.
II. Người quản lý nên phản ứng thế nào khi nghe nhân viên trình bày lý do đi làm muộn?
Biết được "phương pháp" mà nhân viên thường dùng để giải thích lý do khi đi làm muộn, những người quản lý, nhà lãnh đạo sẽ biết cách "đối phó" thông qua việc điều chỉnh quy định, chính sách nội bộ.
Trên thực tế, bạn cần phải hiểu rằng không phải lúc nào nhân viên của mình cũng nói dối hoặc tìm cái cớ cho việc họ đi làm muộn. Thường thì đó là những lời nói thật và nhiều lý do bất khả kháng. Một người quản lý giỏi nên có sự thấu hiểu và thông cảm cần thiết để có thể hiểu và bao dung cho cấp dưới trong một số tình huống nhất định.
Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là bạn phải chịu đựng việc nhân viên đi muộn hàng loạt hoặc một người đi muộn gần hết tuần. Một số giải pháp giúp bạn "can thiệp" kịp thời đó là:
- Đề ra chính sách thưởng - phạt phân minh: Những người cả tháng không nghỉ làm, không đi muộn về sớm nên được thưởng chuyên cần, trong khi người đi muộn sẽ bị phạt, đi muộn quá bao nhiêu ngày một tháng sẽ bị phạt nặng hơn, cảnh cáo...
- Khi ngày mai có nhiệm vụ quan trọng, hãy nhắc nhân viên phụ trách công việc đó rằng bạn không chấp nhận việc họ đi muộn.
- Xây dựng văn hóa công ty lành mạnh, tích cực bằng cách cho phép nhân viên có sự tự do nhất định, quan tâm đến họ nhưng đồng thời cũng yêu cầu họ chấp nhận những quy định về giờ giấc.
Cách xử lý khi đến phỏng vấn muộn
Không ai có thể đảm bảo rằng sẽ không bao giờ đến muộn nhưng bạn cũng không nên biến nó thành thói quen. Còn nếu bạn gặp phải tình huống bất khả kháng thì hy vọng những lý do kể trên sẽ giúp bạn giải quyết được tình hình căng thẳng ở nơi làm việc. Đặc biệt, không chỉ có đi làm muộn mà tình trạng ứng viên đến phỏng vấn muộn cũng thường xuyên xảy ra. Nếu rơi vào tình huống này, bạn sẽ xử lý ra sao?
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.