Có nên theo học ngành Quản trị kinh doanh không? dựa vào tiêu chí nào để quyết định?
Quản trị kinh doanh (Business Administration) luôn là một trong những chuyên ngành thu hút đông đảo sinh viên nhất trong khối kinh tế. Tuy nhiên, trước khi quyết định có nên theo học ngành này hay không, bạn nên cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố, cả thuận lợi và một số thách thức.
MỤC LỤC:
I. Cơ hội việc làm sinh viên ngành quản trị kinh doanh
II. Những thách thức đối với sinh viên ngành quản trị kinh doanh
Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh ra sao?
I. Cơ hội việc làm sinh viên ngành quản trị kinh doanh
Có thể nói quản trị kinh doanh là một trong những ngành học chưa bao giờ hết hot. Hiện nay, hầu hết các trường Đại học đều có ngành học quản trị kinh doanh. Sinh viên tốt nghiệp ngành này ra trường cũng có thể làm việc trong rất nhiều ngành nghề với vị trí công việc khác nhau, từ quản trị kinh doanh tổng hợp cho tới marketing, truyền thông, logistics, ....
Với số lượng doanh nghiệp thành lập mới lên tới hàng trăm ngàn mỗi năm, cơ hội việc làm sinh viên ngành quản trị kinh doanh sau khi ra trường đã không còn là câu hỏi khó. Họ có thể trở thành những:
- Nhân viên kinh doanh.
- Nhân viên phát triển thị trường.
- Nhân viên quan hệ khách hàng.
- Nhân viên thu mua.
- Nhân viên marketing - truyền thông.
- Nhân viên kế hoạch.
- Nhân viên quản lý bán hàng/quản lý sản xuất.
- Các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu, logistics.
- Các vị trí trong bộ phận nhân sự.
Sinh viên ngành quản trị kinh doanh thường là những người năng động, linh hoạt cộng với nền tảng kiến thức đa dạng trong ngành quản trị kinh doanh nên không khó để họ xin việc làm thành công sau khi ra trường, nhiều người thậm chí còn đi làm chính thức ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Không chỉ có nhiều cơ hội việc làm mà những sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh còn có thể nhận mức thu nhập khá lý tưởng. Thông thường, với các vai trò cơ bản nhất như Nhân viên kinh doanh, thu nhập trung bình bạn đạt được sẽ là khoảng 10 triệu/tháng - cao hơn kha khá so với các công việc khác. Chưa nói đến các vị trí lãnh đạo, quản lý cấp cao như Giám đốc kinh doanh thì lương có thể lên tới hơn 100 triệu/tháng.
Đọc thêm: Học quản trị kinh doanh ra làm gì? các trường đào tạo chất lượng
Khó khăn sinh viên ngành Quản trị kinh doanh phải đối mặt
II. Những thách thức đối với sinh viên ngành quản trị kinh doanh
Mặc dù cơ hội việc làm đa dạng nhưng quản trị kinh doanh cũng là một trong những ngành có tính cạnh tranh cao trên thị trường hiện nay, không chỉ cạnh tranh giữa các công ty với nhau mà thậm chí là giữa cả đồng nghiệp với đồng nghiệp. Công việc khá áp lực, luôn đòi hỏi cao về doanh số nên nhiều khi họ phải tăng ca liên tục vào buổi tối, cuối tuần.
Ngoài ra, sinh viên theo học ngành này cũng cần phải đáp ứng rất nhiều kỹ năng mềm khác bên cạnh nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc như kỹ năng quản lý, tư duy logic, kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng sắp xếp công việc một cách khoa học và đặc biệt là phải có đam mê với kinh doanh và chịu được áp lực cao trong công việc. Chỉ khi thực sự đam mê với kinh doanh thì họ mới có thể tự tạo được động lực để bản thân vượt qua những lúc khó khăn, áp lực nhất.
Bên cạnh công nghệ thông tin thì quản trị kinh doanh vẫn là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. 5 năm tới đây, dự kiến số lượng nguồn nhân lực liên quan đến ngành này cần thiết để cung cấp cho thị trường lao động có thể lên đến 270,000 người. Vì vậy, những người có nền tảng kiến thức, kỹ năng tốt cộng với việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ sẽ có rất nhiều cơ hội xin được việc làm tốt, lương cao.Đọc thêm: Những việc làm Hot cho cử nhân Quản trị kinh doanh
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.