Có nên xin việc Chuyên viên kinh doanh không? làm gì để ra quyết định?

22/02/2022 11:30
Trở thành chuyên viên kinh doanh, bạn sẽ có mức lương lý tưởng và được cung cấp môi trường làm việc năng động. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là bạn có thể tùy ý xin việc, thay vào đó, hãy đánh giá khách quan cơ hội, thách thức của nghề này và xem mình có phù hợp không.

Không khó để kể ra những cơ hội mà công việc Chuyên viên kinh doanh mang lại cho mọi người như lương cao, cơ hội thăng tiến... Dĩ nhiên, cũng như nhiều nghề nghiệp khác, luôn có khó khăn, thách thức mà bạn phải đối mặt khi lựa chọn làm Chuyên viên kinh doanh. Trước khi ra quyết định có nên xin việc vào vị trí này không, bạn nên hiểu rõ ưu điểm và thách thức, sau đó so sánh xem bạn có sẵn sàng vượt qua vất vả để đổi lại những "phẩn thưởng" - những giá trị bạn coi trọng không nhé.

MỤC LỤC:
I. Ưu điểm của nghề Chuyên viên kinh doanh
II. Thách thức khi làm Chuyên viên kinh doanh
III. Có nên xin việc làm Chuyên viên kinh doanh không?

co hoi va thach thuc khi tro thanh chuyen vien kinh doanh

Việc làm Chuyên viên kinh doanh mang đến cơ hội và khó khăn gì?

I. Ưu điểm của nghề Chuyên viên kinh doanh

1. Thu nhập tốt

Khi đảm nhiệm công việc Chuyên viên kinh doanh, ngoài mức lương cứng mỗi tháng, bạn sẽ có tiền hoa hồng, thưởng vượt KPI, ... Những khoản tiền này hoàn toàn phụ thuộc vào năng suất làm việc của bạn. Bạn càng chăm chỉ thì mức thu nhập lại càng cao. Nói cách khác, bạn sẽ làm chủ được tình hình tài chính của mình thay vì chỉ dựa vào mức lương cố định.

2. Không đặt nặng về bằng cấp

Mặc dù sở hữu tấm bằng Đại học các chuyên ngành liên quan như Quản trị kinh doanh hay Marketing sẽ cho bạn lợi thế nhất định khi cạnh tranh cho vị trí này nhưng điều đó không có nghĩa bằng cấp là yếu tố mang tính quyết định. Đừng quên đây là lĩnh vực thiên về kinh nghiệm làm việc thực tế. Do đó, nếu bạn đã hoạt động lâu trong ngành và sẵn sàng tham gia thêm các khóa học bên ngoài để lấy chứng chỉ chuyên sâu thì cơ hội trúng tuyển là vô cùng rộng mở.

Đọc thêm: Chuyên viên kinh doanh giỏi cần có kỹ năng gì?

3. Triển vọng nghề nghiệp đầy hứa hẹn

Nhu cầu nhân lực cho các vị trí trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và vị trí Chuyên viên kinh doanh nói riêng luôn ở mức cao. Ngay cả khi tình hình kinh tế, xã hội chuyển biến phức tạp thì các công ty, doanh nghiệp vẫn cần tuyển Chuyên viên kinh doanh để đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt. Do đó, bạn sẽ không phải lo lắng bị rơi vào tình trạng thất nghiệp khi theo đuổi sự nghiệp Chuyên viên kinh doanh.

4. Thời gian làm việc linh hoạt

Là một Chuyên viên kinh doanh, bạn sẽ không phải ngồi 8 giờ đồng hồ mỗi ngày tại văn phòng mà có thể chủ động sắp xếp lịch trình, công việc của mình tùy vào tình hình thực tế.
Bạn sẽ có thời gian ra ngoài gặp gỡ đối tác, trực tại cửa hàng, tham gia các sự kiện, hội thảo,... Bởi vậy mới có ý kiến cho rằng công việc Chuyên viên kinh doanh phù hợp với những người ưa sự linh hoạt, không thích bị gò bó.

5. Mối quan hệ rộng

Do đặc thù công việc phải tiếp xúc với nhiều người với nhiều hoàn cảnh khác nhau, bạn sẽ có cơ hội được học hỏi và xây dựng các mối quan hệ. Quan trọng hơn, thành công trong lĩnh vực kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tạo dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, v.v. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được mục tiêu cá nhân và cả mục tiêu của doanh nghiệp: nâng cao doanh số, tỷ lệ giữ chân khách hàng và củng cố thương hiệu doanh nghiệp.

II. Thách thức khi làm Chuyên viên kinh doanh

1. Áp lực về hiệu suất làm việc

Không ít người rơi vào tình trạng hiệu suất làm việc thấp do dành quá nhiều thời gian vào việc nhập dữ liệu, điền báo cáo, v.v. thay vì thực sự kinh doanh. Điều này không chỉ khiến họ thiếu chỉ tiêu đã đặt ra mà còn ảnh hưởng tới con đường phát triển sự nghiệp cá nhân.
Một giải pháp đơn giản giúp bạn khắc phục thách thức này là áp dụng công nghệ tự động hóa trong quá trình làm việc. Cụ thể, các phần mềm hỗ trợ kinh doanh sẽ giúp giảm tải nhiều công việc hành chính rườm rà, tốn thời gian để bạn tập trung làm những đầu việc quan trọng khác.

2. Chu kỳ bán hàng dài

Chu kỳ bán hàng dài hơn mức bình thường là một trong những thách thức mà Chuyên viên kinh doanh cần vượt qua. Có thể do nguồn tài chính eo hẹp, được tiếp cận với quá nhiều sản phẩm cùng loại, ... mà khách hàng cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định. Chính điều này vô hình chung đã làm giảm doanh số bán hàng.
Có thể khắc phục vấn đề này bằng cách đẩy nhanh lượng khách hàng tiềm năng xuống phễu bán hàng để rút gọn chu kỳ bán hàng. Ví dụ: liên tục thu hút và chăm sóc khách hàng tiềm năng để đẩy nhanh tiến độ và sớm chốt hợp đồng.

Đọc thêm: Phân biệt Nhân viên kinh doanh và Chuyên viên kinh doanh

3. Khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Cố gắng rao bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng không tiềm năng sẽ chỉ lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc của công ty. Vậy làm thế nào để đảm bảo những người mà bạn tiếp cận được sẵn sàng mua sản phẩm và bạn có thể thu lại lợi nhuận lớn cho công ty?
Điều quan trọng nhất là phải nắm được hình mẫu khách hàng lý tưởng. Nói cách khác, bạn phải xây dựng hồ sơ khách hàng: họ ở độ tuổi bao nhiêu, làm nghề gì, giới tính nào,... Tiếp đó, so sánh hồ sơ này với các đối tượng mà bạn đang tiếp cận xem có trùng khớp hay không. Nếu không, đừng tốn thêm thời gian.

co hoi va thach thuc khi tro thanh chuyen vien kinh doanh 2

Thách thức ứng viên phải đối mặt khi làm Chuyên viên kinh doanh

4. Luôn phải giữ gìn uy tín cá nhân

Doanh số bán hàng cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn tạo dựng niềm tin với khách hàng và giữ gìn uy tín của chính mình. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy được tôn trọng và đặt trọn niềm tin vào sản phẩm, dịch vụ của bạn. Ngược lại, dù vô tình hay cố ý, một ấn tượng xấu cũng có thể khiến hình ảnh mà bạn gây dựng bấy lâu sụp đổ nhanh chóng trong mắt họ.
Hãy luôn đặt tính trung thực và khả năng giữ lời hứa lên làm ưu tiên hàng đầu. Tuyệt đối không sử dụng mánh khóe để thao túng hay trục lợi cá nhân. Không chỉ thế, bạn có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình qua blog hay mạng xã hội để đưa hình ảnh của mình đến gần khách hàng hơn.

5. Thường xuyên bị từ chối

Đối phó với lời từ chối của khách hàng không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn dễ dàng bị nản lòng bởi việc này, mọi chuyện sẽ chỉ càng tồi tệ hơn. Cụ thể, không chỉ doanh số bán hàng bị ảnh hưởng mà chính bản thân bạn cũng cảm thấy tự ti trong thời gian dài.
Bạn cần hiểu rằng bị khách hàng từ chối là chuyện hoàn toàn bình thường khi làm công việc kinh doanh, bán hàng. Hãy xem đây là cơ hội để học hỏi và cải thiện bản thân.

III. Có nên xin việc làm Chuyên viên kinh doanh không?

Qua những cơ hội và thách thức được đề cập trong bài viết, chắc chắn bạn đã phần nào hiểu hơn về việc làm Chuyên viên kinh doanh. Để quyết định có nên xin việc làm Chuyên viên kinh doanh hay không, ngoài việc cân nhắc dựa vào ưu điểm và khó khăn của công việc, bạn cũng nên tự hỏi và trả lời các câu hỏi sau:

  • Mình có thích công việc này không? Có đáp ứng được yêu cầu cầu của nhà tuyển dụng không?
  • Đâu là ưu điểm lớn nhất? Liệu nó có đủ để mình bỏ qua các vấn đề khác hay không?
  • Những thách thức nào mình có thể vượt qua nếu chăm chỉ, nỗ lực?

Bằng cách đó, bạn có thể tự tìm ra câu trả lời tốt nhất cho mình. Mỗi người đều có thế mạnh và hạn chế riêng nên không ai giống ai, không có đáp án chuẩn cho tất cả. Trong trường hợp bạn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thực sự tự tin thì cũng đừng quyết định bỏ cuộc ngay. Thành công đến với những người xuất sắc và những người dám thử sức, nhất là trong một vai trò cạnh tranh như Chuyên viên kinh doanh.
Có thể thấy, việc làm Chuyên viên kinh doanh mang tới nhiều cơ hội nghề nghiệp nhưng cũng không ít khó khăn, thử thách. Nếu bạn đang ấp ủ dự định theo đuổi công việc đầy thú vị này, hãy dành thời gian trau dồi bản thân để vượt qua mọi trở ngại và không ngừng chinh phục những nấc thang cao hơn nhé!

tin mới

Mẹo trả lời câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh làm việc trong môi trường cạnh tranh nhưng bù lại thu nhập rất tốt. Hãy chuẩn bị trước những câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên kinh doanh để tăng cơ hội trúng tuyển.

18/06/2024 09:07

Mẹo trả lời câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Cách trả lời Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh dự án

Để tuyển được nhân viên kinh doanh dự án có tố chất, bạn cần thực hiện quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp và sử dụng các câu hỏi phỏng vấn hiệu quả. Tham khảo ngay bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh dự án chuyên nghiệp dưới đây.

17/06/2024 17:30

Cách trả lời Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh dự án

Công việc của Trưởng phòng kinh doanh là gì? lộ trình thăng tiến

Công việc cụ thể của Trưởng phòng kinh doanh bao gồm những gì, làm thế nào để trở thành một Trưởng phòng kinh doanh xuất sắc và những lưu ý quan trọng khi ứng tuyển vào vị trí này? Hãy cùng JobOKO tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

13/06/2024 15:00

Công việc của Trưởng phòng kinh doanh là gì? lộ trình thăng tiến

Tuyển dụng ngành Quản trị kinh doanh, các vị trí HOT

Ngành Quản trị kinh doanh cung cấp kiến thức về quản lý tổng hợp, kế toán, tài chính, quản lý dự án, nhân sự, marketing, kinh doanh quốc tế và hậu cần. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành quản trị kinh doanh có thể đảm nhận những vị trí nào?

11/06/2024 09:30

Tuyển dụng ngành Quản trị kinh doanh, các vị trí HOT

Mới ra trường có nên làm Nhân viên kinh doanh bất động sản?

Vị trí Nhân viên kinh doanh bất động sản không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm và có thể là một lựa chọn dễ dàng để thử sức. Tuy nhiên, trên thực tế, công việc này có phù hợp với các bạn mới tốt nghiệp hay không?

10/06/2024 14:30

Mới ra trường có nên làm Nhân viên kinh doanh bất động sản?

Ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì? tìm việc ở đâu uy tín?

Kinh doanh là một ngành thu hút nhiều bạn trẻ ứng tuyển. Mỗi vị trí có yêu cầu và mức lương khác nhau tùy theo kinh nghiệm và kỹ năng. Nếu bạn muốn theo đuổi lĩnh vực này, hãy cùng JobOKO tìm hiểu ngành kinh doanh có những vị trí nào thu nhập tốt nhất.

29/05/2024 16:30

Ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì? tìm việc ở đâu uy tín?

Nhân viên kinh doanh tour là gì? kịch bản sale tour hút khách

Ngành du lịch đang bùng nổ, kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh tour ngày càng tăng. Vậy công việc của nhân viên kinh doanh tour là gì và thu nhập có đáng mong đợi không? Bạn hãy khám phá trong bài viết dưới đây cùng JobOKO nhé.

28/05/2024 15:30

Nhân viên kinh doanh tour là gì? kịch bản sale tour hút khách

Quản lý kinh doanh là làm gì? kinh nghiệm tìm việc

Quản lý kinh doanh thường làm việc tại các công ty sản xuất, phân phối hoặc cửa hàng. Mô tả công việc của Quản lý kinh doanh sẽ được JobOKO chia sẻ cụ thể trong bài viết.

28/05/2024 13:30

Quản lý kinh doanh là làm gì? kinh nghiệm tìm việc

Những lưu ý mà nhân sự ngành sale cần biết khi viết CV

Gửi đi hàng loạt CV ứng tuyển nhưng bạn vẫn không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng? Không biết lý do không được nhận là do đâu? Tham khảo cách viết CV xin việc ngành kinh doanh, bán hàng dưới đây sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

26/01/2024 11:00

Những lưu ý mà nhân sự ngành sale cần biết khi viết CV

Nhân viên kinh doanh online lương cao không? kỹ năng cần có

Khi thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến phát triển mạnh thì các vị trí việc làm online như nhân viên kinh doanh, cộng tác viên có nhu cầu tuyển dụng cao hơn. Đặc biệt, mức lương nhân viên kinh doanh online cũng rất lý tưởng nên thu hút không ít ứng viên. Để đảm nhận vị trí này, ngoài kinh nghiệm thì kỹ năng cũng là yếu tố quan trọng.

30/03/2023 16:30

Nhân viên kinh doanh online lương cao không? kỹ năng cần có
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.