Top 10 việc làm "hot" nhất ngành công nghiệp trò chơi điện tử
Mức lương lý tưởng, môi trường làm việc năng động cùng với vô vàn cơ hội phát triển chính là những lý do tại sao lĩnh vực trò chơi điện tử lại hấp dẫn đến vậy. Nếu sở hữu được các kỹ năng thiết yếu cộng với niềm đam mê cá nhân thì không lý do gì có thể ngăn cản bạn chạm tay vào vị trí mơ ước trong ngành này.
MỤC LỤC:
1. Nhà phát triển game
2. Họa sĩ game
3. Họa sĩ diễn hoạt
4. Tester
5. Kỹ sư âm thanh
6. Nhà thiết kế game
7. Game thủ chuyên nghiệp
8. Biên kịch
9. Biên dịch
10. Chuyên viên marketing
Ngành công nghiệp trò chơi điện tử có những việc làm nào hấp dẫn?
Top 10 việc làm "hot" nhất ngành công nghiệp trò chơi điện tử
1. Nhà phát triển game
Có thể nói, nhà phát triển game chính là nhân sự chủ chốt trong lĩnh vực thiết kế trò chơi điện tử. Họ chịu trách nhiệm lập trình mọi ý tưởng về ảnh tĩnh, ảnh động cũng như âm thanh của trò chơi. Do đó, họ cần có một tầm nhìn rộng, lâu dài và đủ năng lực chuyên môn để triển khai vào thực tế.
Mặc dù các chứng chỉ, bằng cấp về khoa học máy tính (hoặc lĩnh vực liên quan) là điều kiện tiên quyết nhưng cũng có không ít nhà phát triển game thành công nhờ tự học, tự trau dồi bản thân. Cụ thể, họ đã miệt mài nghiên cứu, tham gia vào rất nhiều dự án khác nhau. Thậm chí nhiều người còn tự lập trình game riêng cho mình từ con số 0.
Đọc thêm: Ngành lập trình game, thiết kế game: Ngành vừa làm vừa chơi?
2. Họa sĩ game
Có sẵn kiến thức nền về nghệ thuật đồng nghĩa với mở ra rất nhiều cơ hội trong lĩnh vực này. Nhiệm vụ chính của các họa sĩ game là lên ý tưởng và "thổi hồn" vào thế giới trò chơi để khiến chúng trở nên sống động nhất có thể. Đặc biệt trong các dự án đặc biệt lớn thì nhu cầu tìm kiếm những người có năng khiếu về thiết kế nhân vật lại càng cao.
Vì thế giới trò chơi điện tử không bị hạn chế bởi những rào cản như các sản phẩm truyền thông khác nên nếu có kiến thức nền về thiết kế cũng như trí tưởng tượng phong phú thì đây chắc chắn là vị trí phù hợp với bạn.
3. Họa sĩ diễn hoạt
Bằng việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng, họa sĩ diễn hoạt sẽ khiến mọi hình ảnh được trở nên hết sức sống động. Cụ thể, họ giúp các chuyển động của nhân vật "thật" nhất có thể, cũng như thiết lập chuyển động mới cho những đối tượng như xe cộ, con vật, v.v.
4. Tester
Các sản phẩm trò chơi điện tử thường rất phức tạp, vì vậy nên lỗi kỹ thuật là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, nhiệm vụ của tester sẽ là phát hiện các lỗi và bộ phận phát triển kịp thời trắc phục trước khi phát hành.
Đôi khi vị trí này được miêu tả một cách lãng mạn như là nghề "kiếm sống bằng chơi game" nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Tester sẽ phải dành rất nhiều thời gian để tìm ra lỗi trước thời hạn phát hành game. Đây là công việc đáng mơ ước và phù hợp với những người mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực này.
5. Kỹ sư âm thanh
Âm thanh là yếu tố cực kỳ quan trọng trong các trò chơi điện tử hiện đại, giúp nâng cao tính chân thật, sống động của thế giới game. Chẳng hạn, bạn có thể được yêu cầu xác định vị trí và ghi lại âm thanh của vũ khí cho trò chơi về chiến tranh. Hoặc tạo một âm thanh hoàn toàn mới cho trò chơi khoa học viễn tưởng trong tương lai.
Đặc biệt với những dự án quy mô lớn, bạn sẽ có cơ hội làm việc với các nhà soạn nhạc cũng như diễn viên lồng tiếng để thu âm lời thoại và âm nhạc. Chính vì vậy, có kinh nghiệm phòng thu cũng là một thế mạnh nếu muốn theo đuổi vị trí này.
6. Nhà thiết kế game
Là những người có tầm nhìn sâu rộng, nhà thiết kế game chịu trách nhiệm chung cho khía cạnh sáng tạo của trò chơi. Ngoài việc liên tục lên ý tưởng, họ cần làm chủ kỹ năng quản lý dự án cũng như tìm cách khắc phục những hạn chế về kỹ thuật và ngân sách.
Thực tế cho thấy rất nhiều nhà thiết kế game bắt đầu sự nghiệp với những công việc hết sức đơn giản hoặc trong các dự án quy mô nhỏ. Những người có nhiều ý tưởng hay thì có thể "bán" cho các studio. Nếu lợi nhuận thu về đủ lớn, họ thậm chí còn tự mở studio của riêng mình.
Đọc thêm: Học gì ra làm Video Game Designer?
7. Game thủ chuyên nghiệp
Với mức độ phổ biến của những trò chơi như FIFA, Counter-Strike, Dota, v.v. các game thủ chuyên nghiệp giờ đây đã có thể biến tài năng và kinh nghiệm của mình thành một nghề cố định. Cụ thể, họ có thể thu hút được nguồn tài trợ khổng lồ cũng như gặt hái nhiều giải thưởng lớn thông qua các giải đấu về game. Một số game thủ nổi tiếng, được giới trẻ yêu thích từng chia sẻ về mức lương hấp dẫn lên tới bảy con số.
8. Biên kịch
Bạn cũng có thể lựa chọn công việc liên quan đến viết lách ngay trong lĩnh vực trò chơi điện tử. Chẳng hạn như viết lời thoại hoặc cốt truyện cho các trò chơi. Đồng thời đảm nhiệm công việc quảng bá trò chơi qua báo chí hay phương tiện truyền thông.
Biên kịch trong lĩnh vực trò chơi điện tử cũng là việc làm nhiều bạn trẻ theo đuổi
9. Biên dịch
Một trong những lý do khiến trò chơi điện tử trở nên phổ biến trên phạm vi toàn cầu là do hầu hết các bản phát hành đều được dịch sang rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Để làm được điều này, biên dịch là vị trí không thể thiếu. Từ hội thoại trong game, hướng dẫn cách chơi cho đến tài liệu quảng cáo và hỗ trợ khách hàng, v.v. tất cả đều phải dịch sang càng nhiều ngôn ngữ càng tốt.
10. Chuyên viên marketing
Ngoài mang đến cho người chơi trải nghiệm tốt nhất thì thu được khoản lợi nhuận chính là mục đích cuối cùng của các công ty game. Dù là studio thành lập từ nguồn kinh phí "khủng" hay chỉ có quy mô nhỏ thì vẫn cần phải tiếp thị cho nhiều người dùng nhất có thể. Chuyên viên marketing sẽ chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh cho công ty phát hành, các chiến lược tiếp thị trước, trong và sau khi trò chơi đã được phát hành, ....
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.