Điểm danh top việc làm ngành công nghệ cao lương cao nhất 2024

05/02/2022 23:21
Bài viết dưới đây của JobOKO.com sẽ cùng các bạn điểm danh top việc làm ngành công nghệ cao lương cao nhất 2024 để bạn có cái nhìn rõ nét nhất về từng công việc cũng như mức lương của từng vị trí.

MỤC LỤC:
1. Khoa học dữ liệu (Data Scientist)
2. Kiến trúc sư giải pháp IoT (IoT Solutions Architect)
3. Kỹ sư phần mềm (Software Engineer)
4. Kỹ sư Blockchain (Blockchain Engineer)
5. Kỹ sư DevOps (DevOps Engineer)
6. Kiến trúc sư AI (AI Architect)
7. Kiến trúc sư Cloud (Cloud Architect)
8. Kiến trúc sư Data Warehouse (Data Warehouse Architect)
9. Lập trình viên Full-Stack (Full-stack Developer)
10. Giám đốc sản phẩm (Product Manager)

diem danh top viec lam nganh cong nghe cao luong cao nhat

Tìm hiểu về các vị trí việc làm ngành công nghệ cao lương cao nhất 2024

Đặc biệt, hầu hết những tiến bộ công nghệ đều diễn ra ở các ngành công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo và thực tế tăng cường (VR và AR), big data, điện toán đám mây, robot,... Và đương nhiên là những việc làm ngành công nghệ cao lương cao nhất đều sẽ liên quan đến những lĩnh vực này dù ít hay nhiều.

Top việc làm ngành công nghệ cao được trả lương cao nhất 2024

1. Khoa học dữ liệu (Data Scientist)

Dữ liệu được coi là một loại dầu mỏ của xã hội hiện đại, vì vậy mà các nhà khoa học dữ liệu cũng là những người được săn đón nhiều nhất và có mức lương cao nhất. Một bài viết của Harvard Bussiness Review thậm chí còn coi đây là công việc "hot" nhất của thế kỷ 21.
Nhà khoa học dữ liệu là người phân tích những thông tin phức tạp để tìm ra các xu hướng và chi tiết chung nhằm mục đích đưa ra quyết định chính xác nhất dựa trên những dữ liệu này. Công việc của họ bao gồm thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau, chọn lọc thông tin chính xác và sau đó là sử dụng nhiều mô hình và thuật toán khác nhau để phân tích những dữ liệu này. Cuối cùng, các nhà khoa học dữ liệu sẽ phải sử dụng các kỹ thuật trực quan để trình bày những đã thu thập và phân tích được cho chủ doanh nghiệp hoặc người cần sử dụng đến nó.
Các kỹ năng quan trọng nhất của một nhà khoa học dữ liệu bao gồm kỹ năng phân tích thống kê, kiến thức về các ngôn ngữ lập trình như Python, SQL,... trực giác tốt trước dữ liệu và thậm chí là cả sự nhạy bén trong kinh doanh.
Mức lương cơ bản trung bình cho một nhà khoa học dữ liệu là 141.000 USD/năm (khoảng 3,2 tỷ đồng/năm).

Đọc thêm: 12 keyword nhất định phải có trong CV xin việc ngành công nghệ thông tin

2. Kiến trúc sư giải pháp IoT (IoT Solutions Architect)

Internet vạn vật cùng với trí tuệ nhân tạo là 2 xu hướng công nghệ lớn nhất trong thời đại số. IoT sẽ giúp kết nối mọi thiết bị thông qua Internet, để từ đó hình thành các mô hình nhà/thành phố thông minh,... Vì vậy, cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi mà kiến trúc sư giải pháp IoT lại là một trong những công việc ổn định lương cao của thời hiện đại.
Kiến trúc sư giải pháp IoT là người chịu trách nhiệm phát triển các giải pháp và ứng dụng IoT. Thực chất họ là những người tác động đến sự phát triển của toàn hộ hệ sinh thái IoT của doanh nghiệp. Công việc của họ các kiến trúc sư trong lĩnh vực này cũng bao gồm hiện thực hóa các ý tưởng IoT, xây dựng các giải pháp IoT liên ngành,...
Kiến trúc sư giải pháp IoT phải là người có kiến thức chuyên môn về học máy, kỹ năng lập trình tốt, kiến thức về kiến trúc phần cứng cũng như các giải pháp IoT.
Mức lương trung bình của một kiến trúc sư giải pháp IoT là 133.000 USD/năm (khoảng 3,1 tỷ đồng/năm).

diem danh top viec lam nganh cong nghe cao luong cao nhat 2020 2

Thu nhập của kiến trúc sư giải pháp IoT được đánh giá cao

3. Kỹ sư phần mềm (Software Engineer)

Kỹ thuật phần mềm là một phần quan trọng của ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là trong thời đại hiện nay, khi mà nhu cầu cải tiến, đổi mới phần mềm ngày càng lớn. Điều này đã lý giải cho nguyên nhân tại sao nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm lại cao đến vậy.
Kỹ sư phần mềm sẽ phải làm việc với khách hàng để tìm hiểu yêu cầu của họ sau đó thiết kế, phát triển, duy trì và thử nghiệm các phần mềm đã được thiết kế. Ngoài ra, các giao thức phần mềm cũng được phát triển bởi kỹ sư phần mềm dựa theo những yêu cầu của khách hàng.
Một kỹ sư phần mềm giỏi cần phải có kỹ thuật tốt, kỹ năng lập trình và phân tích hiệu quả cũng như khả năng giao tiếp và quản lý công việc.
Mức lương trung bình của một kỹ sư phần mềm là 130.000 USD/năm (khoảng 2,9 tỷ đồng).

4. Kỹ sư Blockchain (Blockchain Engineer)

BlockChain là một phát minh mới của thế giới. Khái niệm này chỉ việc mã hóa dữ liệu thành các khối (block) sau đó liên kết chúng lại thành các chuỗi (chain). Kỹ sư blockchain là người phát triển, đồng thời triển khai các giải pháp kỹ thuật số bằng công nghệ blockchain. Vì vậy, kiến trúc hệ thống, ứng dụng phi tập trung và rất nhiều thứ khác nữa đều có thể được xây dựng với bàn tay của các kỹ sư blockchain.
Muốn trở thành một kỹ sư blockchain, bạn cần phải có hiểu biết toàn diện về các công nghệ được sử dụng trong Bitcoin, Ripple, Etherium,... cũng như kỹ năng phân tích và sự cẩn thận, tỉ mỉ.
Mức lương trung bình của một kỹ sư blockchain là 130.000 USD/năm (khoảng 2,9 tỷ đồng/năm).

5. Kỹ sư DevOps (DevOps Engineer)

DevOps là một trong những thuật ngữ phổ biến nhất hiện nay. DevOps chỉ một loạt các hoạt động nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình xây dựng, kiểm thử và phát hành phần mềm bằng cách tự động hóa các quy trình cụ thể. Kỹ sư DevOps là người triển khai và vận hành phần mềm, hệ thống máy tính,... trong một tổ chức, doanh nghiệp. Công việc của họ bao gồm triển khai mô hình, quản lý tài nguyên được sử dụng trong quá trình vận hành, giám sát hiệu suất,....
Kỹ sư DevOps phải là người có kỹ năng lập trình tốt cũng như sử dụng thành thạo các công cụ DevOps như Gradle, Git, Jenkins,... Kiến thức về quản trị hệ thống Unix và Linux cũng vô cùng cần thiết đối với vị trí công việc này.
Mức lương trung bình của một kỹ sư DevOps là 123.000 USD/năm (khoảng 2,8 tỷ đồng/năm).

6. Kiến trúc sư AI (AI Architect)

Trí tuệ nhân tạo chính là tương lai của thế giới. Nó cũng đã trở thành chủ đề của rất nhiều hội nghị, hội thảo, buổi đối thoại,... về công nghệ và được quan tâm đầu tư bởi tất cả những gã khổng lồ công nghệ trên thế giới. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng và mức lương cho kiến trúc sư AI vốn đã cao nay sẽ còn cao hơn nữa.
Kiến trúc sư AI là người phát triển và quản lý toàn bộ các vấn đề liên quan đến AI của một công ty, tổ chức. Công việc của họ bao gồm đề xuất các giải pháp AI cho khách hàng cũng như xây dựng kiến trúc hệ thống dựa trên nền tảng công nghệ AI.
Kiến trúc sư AI phải thành thạo các ngôn ngữ được sử dụng cho tính toán thống kê như Python, R,... cũng như các công nghệ chính trong lĩnh vực AI như Machine Learning, Deep Learning, Statistical Learning, Neural Networks,...
Mức lương trung bình của một kiến trúc sư AI là 119.000 USD/năm (khoảng 2,7 tỷ đồng/năm).

diem danh top viec lam nganh cong nghe cao luong cao nhat 2020 3

Nếu có khả năng đảm nhận vị trí kiến trúc sư AI, mức lương bạn nhận được sẽ rất xứng đáng

7. Kiến trúc sư Cloud (Cloud Architect)

Điện toán đám mây (cloud computing) cho phép chúng ta tạo ra các dự án phức tạp và đầy tham vọng với các trung tâm dữ liệu tốt nhất trên thế giới và một mức giá vô cùng phải chăng. Nhờ vai trò vô cùng quan trọng này của điện toán đám mây mà nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư cloud cũng rất lớn. Họ là những người quản lý các chiến lược điện toán đám mây của một tổ chức, bao gồm thiết kế ứng dụng đám mây, kiến trúc đám mây, mô hình triển khai điện toán đám mây,....
Kiến trúc sư cloud phải hiểu và sử dụng thành thạo các hệ điều hành như Linux, Unix,... các dịch vụ điện toán đám mây, bảo mật đám mây,....
Mức lương trung bình của một kiến trúc sư cloud là 118.000 USD/năm (khoảng 2,7 tỷ đồng/năm).

Đọc thêm: Ngành công nghệ thông tin - Hướng đi và cơ hội phát triển

8. Kiến trúc sư Data Warehouse (Data Warehouse Architect)

Dữ liệu được coi là một trong những loại nhiên liệu quý của xã hội hiện đại, vì vậy mà nó cần phải được lưu trữ cẩn thận và khai thác một cách hợp lý. Đây chính là lúc để các data warehouse (có thể hiểu nôm na là các kho dữ liệu) phát huy hiệu quả. Kiến trúc sư data warehouse là những người tạo ra các kho dữ liệu này, thiết kế giải pháp và sử dụng các công nghệ data warehouse để quản lý chúng một cách hiệu quả. Trên thực tế, phần lớn dữ liệu trong data warehouse của một công ty đều được kiểm soát bởi kiến trúc sư data warehouse.
Để trở thành một kiến trúc sư data warehouse, bạn cần phải có kiến thức chuyên môn về các công nghệ data warehouse, thiết kế cơ sở dữ liệu, các công nghệ khác như J2EE, Cognos,... cũng như kỹ năng giao tiếp tốt.
Mức lương trung bình của một kiến trúc sư data warehouse là 116.000 USD/năm (2,6 tỷ đồng/năm).

9. Lập trình viên Full-Stack (Full-stack Developer)

Lập trình viên full-stack là người có khả năng thực hiện tất cả các công việc liên quan đến phát triển ứng dụng. Vì vậy, họ là người thành thạo tất cả các kiến thức liên quan đến front-end, back-end, cơ sở dữ liệu, mạng, cơ sở hạ tầng hệ thống,...
Ngoài ra, một lập trình viên full-stack còn phải thành thạo các công nghệ liên quan đến phát triển web, phát triển API,... Kiến thức về AngularJS, MongoDB, Node.js,... cũng hết sức quan trọng nếu như muốn làm được công việc này.
Mức lương trung bình của một lập trình viên full-stack là 110.000 USD/năm (khoảng 2,5 tỷ đồng/năm).

diem danh top viec lam nganh cong nghe cao luong cao nhat 2020 4

Lập trình viên full-stack là vị trí nhiều bạn trẻ theo đuổi

10. Giám đốc sản phẩm (Product Manager)

Ngày nay, các công ty công nghệ cũng không ngừng đưa ra các sản phẩm mới. Và bất cứ sản phẩm nào được phát triển thì cũng đều cần phải có một giám đốc sản phẩm để quản lý toàn bộ quy trình. Đó là lý do tại sao Product Manager (giám đốc sản phẩm) lại là một trong những công việc lương cao hiện nay.
Họ là người xác định mọi chi tiết của sản phẩm cũng như lựa chọn người phát triển sản phẩm đó. Các mốc thời gian trong quá trình sản xuất cũng như thời điểm ra mắt sản phẩm đều thuộc về quyền quản lý của giám đốc sản phẩm.
Giám đốc sản phẩm là người có hiểu biết sâu rộng về quản lý vòng đời sản phẩm (Product Lifecycle Management - PLM) và thành thạo các công cụ quản lý sản phẩm như Asana, PivotalTracker, JIRA,... Kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp và quản lý thời gian hiệu quả cũng cực kỳ cần thiết nếu như muốn trở thành một product manager giỏi.
Mức lương trung bình của giám đốc sản phẩm là 100.000 USD/năm (khoảng 2,3 tỷ đồng/năm).

​Các website tốt nhất để tìm việc làm về công nghệ ở nước ngoài

Nếu như được hỏi học ngành gì lương cao thì câu trả lời chắc chắn không thể thiếu ngành công nghệ thông tin. Đây là một trong những ngành được dự đoán sẽ phát triển mạnh nhất trong tương lai và mang lại cho người học cơ hội việc làm thu nhập tốt không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Bạn đọc có nhu cầu ứng tuyển việc làm công nghệ thông tin thì đừng bỏ lỡ tìm hiểu các website tìm việc làm về công nghệ ở nước ngoài trong bài viết dưới đây.

tin mới

Cách viết CV lập trình viên tiếng Việt và tiếng Anh chuẩn nhất

JobOKO cung cấp mẫu CV lập trình viên chuẩn, phù hợp cho sinh viên IT mới ra trường, các bạn lập trình viên Frontend, Backend, iOS, Android, Fullstack, PHP, .NET, Java... đang muốn làm nổi bật hồ sơ năng lực của mình.

26/01/2024 06:30

Cách viết CV lập trình viên tiếng Việt và tiếng Anh chuẩn nhất

Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin ra trường dễ xin việc?

Nói đến công nghệ thông tin (CNTT), chúng ta đều nghĩ đến một lĩnh vực của tương lai, tác động tới tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Thế nhưng không phải ai cũng biết có rất nhiều chuyên ngành trong khối ngành CNTT. Chỉ khi hiểu rõ bạn mới có thể quyết định nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin thì triển vọng nhất.

07/02/2023 08:30

Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin ra trường dễ xin việc?

Có nên theo nghề lập trình Machine Learning? những ai thì phù hợp?

Những năm gần đây, lập trình Machine Learning ngày càng "hot" vì nhiều nhu cầu tuyển dụng mà mức lương thì cao ngất ngưởng. Dẫu vậy, để làm được công việc này không hề đơn giản, ngoài trình độ chuyên môn, bạn còn cần cả kỹ năng mềm thiết yếu. Vậy có nên theo nghề lập trình Machine Learning?

26/09/2022 20:26

Có nên theo nghề lập trình Machine Learning? những ai thì phù hợp?

6 bước trở thành lập trình viên web chuyên nghiệp

Trở thành lập trình viên web với thu nhập hấp dẫn là niềm mơ ước của không ít bạn trẻ. Theo đuổi việc làm này, bạn có thể làm full time hay làm freelance, dù thế nào thì nếu đủ giỏi, bạn chắc chắn sẽ không lo thất nghiệp. Lương của lập trình viên web khá cao nhưng muốn chuyên nghiệp thì bạn sẽ cần tuân thủ một số nguyên tắc, quy trình để học tập, rèn luyện.

19/09/2022 00:20

6 bước trở thành lập trình viên web chuyên nghiệp

Kỹ sư lập trình backend là gì? cần có những kỹ năng gì?

Trong số những việc làm ngành công nghệ thông tin, kỹ sư lập trình back-end là một trong những vai trò hấp dẫn nhất, nhận được nhiều sự quan tâm nhờ mức lương cạnh tranh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về công việc cụ thể của kỹ sư lập trình back-end và cần có kỹ năng ra sao để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

15/09/2022 05:18

Kỹ sư lập trình backend là gì? cần có những kỹ năng gì?

Helpdesk là gì? Kỹ năng cần có của IT Helpdesk

Đã bao giờ bạn nghe về Helpdesk? Bạn đã biết về nó nhưng không biết nó thực sự là gì, hoạt động như thế nào và tác động đến kết quả công việc ra sao? Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu Helpdesk là gì và một số yêu cầu với việc làm IT Helpdesk nhé.

02/09/2022 01:58

Helpdesk là gì? Kỹ năng cần có của IT Helpdesk

Lập trình viên Unity là làm gì? Có nên học hay không?

Nếu như bạn trẻ trung, sáng tạo, yêu thích mảng lập trình game thì cân nhắc trở thành một lập trình viên Unity chắc chắn sẽ là lựa chọn cực kỳ phù hợp. Mặc dù không phổ biến như các vị trí lập trình viên khác nhưng Unity 2D, 3D đã và đang thể hiện được sức hút qua cơ hội phát triển nghề nghiệp và mức lương ấn tượng.

12/06/2022 17:12

Lập trình viên Unity là làm gì? Có nên học hay không?

Để trở thành một tester giỏi, những kỹ năng nào là quan trọng nhất?

Tester là một trong những nghề nghiệp xu hướng hiện nay, không yêu cầu quá cao về bằng cấp hay nền tảng kiến thức CNTT nhưng thu nhập tốt, nhiều cơ hội. Vậy, để trở thành một tester giỏi bạn sẽ cần những phẩm chất, kỹ năng như thế nào?

21/05/2022 14:30

Để trở thành một tester giỏi, những kỹ năng nào là quan trọng nhất?

Phân biệt kỹ sư lập trình back-end và front-end

Lĩnh vực lập trình vô cùng đa dạng bởi có nhiều ngôn ngữ cho người học theo đuổi. Nếu bạn yêu thích trở thành lập trình viên thì chắc hẳn cũng sẽ băn khoăn giữa các vị trí kỹ sư lập trình back-end và front-end. Để có sự cân nhắc khi ứng tuyển kỹ càng, bạn cần nắm rõ sự giống và khác nhau giữa hai vai trò này, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt.

23/04/2022 10:30

Phân biệt kỹ sư lập trình back-end và front-end

Kinh nghiệm tìm việc làm ngành công nghệ cho sinh viên mới ra trường

So với sinh viên nhiều ngành khác thì sinh viên công nghệ được cho là có ưu thế hơn hẳn. Dù cho bạn mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc thì vẫn có sẵn nhiều cơ hội việc làm để lựa chọn nhưng cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng luôn ở mức cao nên bạn cần vận dụng các mẹo hữu ích khi ứng tuyển.

22/04/2022 10:30

Kinh nghiệm tìm việc làm ngành công nghệ cho sinh viên mới ra trường
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.