Để trở thành một tester giỏi, những kỹ năng nào là quan trọng nhất?
Mỗi một công việc, nghề nghiệp đều sẽ cần kiến thức chuyên môn, kỹ năng kỹ thuật (kỹ năng cứng) và kỹ năng mềm để hoàn thành nhiệm vụ cũng như nâng cao năng lực, từ đó thăng tiến sự nghiệp và tester cũng không ngoại lệ. Việc nắm chắc về các kỹ năng cần có để trở thành một tester giỏi sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị sẵn sàng nhất, có định hướng để phấn đấu và thành công sự nghiệp.
MỤC LỤC:
I. Thế nào là một tester giỏi?
II. Lý do bạn nên trở thành tester xuất sắc
III. Làm sao để trở thành một tester giỏi - chia sẻ từ những chuyên gia CNTT?
IV. Lộ trình sự nghiệp tester
Bí kíp để trở thành một tester giỏi, chuyên nghiệp
I. Thế nào là một tester giỏi?
Trước khi tìm hiểu về các kỹ năng cần thiết để trở thành một tester giỏi, trước hết chúng ta cần hiểu tiêu chuẩn của một tester giỏi là như thế nào.
Đầu tiên, tester hay người kiểm thử, kiểm thử phần mềm là người chịu trách nhiệm cho quá trình kiểm tra, xác minh hệ thống/ chương trình máy tính (ứng dụng, phần mềm) để xem các hệ thống, chương trình đó có đáp ứng được các yêu cầu cụ thể và tạo ra kết quả như mong muốn, dự đoán ban đầu hay không. Thông qua quá trình kiểm thử, bạn sẽ xác định lỗi trong các phần mềm, ứng dụng đó và khắc phục để đạt mức độ hoàn hảo khi đưa ra thị trường.
Tester đóng vai trò không thể thiếu, quyết định chất lượng của các sản phẩm phần mềm, app trước khi chúng được chính thức ra mắt, đảm bảo không có bất kỹ lỗi hay vấn đề nào.
Một tester giỏi sẽ là người có kiến thức vững chắc về phần mềm, công nghệ thông tin và quy trình kiểm thử, có kỹ năng thành thạo và tính cách tỉ mỉ, khả năng tập trung tốt, làm báo cáo rõ ràng và chính xác. Người kiểm thử có thể vừa bao quát vừa chi tiết, tìm ra những lỗi dù nhỏ nhất, khó phát hiện nhất, từ đó mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, xây dựng danh tiếng, uy tín cho thương hiệu - đó chính là tester giỏi.
Đọc thêm: Mô tả công việc của nhân viên Tester
II. Lý do bạn nên trở thành tester xuất sắc
Đối với nghề nghiệp nào cũng vậy, những người xuất sắc luôn có lợi thế và dĩ nhiên, nghề tester cũng không ngoại lệ. Nếu bạn trở thành tester giỏi, bạn sẽ có thể nhận được:
- Cảm giác hài lòng, có động lực vì được thúc đẩy trong công việc.
- Xây dựng uy tín, thương hiệu cá nhân trong vai trò tester cũng như trong bộ phận kỹ thuật, CNTT.
- Tự tin với năng lực chuyên môn trong lĩnh vực kiểm thử.
- Có thu nhập cạnh tranh hơn hẳn, ví dụ, lương khởi điểm của tester hiện nay là 4 - 8 triệu/ tháng, lương trung bình khoảng 11 triệu/ tháng nhưng những tester giỏi có thể kiếm được từ 15 - 30 triệu/ tháng. Rõ ràng, thị trường đang thiếu những tester tài năng.
- Cơ hội thăng tiến lên các vai trò quản lý như nhóm trưởng, trưởng phòng công nghệ thông tin,...
Nhìn chung, nếu có nỗ lực, phấn đấu để trở thành một tester giỏi thì bạn sẽ "trăm cái lợi" mà không một cái hại. Hãy đặt mục tiêu càng sớm càng tốt và cùng tìm hiểu cách để trở thành một tester giỏi với các kỹ năng thành thạo, chuyên nghiệp sau đây nhé.
Một tester giỏi sở hữu những kỹ năng, tố chất nào?
III. Làm sao để trở thành một tester giỏi - chia sẻ từ những chuyên gia CNTT?
1. Kỹ năng chuyên môn (kỹ năng công nghệ)
- Kiến thức vững chắc về Cơ sở dữ liệu (Database)/ SQL: Hệ thống phần mềm có một lượng lớn dữ liệu trong nền. Dữ liệu này được lưu trữ trong các loại cơ sở dữ liệu khác nhau như Oracle, MySQL, v.v. trong phần phụ trợ. Vì vậy, sẽ có những tình huống khi dữ liệu này cần được xác thực. Trong trường hợp đó, tester sẽ phải thực hiện các truy vấn SQL đơn giản hoặc phức tạp để có thể kiểm tra xem dữ liệu thích hợp có được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu phụ trợ hay không.
- Kiến thức về lệnh Linux: Hầu hết các ứng dụng phần mềm như Web-Services, Databases, Application Server đều được triển khai trên các máy Linux. Vì vậy, điều quan trọng là tester phải có kiến thức, thành thạo về các lệnh Linux.
- Kiến thức và kinh nghiệm thực tế về Công cụ quản lý kiểm thử (Test Management Tool): Quản lý kiểm tra là một khía cạnh quan trọng của kiểm thử phần mềm. Nếu không có kỹ thuật quản lý kiểm thử thích hợp, quá trình kiểm thử phần mềm sẽ thất bại. Vì vậy, các tester buộc phải dùng tốt các tool kiểm thử này. Có sẵn các công cụ khác nhau có thể được dùng cho quản lý kiểm thử, miễn là bạn có kiến thức và quen thuộc với chúng là được.
- Kiến thức và kinh nghiệm thực hành về công cụ Theo dõi Lỗi (Defect Tracking tool): Theo dõi Lỗi và vòng đời xảy ra lỗi của sản phẩm cũng là một trong những khía cạnh chính của kiểm thử phần mềm. Bạn phải xử lý các phát hiện lỗi đúng cách và theo dõi chúng một cách có hệ thống. Việc theo dõi lỗi trở lên cần thiết vì toàn bộ nhóm phát triển cần biết về lỗi đó để khắc phục kịp thời. Một số công cụ được sử dụng để ghi lại các lỗi bao gồm QC, Bugzilla, Jira, v.v.
- Kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về công cụ Tự động hóa (Automation tool): Nếu bạn thấy mình là "Người kiểm tra tự động hóa" sau một vài năm làm công việc tester thủ công thì bạn buộc phải thành thạo ít nhất một công cụ và có kiến thức chuyên sâu, thường xuyên thực hành với các tool này.
Ngoài ra, các kiến thức về các ngôn ngữ script như VBScript, JavaScript, C # luôn hữu ích với tư cách là một tester nếu bạn đang tìm kiếm một công việc trong lĩnh vực tự động hóa. Một số công ty cũng sử dụng tập lệnh Shell/ Perl. Nhìn chung, những gì bạn cần học để trở thành một tester giỏi khá nhiều, phụ thuộc vào từng môi trường làm việc.
2. Kỹ năng phi kỹ thuật (kỹ năng mềm) cần thiết nhất cho tester
Bên cạnh kỹ năng kỹ thuật, điều kiện để trở thành một tester giỏi còn bao gồm các kỹ năng phi kỹ thuật:
- Kỹ năng phân tích: Một tester giỏi cần có kỹ năng phân tích nhạy bén. Kỹ năng phân tích sẽ giúp chia nhỏ một hệ thống phần mềm phức tạp thành các đơn vị nhỏ hơn để hiểu rõ hơn và tạo các trường hợp kiểm thử.
- Kỹ năng giao tiếp: Bên cạnh đó, một tester giỏi phải có kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và văn bản. Các tạo tác thử nghiệm (như các trường hợp/ kế hoạch thử nghiệm, chiến lược thử nghiệm, báo cáo lỗi, v.v.) được tạo bởi tester phải dễ đọc và dễ hiểu. Bên cạnh đó, tester cũng sẽ thường xuyên phải giao tiếp với các lập trình viên và đòi hỏi sự khéo léo, nhạy bén.
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian: Kiểm thử phần mềm đôi khi có thể là một công việc khá phức tạp. Để trở thành tester giỏi, bạn nhất định phải biết quản lý hiệu quả khối lượng công việc, có năng suất làm việc cao, thể hiện kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức được tối ưu hóa.
- Thái độ tích cực, yêu thích công việc kiểm thử: Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, để trở thành một tester giỏi, bạn cần có thái độ tích cực, yêu nghề, định hướng chi tiết, sẵn sàng học hỏi và đề xuất cải tiến các quy trình kiểm thử.
Trong ngành công nghiệp phần mềm, khi công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt và một tester giỏi thì nên liên tục nâng cấp kỹ năng để thích nghi với sự thay đổi của công nghệ. Thái độ của bạn quyết định phần lớn thành công của bạn trong vai trò.
Đọc thêm: Mẹo nâng cao kỹ năng công nghệ đáp ứng mọi yêu cầu công việc
Các chuyên gia chia sẻ về kỹ năng cần có của một tester giỏi
IV. Lộ trình sự nghiệp tester
Lộ trình sự nghiệp tester của bạn có thể có nhiều ngã rẽ, nhiều bạn phát triển theo hướng chuyên sâu, quản lý bộ phận, trong khi một số chọn theo hướng về lập trình, kỹ thuật phần mềm, phát triển phần mềm nói chung. Thông thường, tester career path sẽ như sau:
- Nhân viên kiểm thử phần mềm (Tester): Từ 0 đến 1 năm kinh nghiệm trở lên.
- Chuyên viên phân tích QA: Từ 2 - 5 năm kinh nghiệm trở lên.
- Quản lý kiểm thử phần mềm: Từ 3 - 5 năm kinh nghiệm trở lên.
- Giám đốc kỹ thuật: Từ 5 - 7 năm kinh nghiệm trở lên.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt ra các mục tiêu chuyên môn hóa như trở thành kỹ sư kiểm thử tự động hóa, kỹ sư kiểm tra hiệu suất hoặc chuyển hướng sang làm phân tích kinh doanh dựa trên phân tích dữ liệu.
Muốn trở thành một tester giỏi không hề khó như bạn vẫn nghĩ đúng không nào? Điều quan trọng nhất vẫn là ở chính bạn, làm sao để chuyên sâu về chuyên môn, các kỹ năng kỹ thuật cũng như đặt ra mục tiêu rõ ràng cho mình, kiên định trên hành trình sự nghiệp thì chắc chắn bạn sẽ thành công.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.