Những kỹ năng "tối" quan trọng cho một Kỹ sư công nghệ thông tin
Kỹ sư công nghệ thông tin (kỹ sư IT) là người chịu trách nhiệm phát triển phần mềm, phần cứng và các công việc liên quan đến kỹ thuật khác nhằm đảm bảo hệ thống vận hành hiệu quả. Các kỹ sư công nghệ thông tin thường sẽ chuyên về một ngành nhỏ, chẳng hạn như phát triển phần mềm; phần cứng máy tính; kỹ thuật máy tính; khoa học máy tính; hệ thống thông tin hay truyền thông và mạng máy tính. Yêu cầu công việc cao nên lĩnh vực này đòi hỏi các kỹ sư IT phải có nhiều kỹ năng.
MỤC LỤC:
1. Kỹ sư công nghệ thông tin là làm gì?
2. Những kỹ năng thiết yếu cho một kỹ sư công nghệ thông tin
Kỹ sư công nghệ thông tin cần có những kỹ năng gì?
1. Kỹ sư công nghệ thông tin là làm gì?
Tùy vào mỗi ngành chuyên biệt, công việc của kỹ sư công nghệ thông tin sẽ khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số nhiệm vụ cơ bản dành cho kỹ sư công nghệ thông tin dưới đây:
- Phát triển, thử nghiệm, cập nhật, cài đặt, khắc phục sự cố các hệ thống máy tính.
- Giám sát việc bảo trì/ sửa chữa các đơn vị máy tính và thiết bị công nghệ khác.
- Đảm bảo tính bảo mật cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, sao lưu và cập nhật giao thức bảo mật.
- Phân công nhiệm vụ, giám sát, đào tạo cho kỹ sư, nhân viên, thực tập sinh công nghệ thông tin khác.
- Đảm nhiệm các công việc liên quan đến thiết kế, hỗ trợ hệ thống mạng.
- Tiến hành nghiên cứu, khảo sát các cải tiến về kỹ thuật và quy trình hoạt động.
- Quản lý, lập trình hệ thống website.
- Thực hiện các yêu cầu khác từ cấp trên.
Đọc thêm: Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin ra trường dễ xin việc?
2. Những kỹ năng thiết yếu cho một kỹ sư công nghệ thông tin
Kỹ sư công nghệ thông tin không chỉ cần có kiến thức, hiểu biết chuyên sâu về công nghệ thông tin, quản lý dữ liệu, ngôn ngữ lập trình mà còn cần kết hợp nhiều kỹ năng trong quá trình làm việc.
- Kỹ năng toán học: Kỹ năng toán học được coi là "nền tảng" cho công việc lập trình, giúp kỹ sư công nghệ thông tin biết cách tính toán, đo lường, phân tích phương trình, từ đó có thể thiết kế và phát triển chương trình một cách hiệu quả.
- Kỹ năng lập trình: Kỹ năng lập trình là kỹ năng cơ bản và thiết yếu của một kỹ sư công nghệ thông tin. Tùy thuộc vào vị trí, doanh nghiệp sẽ yêu cầu ứng viên có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Có nhiều cách để học về ngôn ngữ lập trình như học qua thực hành hay tham gia một số khóa học đào.
- Kỹ năng thiết kế: Kỹ sư IT cần biết cách sử dụng các công cụ thiết kế như HTML/CSS, Adobe Creative Suite và JavaScript. Một kỹ sư CNTT cần hiểu về nhu cầu của người dùng khi sử dụng các thiết bị công nghệ, từ đó thiết kế các giao diện phù hợp với trải nghiệm người dùng.
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ sư CNTT thường làm việc, giao tiếp với đồng nghiệp, nhà cung cấp, quản lý,... Khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp việc trao đổi thông tin trở nên dễ dàng hơn. Kỹ năng này không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua văn bản và khả năng truyền đạt các cụm từ kỹ thuật sao cho những người không có chuyên môn cũng hiểu được. Ngoài ra, chủ động lắng nghe là yếu tố quan trọng giúp kỹ sư CNTT có thể hiểu rõ vấn đề, yêu cầu mà người khác chia sẻ.
Sở hữu các kỹ năng mềm cần thiết sẽ giúp kỹ sư công nghệ thông tin làm việc hiệu quả
- Kỹ năng phân tích: Trong nhiều dự án, kỹ sư CNTT được yêu cầu phân tích hoạt động phần mềm hoặc phần cứng, tìm ra các giải pháp để cải tiến chương trình, hay khắc phục sự cố khi vấn đề xảy ra. Do đó, kỹ năng phân tích được coi là "kim chỉ nam" giúp kỹ sư CNTT có thể phân tích, hiểu thấu đáo vấn đề, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất.
- Kỹ năng quản lý dự án: Khi phát triển một chương trình phần mềm mới, kỹ sư CNTT đôi khi sẽ chịu trách nhiệm quản lý một nhóm các nhân viên IT khác. Kỹ sư CNTT cần có kỹ năng lãnh đạo và quản lý thời gian để dẫn dắt đội nhóm hoàn thành dự án đúng thời hạn. Với kỹ năng quản lý dự án, kỹ sư CNTT có thể xử lý nhiều dự án cùng một lúc.
Đọc thêm: Cách viết CV hấp dẫn cho ứng viên ngành Công nghệ thông tin
Kỹ sư công nghệ thông tin là một công việc đầy thử thách, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về công nghệ cũng như những kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả. Nếu bạn đang là một kỹ sư CNTT hay muốn theo đuổi con đường này, thông tin trên đây có thể sẽ giải đáp được những câu hỏi và thắc mắc của bạn.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.