Xin việc làm UX Designer có cần bằng cấp không?
Lĩnh vực UX Design chủ yếu đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thực tế nên nhà tuyển dụng quan trọng bạn có thể làm được gì ở tương lai hơn là bạn đã học được gì trong quá khứ. Vậy nếu không chỉ dựa vào bằng cấp thì họ sẽ dùng những tiêu chí nào để đánh giá ứng viên UX Designer?
MỤC LỤC:
I. Xin việc làm UX Designer có cần bằng cấp không?
II. Yêu cầu để trở thành một UX Designer
III. Kinh nghiệm xin việc làm UX Designer
Ứng tuyển UX Designer có cần bằng cấp không?
I. Xin việc làm UX Designer có cần bằng cấp không?
Câu trả lời an toàn nhất có lẽ là "có"; tuy nhiên trên thực tế, bằng cấp không còn mang tính chất quyết định khả năng trúng tuyển của bạn như trước đây. Hiện nay, nhà tuyển dụng sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác để quyết định xem ai mới là ứng viên sáng giá chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào tiêu chí nền tảng giáo dục bởi những lý do sau đây:
1. Vì sự thay đổi và phát triển không ngừng của lĩnh vực công nghệ
Mặc dù bằng cấp có thể chứng minh lợi thế từng được tiếp cận kiến thức "chuẩn" của bạn nhưng điều này không thể phản ánh liệu chương trình giảng dạy đó có phù hợp với nhu cầu và tình hình phát triển hiện nay của ngành công nghệ hay không.
Mặt khác, rất khó để đánh giá về chất lượng và phạm vi của từng loại chứng chỉ vì sẽ phải xác định nhiều tiêu chí như dự án tiếp cận, công cụ sử dụng, hình thức bài thi, v.v. Do đó, bằng cấp cũng chỉ là một yếu tố để nhà tuyển dụng nhìn nhận về ứng viên mà thôi.
Đọc thêm: UX Designer là làm gì? Công việc của họ khác gì với những nhà thiết kế khác?
2. Vì ngành UX Design đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm thực tế
Bằng cấp có thể khiến một ứng viên trông thật tuyệt vời trên giấy tờ nhưng điều đó không đồng nghĩa với khả năng làm việc thực tế. Do đó, bạn vẫn hoàn toàn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay cả khi không có đủ bằng cấp bằng cách:
- Trình bày các dự án thực tế liên quan đến UX Design từng tham gia.
- Chủ động thực hiện bất kỳ thử thách nào trong buổi phỏng vấn.
- Xin thư giới thiệu từ người đi trước, dày dặn kinh nghiệm chuyên môn.
3. Vì tuyển ứng viên không bằng cấp đã dần trở thành xu hướng mới
Ngày càng có nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao các ứng viên không theo học chuyên ngành thiết kế hay công nghệ ngay từ đầu. Thậm chí nếu bạn mang được những góc nhìn mới từ các lĩnh vực khác nhau vào công việc, chất lượng công việc còn có thể được nâng cao hơn rất nhiều nhờ sự sáng tạo, linh hoạt đổi mới đó.
Tuy nhiên, bạn vẫn buộc phải làm chủ được những kỹ năng thiết yếu và có nền tảng kiến thức vững chắc để có thể thăng tiến trên con đường sự nghiệp mà mình đã lựa chọn.
II. Yêu cầu để trở thành một UX Designer
Để thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cần cân bằng tốt 3 yếu tố: kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn. Cụ thể, để ứng tuyển UX Designer, bạn sẽ phải đáp ứng được những yêu cầu về kỹ năng như:
1. Kỹ năng mềm
- Làm việc nhóm.
- Giao tiếp.
- Lắng nghe đồng cảm.
- Tư duy phản biện.
- Trí tò mò, sáng tạo.
- Khả năng tự học hỏi, trau dồi bản thân.
- Sự nhạy bén trong kinh doanh.
- Chăm sóc khách hàng.
2. Kỹ năng chuyên môn
- Mã hóa và phát triển tính năng sản phẩm.
- Nghiên cứu trải nghiệm người dùng.
- Xây dựng bố cục Wireframing.
- Xây dựng bản mẫu Prototype.
- Thiết kế UX.
- Truyền thông thị giác và thiết kế giao diện người dùng.
Đọc thêm: Kinh nghiệm tuyển dụng UX Designer
III. Kinh nghiệm xin việc làm UX Designer
1. CV và thư ứng tuyển nổi bật
Một nguyên tắc "vàng" khi ứng tuyển vào bất cứ vị trí công việc nào đó là CV và thư ứng tuyển phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với mô tả công việc.
Nói cách khác, đây chính là cơ hội để bạn thể hiện khả năng vận dụng những kinh nghiệm và kỹ năng đã tích lũy ở các công việc trước vào vị trí đang ứng tuyển. Cho dù bạn là một nhà thiết kế đồ họa đang tìm kiếm sự thay đổi hay một giáo viên với ước mơ chinh phục lĩnh vực UX Design thì những kỹ năng chuyển đổi từ vai trò cũ nhất định sẽ rất có ích đấy! Do đó, đừng quên chỉ ra mối liên hệ giữa các vị trí từng đảm nhiệm trong CV và thư ứng tuyển của mình.
Làm thế nào để xin việc làm UX Designer hiệu quả?
2. UX Portfolio gây ấn tượng mạnh
Một Portfolio nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng không chỉ thể hiện những dự án mà bạn từng đảm nhiệm mà cả cách tiếp cận vấn đề cũng như quá trình thiết kế (công cụ sử dụng, bài học rút ra, v.v.)
Trình bày các nghiên cứu (case studies) chính là cách tốt nhất để UX Portfolio của bạn trở nên khác biệt. Hãy mô tả thật ngắn gọn nhưng vẫn phải đầy đủ về một dự án cụ thể nào đó, từ những khâu chuẩn bị đầu tiên cho đến các bước cuối cùng để thể hiện được kỹ năng làm việc thực tế của bạn.
3. Làm chủ buổi phỏng vấn
Từ các thao tác trên điện thoại thông minh cho đến những thử thách thiết kế trực tiếp, mỗi công ty sẽ lại có cách thức lựa chọn ứng viên khác nhau qua buổi phỏng vấn. Dù với hình thức nào, bạn cũng cần thể hiện được:
- Sự chuẩn bị kỹ càng và thái độ nghiêm túc với công việc.
- Phong cách giao tiếp, làm việc thực tế.
- Cách tiếp cận và giải quyết vấn đề.
Đến đây, chúng ta có thể khẳng định được câu trả lời cho câu hỏi "Xin việc làm UX Designer có cần bằng cấp không?" là không! Đã qua rồi cái thời bằng Đại học là cách duy nhất để thể hiện năng lực cá nhân. Nếu bạn thực sự muốn theo đuổi lĩnh vực này, hãy chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất để không phải hối tiếc vì bất cứ điều gì bạn nhé!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.