Bỏ túi kỹ năng xử lý tình huống trong phỏng vấn
Trong hành trình tìm kiếm cơ hội việc làm, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều tình huống bất ngờ, những cảnh ngộ hết sức "éo le". Những lúc này, bạn rất dễ rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng. Nếu biết giữ bình tĩnh khi phỏng vấn và khéo léo giải quyết các vấn đề, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao kỹ năng xử lý tình huống, sự cố trong phỏng vấn của bạn. Qua bài viết sau, JobOKO sẽ hướng dẫn cách đối mặt, vượt qua những tình huống mà bạn có thể gặp phải trong phỏng vấn.
Cách xử lý một số tình huống phổ biến trong phỏng vấn
Dưới đây là một số tình huống và cách giải quyết thể hiện kỹ năng xử lý tình huống khéo léo, thông minh mà JobOKO gợi ý cho bạn.
1. Đến muộn phỏng vấn
- Tình huống: Tắc đường, có việc đột xuất, lạc đường,...
- Giải pháp: Trước tiên, bạn cần thông báo sớm nhất có thể cho nhà tuyển dụng, nêu rõ lý do đến muộn phỏng vấn và mong muốn được tạo điều kiện. Hãy trao đổi với nhà tuyển dụng về thời gian chính xác mà bạn sẽ có mặt ở buổi phỏng vấn. Và đừng quên gửi lời xin lỗi chân thành tới nhà tuyển dụng bạn nhé.
2. Gặp người quen trong phỏng vấn
- Tình huống: Gặp người thân, người quen, đồng nghiệp cũ, bạn bè,...
- Giải pháp: Dù có là gặp người quen trong phỏng vấn, bạn cũng cần xác định rõ vai trò giao tiếp: ứng viên - nhà tuyển dụng. Hãy tham gia phỏng vấn một cách khách quan, chuyên nghiệp, tập trung làm rõ những ưu thế mà người phỏng vấn chưa biết về bạn.
3. Gặp câu hỏi hóc búa
- Tình huống: Câu hỏi phỏng vấn khó.
- Giải pháp: Trước câu hỏi khó, bạn hãy duy trì sự bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc, không nên bộc lộ sự căng thẳng, lo âu. Đừng ngại xin phép nhà tuyển dụng thời gian suy nghĩ từ 1 - 3 phút. Nếu không thể trả lời ngay, hãy thành thật chia sẻ và nêu mong muốn nhận được gợi ý hoặc giải đáp của nhà tuyển dụng để tích lũy thêm kinh nghiệm (căn cứ vào thời gian và tình hình thực tế của buổi phỏng vấn).
4. Câu hỏi phỏng vấn đề cập vấn đề riêng tư
- Tình huống: Câu hỏi liên quan đến các vấn đề cá nhân: hôn nhân, gia đình, tôn giáo,...
- Giải pháp: Việc cần làm là xác định xem câu hỏi có phục vụ mục đích đánh giá hay không. Nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi nhằm đánh giá kỹ năng quản trị cảm xúc của bạn, bạn nên trả lời với thái độ bình tĩnh, chuyên nghiệp. Qua đó khéo léo bộc lộ kỹ năng, phẩm chất cá nhân. Quản trị tốt cảm xúc là kỹ năng cần có ở Nhân viên kinh doanh, Tư vấn viên,... Nếu bạn nhận thấy câu hỏi không nhằm mục đích đánh giá năng lực hay phẩm chất, hãy khéo léo từ chối trả lời.
Bí kíp trả lời phỏng vấn chinh phục thành công nhà tuyển dụng
Xem thêm5. Tình huống khẩn cấp
- Tình huống: Gặp vấn đề sức khỏe, gia đình có việc đột xuất,...
- Giải pháp: Hãy xác định mức độ khẩn cấp của tình huống. Sau đó đưa ra quyết định tiếp tục, xin đổi lịch phỏng vấn hay xin dừng phỏng vấn. Nếu xin dừng hay đổi lịch phỏng vấn hãy nói rõ lý do với thái độ chân thành và nêu hy vọng được tạo cơ hội phỏng vấn lần tới với nhà tuyển dụng.
Kỹ năng xử lý tình huống trong phỏng vấn sẽ là điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Thông minh, khéo léo, nhạy bén và vận dụng ngôn ngữ cơ thể linh hoạt là những phẩm chất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên. Hãy chinh phục nhà tuyển dụng bằng sự chuyên nghiệp xuyên suốt quá trình ứng tuyển. Ngay cả khi cuộc phỏng vấn đã kết thúc, bạn vẫn có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Ứng xử chuyên nghiệp sau phỏng vấn
Xem thêmTrong quá trình tìm kiếm việc làm, việc gặp phải những tình huống bất ngờ là điều không tránh khỏi. Điều quan trọng là bạn luôn giữ được một tâm thế bình tĩnh và lựa chọn cách xử lý thông minh. Áp dụng những hướng dẫn trên đây của JobOKO để có buổi phỏng vấn thành công bạn nhé!
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.