Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên tư vấn tài chính

Tác giả: Ngô Hải Yến

Với đặc thù ngành, ngoài những câu hỏi tìm hiểu về thông tin cá nhân của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể đặt ra một số câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tư vấn tài chính tập trung sâu hơn vào chuyên môn, câu hỏi tình huống để đánh giá khả năng giải quyết vấn đề. Muốn trả lời tốt, ứng viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng và thật tự tin.

Chuyên viên tư vấn tài chính là những người làm việc cho các tổ chức tài chính hoặc độc lập, giúp khách hàng quản lý tài chính của họ. Để trở thành chuyên viên, bạn cần có bằng cử nhân hoặc các chứng chỉ chuyên ngành cần thiết. Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp hoặc đang muốn chuyển sang công việc làm tư vấn tài chính, hãy chắc chắn rằng bạn có hiểu biết và các kỹ năng theo yêu cầu. Một chuyên viên tư vấn tài chính chuyên nghiệp cần những hành trang gì không phải ai cũng biết. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu để trau dồi cho mình sao cho đáp ứng công việc tốt nhất và đừng quên chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn tiềm năng.

MỤC LỤC BÀI VIẾT:
I. Những câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tư vấn tài chính hay và gợi ý trả lời
II. Một số câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tư vấn tài chính phổ biến khác

cau hoi phong van chuyen vien tu van tai chinh

Top câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tư vấn tài chính phổ biến

I. Câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tư vấn tài chính hay và gợi ý trả lời

1. Một chuyên viên tư vấn tài chính sẽ thường xuyên phải tương tác với khách hàng. Bạn có thoải mái khi gọi điện thoại cho khách hàng qua điện thoại và gặp họ trực tiếp không?
Ngoài chuyên môn về quản lý tài sản, các chuyên viên tư vấn tài chính cũng cần sở hữu kỹ năng mềm hoàn hảo. Dù là người mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm, bạn cần biết cách sắp xếp và tổ chức một buổi trò chuyện hữu ích với khách hàng để trở thành một chuyên viên uy tín. Bằng cấp chứng minh trình độ chuyên môn và kỹ năng giao tiếp của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ thu hút và mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng như thế nào.
Gợi ý trả lời: "Tương tác với khách hàng, dù là dưới bất kỳ hình thức nào cũng chưa bao giờ là vấn đề đối với tôi. Trước đây, tôi đã có cơ hội tăng cường đáng kể các kỹ năng giao tiếp của mình với tư cách là đại diện dịch vụ khách hàng trong ngành bán lẻ và tôi nghĩ nó vẫn sẽ là thế mạnh của mình".

Đọc thêm: Chuyên viên tư vấn tài chính là làm gì? Cần có những kỹ năng gì?

2. Nếu tôi là khách hàng tiềm năng, bạn sẽ làm gì để tôi tin tưởng lựa chọn bạn làm chuyên viên tư vấn tài chính?

Câu hỏi này tương đối khó, nhằm xác định xem ứng viên có đáng tin cậy hay không. Một chuyên viên tư vấn tài chính có trách nhiệm bảo vệ thông tin tài chính của nhiều người - nhiệm vụ đòi hỏi duy trì tính bảo mật và sự toàn vẹn. Ngoài ra, bạn cũng phải có khả năng sử dụng hiệu quả thông tin cá nhân đó để giúp khách hàng phát triển.
Trước khi trả lời, bạn cần đảm bảo có thể:

  • Phản ứng tức thì chứng minh độ tin cậy cá nhân.
  • Thái độ tự tin và trình bày kinh nghiệm trong việc duy trì các mối quan hệ dựa trên niềm tin trong quá khứ cũng như hiện tại.
  • Ví dụ về thành công trước đây với tư cách là chuyên viên tư vấn tài chính hoặc vị trí công việc khác đòi hỏi sự rõ ràng, liêm chính.

Gợi ý trả lời: "Với tư cách là một chuyên viên tư vấn tài chính ở công ty cũ, tôi đã xây dựng được một mạng lưới khách hàng và có được sự tin tưởng của họ. Tôi luôn đánh giá cao lòng trung thành, sự tận tâm của mình với những cá nhân đó và hy vọng sẽ tiếp tục thể hiện được sự năng động tương tự trong môi trường mới".

3. Bạn có kinh nghiệm quản lý tài sản nào có thể chứng minh rằng bản thân phù hợp với vị trí chuyên viên tư vấn tài chính?

Chuyên môn trong quản lý tài sản là kỹ năng chính để bạn có thể làm việc như một chuyên viên tư vấn tài chính. Chứng minh chuyên môn là cách để hứa hẹn thành công tại nơi làm việc. Một ứng viên lý tưởng là người có thể nói về kinh nghiệm quản lý tài sản trong quá khứ và giải thích cách áp dụng chúng vào công việc.
Câu trả lời của bạn có thể bao gồm những nội dung sau:

  • Có kinh nghiệm trong ngành dịch vụ tài chính hoặc từng là cố vấn/chuyên viên tư vấn tài chính.
  • Thành công của cá nhân với chiến lược đầu tư hoặc lập kế hoạch tài chính.
  • Hoàn thành các khóa học liên quan liên quan đến tài chính hoặc kinh tế.

Gợi ý trả lời: "Với kinh nghiệm làm việc tại ngân hàng đầu tư nhiều năm trước, tôi đã có được kiến thức vô giá về việc chuẩn bị cho tương lai tài chính. Kinh nghiệm của tôi đã giúp tôi xây dựng kho kiến thức chuyên môn và áp dụng thành công nó trong môi trường cá nhân".
cau hoi phong van chuyen vien tu van tai chinh

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tài chính khéo léo

4. Bạn có nghĩ rằng mình có các kỹ năng máy tính mà chuyên viên tư vấn tài chính cần có?

Vô số công việc trong lĩnh vực tài chính đòi hỏi phải thành thạo Microsoft Excel. Chương trình có các chức năng phù hợp và năng lực toán học hỗ trợ lập kế hoạch tài chính. Một ứng viên có kinh nghiệm với Excel sẽ nhanh chóng thích nghi với công việc hơn.
Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể nói về những yếu tố sau:

  • Kinh nghiệm với Microsoft Excel.
  • Kiến thức về các tính năng Excel cụ thể, áp dụng trực tiếp cho kế hoạch tài chính.
  • Biết sử dụng một số công cụ phân tích tài chính khác.

Gợi ý trả lời: "Microsoft Excel là một công cụ quan trọng mà tôi sử dụng hàng ngày tại ngân hàng đầu tư trước đây. Tôi đã học cách sử dụng thành thạo và có thể dễ dàng những chức năng tài chính của nó với nỗ lực tối thiểu và liên tục trau dồi, duy trì toàn bộ các kỹ năng với Excel".

5. Bạn có thể kể với chúng tôi về một trải nghiệm khó khăn khi xử lý tình huống tài chính của khách hàng cá nhân không?

Câu hỏi này quay trở lại khía cạnh kỹ năng mềm của vị trí chuyên viên tư vấn tài chính. Tài chính là một trong những chủ đề nhạy cảm nhất để mang ra thảo luận và xử lý, do đó, không chuyên viên tư vấn nào tránh được trường hợp khách hàng không hài lòng.
Bạn nên nói về:

  • Kinh nghiệm với dịch vụ khách hàng hoặc nguồn nhân lực.
  • Ví dụ liên quan về việc làm hài lòng một khách hàng khó chịu và cách thực hiện.
  • Tính cách thân thiện và sự đồng cảm có thể giúp giải trừ xung đột.

Gợi ý trả lời: "Tôi từng gặp phải một vấn đề với tư cách là chuyên viên vấn tài chính trước đây. Tôi đã khắc phục bằng cách thay đổi quan điểm của khách hàng để giúp ông/bà ấy nhìn nhận đúng hơn về các vấn đề ngắn hạn của mình và hiểu cách thực hiện các mục tiêu dài hạn".

Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc làm Chuyên viên Tư vấn Tài chính

II. Một số câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tư vấn tài chính phổ biến khác

6. Bạn cần thông tin gì từ khách hàng để phát triển các kế hoạch tài chính cá nhân?
7. Bạn làm thế nào để có được sự tin tưởng của khách hàng khi họ liên tục hoài nghi và không chắc chắn về trình độ chuyên môn của bạn?
8. Bạn sẽ làm thế nào để theo kịp các thay đổi về mặt pháp luật có thể ảnh hưởng tới kế hoạch tài chính của khách hàng?
9. Theo bạn, những quy định tài chính thách thức nhất là gì?
10. Bạn nghĩ đâu là cách tốt nhất để thu hút khách hàng mới?
11. Bạn làm thế nào để đối phó với các tình huống căng thẳng xảy ra do áp lực tư vấn tài chính có tính chất quyết định với tài sản của khách hàng?
12. Bạn dùng những phương pháp nào để bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng? Hãy nói về một số cách bạn dùng để diễn giải các vấn đề tài chính với khách hàng.
13. Mô tả cách bạn xử lý các trường hợp khách hàng khó tính. Bạn sẽ làm gì nếu họ hỏi về những giải pháp lách luật?
14. Bạn sử dụng thông tin gì để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng? Tại sao?
15. Mô tả chiến lược tài chính thành công nhất mà bạn đã phát triển. Thử thách lớn nhất trong đó là gì?
16. Một số nguồn tài chính không được sử dụng đúng mức là gì?
17. Bạn nghĩ gì về vai trò của sự chuyên nghiệp, kiên nhẫn và bình tĩnh của chuyên viên tư vấn tài chính?
18. Bạn nghĩ khi nào một cá nhân cần tư vấn tài chính?
19. Bạn làm thế nào để duy trì và cập nhật thông tin về những thay đổi của thị trường dẫn đến nhu cầu thay đổi chiến lược tài chính??
20. Bạn quen thuộc với công cụ phân tích tài chính nào?
Nếu bạn có ý định ứng tuyển vào vị trí này thì không thể bỏ lỡ việc tìm hiểu chân dung một chuyên viên tài chính chuyên nghiệp để xem bản thân còn thiếu sót những kỹ năng nào, từ đó không ngừng hoàn thiện, nâng cao phẩm chất đáp ứng công việc tốt nhất. Trở thành chuyên viên tài chính giỏi cần thời gian dài do đó nếu bạn chưa đạt những thành tựu như mong muốn thì cũng đừng thất vọng nhé.

Tác giả: Ngô Hải Yến

Lĩnh vực: Tuyển dụng, nhân sự

Biên tập nội dung bài viết phân tích chuyên sâu về lĩnh vực tuyển dụng nhân sự

Mình luôn muốn được sống, trải nghiệm, viết và chia sẻ những kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình đến mọi người.

hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.