Mẫu CV Marketing
Hoạt động Joboko
Xem thêmĐột phá sự nghiệp Marketing: Cập nhật xu hướng A.I và cơ hội mới
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) đã đem đến những thay đổi mang tính cách mạng trong lĩnh vực marketing. Từ việc tối ưu hóa nội dung tiếp thị, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, cho đến dự đoán nhu cầu thông qua phân tích big data, AI không chỉ là một công cụ hỗ trợ mà đã trở thành yếu tố định hình lại toàn bộ cách các doanh nghiệp tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường.
Career Insights #4: Biến động nhân sự Tài chính - Ngân hàng: Chớp thời cơ vàng
Cạnh tranh khốc liệt cùng với sự thay đổi mạnh mẽ trong cấu trúc nhân sự của nhóm ngành tài chính ngân hàng (TC-NH) đã mang tới rất nhiều cơ hội về các vị trí công việc mới. Các vị trí hot Sales B2B/B2C, Fintech, Digital Banking,... đang được săn đón, hứa hẹn chế độ hấp dẫn và lộ trình thăng tiến nhanh chóng. Thêm vào đó, cơ hội việc làm ngày càng rộng mở với khả năng năng luân chuyển linh hoạt giữa các vị trí, doanh nghiệp cùng ngành.
NHỮNG CÔNG NGHỆ TUYỂN DỤNG TIÊN TIẾN PHÁT TRIỂN BỞI JOBOKO
Nền tảng tuyển dụng JobOKO đã thu hút 200.000 doanh nghiệp và 1.5 triệu ứng viên hoạt động thường xuyên trên hệ thống. Mỗi ngày, JobOKO có tới 2.500 lượt ứng tuyển và 30.000 ứng viên truy cập tìm việc làm. Không chỉ tạo nên những con số ấn tượng, JobOKO còn khẳng định vị thế bằng hàng loạt giải thưởng danh giá từ các tổ chức uy tín, nhờ vào công nghệ tiên tiến và giá trị thực tiễn mang lại cho cả nhà tuyển dụng lẫn người tìm việc.
JobOKO đồng hành cùng ISTART CAMP 2024: Kết nối việc làm, kiến tạo tương lai
Chuỗi sự kiện ISTART CAMP 2024 kéo dài 3 ngày với mục tiêu rèn luyện kỹ năng, định hướng nghề nghiệp đã diễn ra thành công rực rỡ, thu hút sự tham gia của hơn 1000 bạn trẻ.
Làm thế nào để CV Marketing trở nên thu hút?
Sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế hiện nay đã mang đến rất nhiều cơ hội việc làm ở vô số lĩnh vực khác nhau, trong đó có cả ngành Marketing. Nhưng với mức độ cạnh tranh khốc liệt như vậy, liệu ta có thành công thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, chiếm được vị trí công việc mình mong muốn? Điều này sẽ được giải quyết với một bản CV Marketing chuẩn chỉnh và độc đáo.
I. Một số mẫu CV Marketing nổi bật
Mẫu CV Marketing - TOP những mẫu CV Marketing nổi bật
Mẫu CV Marketing - CV Marketing chọn lọc
Mẫu CV Trưởng phòng Marketing - Mẫu CV Marketing tiếng Anh
Để tham khảo thêm vô số mẫu khác cũng như tự thiết kế cho mình CV Marketing ưng ý nhất, các bạn có thể tìm kiếm trên JobOKO.
II. Những lưu ý trong CV Marketing
Khi viết CV cho các ngành nghề nói chung, ta đều cần đảm bảo đầy đủ các phần cơ bản như thông tin - mục tiêu - học vấn - kinh nghiệm - kỹ năng. Tuy nhiên với mẫu CV Marketing, sẽ có một vài lưu ý đặc biệt sau đây:
1. Cô đọng phần thông tin cơ bản
Những thông tin cá nhân cần có trong mẫu CV Marketing là:
Phần ảnh profile không phải phần bắt buộc. Tuy nhiên nếu thêm vào, nhà tuyển dụng sẽ có thể có cái nhìn cụ thể hơn về ứng viên mình sắp tuyển dụng. Hãy chọn cho mình một bức ảnh thật chuyên nghiệp, chỉn chu để tạo ấn tượng tốt với họ.
Bên cạnh đó, tuyệt đối đừng thêm những thông tin không liên quan như tên phụ huynh, hoàn cảnh gia đình, cung hoàng đạo,... vào CV nhé.
2. Định hướng rõ mục tiêu nghề nghiệp
Trong phần này, bạn có khoảng 4-5 dòng để nêu lên những định hướng của bản thân với vị trí công việc đang ứng tuyển. Hãy chia nó ra thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để nhà tuyển dụng dễ đánh giá hơn. Và cũng đừng quên thể hiện bản thân một cách khéo léo, tránh khoe mẽ hay kể lể dài dòng.
3. Tóm tắt trình độ học vấn
Trình độ học vấn là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá nền tảng kiến thức chuyên ngành của bạn. Trong phần này, hãy nêu vắn tắt tắt tên trường, chuyên ngành, năm đào tạo và xếp loại tốt nghiệp thật ngắn gọn. Nếu bạn có một số khóa học ngắn hạn liên quan đến vị trí đang ứng tuyển thì cũng có thể thêm vào cùng nhé.
4. Liệt kê lần lượt kinh nghiệm làm việc
Sai lầm lớn nhất mà nhiều người hay mắc phải trong phần này chính là quá "tham", có công việc gì từng làm là cho hết vào. Ví dụ bạn đang apply ngành Marketing nhưng trong CV lại chỉ toàn những vị trí như bồi bàn, pha chế từ công việc part-time thời sinh viên thì chắc chắn sẽ không được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Với ứng viên đã có kinh nghiệm
Hãy lựa chọn những công việc nào liên quan nhất đến vị trí đang ứng tuyển để liệt kê vào CV của mình và sắp xếp chúng theo thứ tự từ gần nhất đến xa nhất. Cấu trúc cơ bản mà bạn có thể follow theo là:
- Tên công ty - Thời gian làm việc
- Vị trí công việc đã làm
- Mô tả công việc
- Những thành tựu đã đạt được
Với sinh viên mới ra trường/ thực tập sinh
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế thì cũng đừng lo bởi nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào các yếu tố khác để đánh giá tiềm năng của bạn. Vậy nên thay vì liệt kê các vị trí công việc như người đã có kinh nghiệm, bạn có thể kể về những hoạt động ngoại khóa, dự án từng tham gia, hoạt động câu lạc bộ,... có liên quan tới vị trí công việc đang ứng tuyển nhé.
Bên cạnh đó, hãy khéo léo gài gắm một số "keyword" để tăng "độ nhận diện" cho CV như:
- content: nội dung
- content marketing: tiếp thị nội dung
- content writer: người viết nội dung
- content creator: người sáng tạo nội dung
- content editing: chỉnh sửa nội dung
- event: sự kiện
- event planning: lên kế hoạch tổ chức sự kiện
- event coordination: điều phối sự kiện
- keyword research: nghiên cứu từ khóa
- market research: nghiên cứu thị trường
- SEO (Search Engine Optimization): tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
- SEO analysis: phân tích SEO
...
5. Sắp xếp kỹ năng chuyên môn một cách logic
Với vị trí Marketing, một người cần có rất nhiều kỹ năng chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng nên đưa hết vào bởi nó sẽ khiến CV của ta trở nên rối rắm vô cùng. Hãy chỉ chọn lọc khoảng 5-8 kỹ năng tiêu biểu nhất, liên quan nhất tới vị trí đang ứng tuyển thôi nhé. Bạn có thể tham khảo bộ kỹ năng gợi ý dưới đây:
6. Một số phần khác
Bên cạnh những nội dung kể trên, nhà tuyển dụng cũng có thể yêu cầu thêm một số thông tin khác như sở thích, thành tựu, ngoại ngữ, tham chiếu, hoạt động xã hội,... Bạn cần đọc thật kĩ JD để nắm bắt những yêu cầu này, tránh bỏ sót thông tin. Tuy nhiên đây cũng là những phần không quá quan trọng nên hãy viết chúng thật ngắn gọn, càng cụ thể càng tốt nhé.
III. Những điều cần tránh khi viết CV Marketing
Bên cạnh việc phải đảm bảo đầy đủ nội dung, chúng ta cũng cần tránh những điều sau để CV Marketing của mình không bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng:
- Không thiết kế CV quá màu mè, rối mắt. Ưu tiên CV đơn giản, trình bày rõ ràng, logic.
- Đảm bảo file khi gửi ở dạng PDF, tránh lỗi font, nhảy chữ.
- Kiểm tra kĩ tất cả các phần trước khi gửi để tránh lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
- Không sử dụng 1 CV để ứng tuyển nhiều vị trí khác nhau.
- Không viết CV dài quá 2 trang. Những thông tin phụ có thể chuyển sang Portfolio.
- Tránh đưa các thông tin không liên quan vào CV.
Không chỉ đối với CV Marketing mà CV của ngành nào cũng cần sự chỉn chu, đầu tư nhất định. Việc đó thể hiện sự tôn trọng dành cho phía nhà tuyển dụng cũng như nhiệt huyết của ứng viên đối với công việc. Chính bởi vậy, hãy đảm bảo CV Marketing của mình thật hoàn chỉnh, chuyên nghiệp. Từ đó, thuận lợi đạt được vị trí công việc mơ ước nhé.
Hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.