Mẫu CV ngành nhà hàng khách sạn

Danh sách mẫu CV cho bạn
Không có bản ghi phù hợp nào được tìm thấy

Hoạt động Joboko

Xem thêm

DAV CAREER DAY 2024: Kết nối doanh nghiệp và ứng viên chất lượng cao

Đồng hành với vai trò Bảo Trợ Chuyên Môn, JobOKO đã phối hợp cùng Học viện Ngoại giao tổ chức thành công DAV CAREER DAY - Ngày hội Việc làm 2024 với chủ đề "Shape the Future". Sự kiện quy mô lớn lần này quy tụ sự tham gia của hơn 90 đại diện doanh nghiệp và hàng trăm sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.

DAV CAREER DAY 2024: Kết nối doanh nghiệp và ứng viên chất lượng cao

JobOKO kết nối ứng viên Tài chính - Ngân hàng và doanh nghiệp tại FBU JOB FAIR 2024

Với sự đồng hành của JobOKO, Ngày hội FBU Job Fair 2024 do Trung tâm Dịch vụ việc làm và Hỗ trợ thanh thiếu niên Hà Nội và Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội phối hợp tổ chức đã giúp hàng nghìn sinh viên tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân và kết nối đến các doanh nghiệp uy tín trong ngành.

JobOKO kết nối ứng viên Tài chính - Ngân hàng và doanh nghiệp tại FBU JOB FAIR 2024

Kết nối ứng viên - Nâng tầm tuyển dụng cùng Job Link Week 2024

Trong vai trò nhà bảo trợ chuyên môn, JobOKO đã phối hợp cùng Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội để tổ chức tuần lễ Job Link Week 2024. Sự kiện diễn ra thành công rực rỡ với hơn 1.500 lượt sinh viên tham gia.

Kết nối ứng viên - Nâng tầm tuyển dụng cùng Job Link Week 2024

Đăng ký UET JOB FAIR 2024 - Sự kiện kết nối việc làm lớn nhất Trường ĐH Công nghệ - ĐHQGHN

​Với sự đồng hành JobOKO trong vai trò bảo trợ chuyên môn, chuỗi sự kiện UET JOB FAIR 2024 thu hút sự tham gia đông đảo của các bạn sinh viên năm cuối cùng những doanh nghiệp hàng đầu.

Đăng ký UET JOB FAIR 2024 - Sự kiện kết nối việc làm lớn nhất Trường ĐH Công nghệ - ĐHQGHN

Mẹo trả lời câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh làm việc trong môi trường cạnh tranh nhưng bù lại thu nhập rất tốt. Hãy chuẩn bị trước những câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên kinh doanh để tăng cơ hội trúng tuyển.

18/06/2024 09:07

Mẹo trả lời câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Cách trả lời Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh bất động sản

Việc làm nhân viên kinh doanh bất động sản đang thu hút nhiều người, mặc dù không yêu cầu bằng cấp cao nhưng đòi hỏi ứng viên có các kỹ năng và phẩm chất nhất định. Bạn hãy nghiên cứu và chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh bất động sản trước khi đi phỏng vấn để có lợi thế hơn trong quá trình tuyển dụng.

18/06/2024 06:30

Cách trả lời Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh bất động sản

Mô tả công việc của Trợ lý Kinh doanh, mức lương bao nhiêu?

Trợ lý kinh doanh thường làm việc tại các công ty bán lẻ và có trách nhiệm liên lạc với khách hàng để đảm bảo các giao dịch diễn ra một cách trơn tru. Hãy cùng JobOKO tìm hiểu mô tả công việc của Trợ lý Kinh doanh nếu bạn đang quan tâm tới vị trí này.

17/06/2024 18:30

Mô tả công việc của Trợ lý Kinh doanh, mức lương bao nhiêu?

Cách trả lời Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh dự án

Để tuyển được nhân viên kinh doanh dự án có tố chất, bạn cần thực hiện quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp và sử dụng các câu hỏi phỏng vấn hiệu quả. Tham khảo ngay bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh dự án chuyên nghiệp dưới đây.

17/06/2024 17:30

Cách trả lời Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh dự án

Mô tả công việc Thư ký kinh doanh, Business Secretary

Bộ phận kinh doanh trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty bằng cách bán sản phẩm và dịch vụ. Thư ký kinh doanh là người hỗ trợ quan trọng trong việc quản lý hành chính và điều phối hoạt động của phòng kinh doanh. Vậy nhiệm vụ chính của Thư ký kinh doanh là gì?

17/06/2024 14:30

Mô tả công việc Thư ký kinh doanh, Business Secretary

Mô tả công việc của Nhân viên kinh doanh, kỹ năng cần có?

Nhân viên kinh doanh cần làm những gì, yêu cầu về trình độ và kỹ năng ra sao, cũng như những thách thức và cơ hội nào đang chờ đợi họ? Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

14/06/2024 20:00

Mô tả công việc của Nhân viên kinh doanh, kỹ năng cần có?

Mô tả công việc của Giám đốc kinh doanh, yêu cầu gì?

Vị trí Giám đốc kinh doanh đóng vai trò then chốt trong việc định hình và phát triển chiến lược kinh doanh của công ty. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về công việc của Giám đốc kinh doanh, giúp bạn hiểu hơn về công việc, những yêu cầu khi ứng tuyển.

14/06/2024 10:32

Mô tả công việc của Giám đốc kinh doanh, yêu cầu gì?

Mẫu đơn xin việc giáo viên chuẩn nhất kèm cách viết

Nếu quan tâm đến việc làm giáo viên và muốn viết đơn xin việc giáo viên hiệu quả, JobOKO có một số gợi ý và mẹo hay, giúp bạn ứng tuyển thành công.

14/06/2024 00:00

Mẫu đơn xin việc giáo viên chuẩn nhất kèm cách viết

Công việc của Trưởng phòng kinh doanh là gì? lộ trình thăng tiến

Công việc cụ thể của Trưởng phòng kinh doanh bao gồm những gì, làm thế nào để trở thành một Trưởng phòng kinh doanh xuất sắc và những lưu ý quan trọng khi ứng tuyển vào vị trí này? Hãy cùng JobOKO tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

13/06/2024 15:00

Công việc của Trưởng phòng kinh doanh là gì? lộ trình thăng tiến

Học gì ra làm giao dịch viên ngân hàng? nên học ở đâu?

Vị trí Giao dịch viên ngân hàng yêu cầu bạn phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng trong các giao dịch ngân hàng. Vậy học gì ra làm giao dịch viên ngân hàng?

13/06/2024 12:11

Học gì ra làm giao dịch viên ngân hàng? nên học ở đâu?

Hướng dẫn chi tiết cách viết CV ngành nhà hàng khách sạn cho người mới

Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu của con người tăng cao thì các dịch vụ du lịch, ẩm thực, khách sạn như một món ăn không thể thiếu của con người. Vậy nên ngành nhà hàng, ẩm thực, du lịch nói chung hiện đang rất phát triển. Cơ hội làm việc trong ngành này cũng rất cao vì nó không cần quá nhiều kiến thức chuyên môn. Các ứng viên có thể xem kĩ đặc điểm của các vị trí trong ngành và lựa chọn một công việc phù hợp nhé.
cv nganh nha hang khach san

I. CV ngành nhà hàng, khách sạn cho từng vị trí công việc

Trong ngành nhà hàng và khách sạn, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không chỉ đòi hỏi kĩ năng chuyên môn mà còn cần có một CV ấn tượng. CV là bước đầu tiên để mở cánh cửa cho cơ hội việc làm mơ ước của bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách viết CV cho các vị trí trong ngành nhà hàng và khách sạn.

1. Mẫu CV xin việc phục vụ nhà hàng, khách sạn, quán cafe

Nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn, quán cafe là vị trí công việc không yêu cầu chuyên môn cao mà quan trọng là thái độ nhiệt tình, hiếu khách cùng tính cách năng động, vui vẻ, nhiệt tình. Vậy nên đây là công việc phù hợp với các bạn sinh viên hoặc những người chưa có kinh nghiệm làm việc.

CV xin việc phục vụ cũng khá đơn giản, ngắn gọn. Cụ thế, CV nhân viên phục vụ cần có những mục sau:

  • Vị trí công việc: CV nhân viên phục vụ nhà hàng/ khách sạn/ quán cafe
  • Thông tin cá nhân: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email.
  • Kỹ năng: Là phần gần như quan trọng nhất trong CV xin việc phục vụ. Bạn nên tập trung thể hiện những kỹ năng mà mình có để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Những kĩ năng mà một nhân viên phục vụ cần có là: Kỹ năng giao tiếp, xử lí tình huống, chịu áp lực cao, trí nhớ tốt,...
  • Kinh nghiệm làm việc: Nếu đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành F&B, nhà hàng khách sạn, bạn có thể nêu ra trong CV nhân viên phục vụ nhưng cần ngắn gọn vì đây không phải trọng tâm. Nhà tuyển dụng chỉ cần biết bạn đã từng làm công việc phục vụ chưa để chuẩn bị cho quá trình training nhân viên mà thôi.
  • Học vấn: Vì vị trí phục vụ không yêu cầu học vấn nên trong mục này, bạn chỉ cần ghi tên trường đã/ đang học gần nhất, thời gian học và đã tốt nghiệp chưa mà thôi.
  • Sở thích, tính cách: Đây không phải là mục quá quan trọng nhưng bạn nên đưa vào để nhà tuyển dụng thấy được tính cách của bạn, từ đấy xem xét xem có phù hợp với vị trí không.

Sau khi nắm rõ cách viết CV, bạn hãy xem ngay mẫu CV xin việc phục vụ nhà hàng, khách sạn, quán cafe tại đây và chọn cho mình một mẫu bạn cảm thấy ưng ý rồi bắt tay vào viết CV nhân viên phục vụ ngay nhé!

2. Mẫu CV xin việc pha chế trong nhà hàng, khách sạn, quán cafe

Công việc pha chế thường được chia ra làm hai loại là Barista - người chuyên pha chế các thức uống từ trà, cà phê và Bartender - người chuyên pha các loại đồ uống có cồn. Tùy theo mô hình kinh doanh mà nhà tuyển dụng sẽ tuyển Bartender hoặc Barista. Thế nhưng, các nhà hàng, khách sạn thường chuộng người biết pha chế cả hai loại thức uống này. Vậy nên, CV Barista và CV Bartender có thể gộp chung lại thành CV pha chế.

Để có một CV xin việc pha chế hoàn chỉnh, bạn cần phải nắm rõ các mục sau:

  • Vị trí công việc: Tùy theo nơi nộp CV và chuyên môn của mình, bạn có thể để phần này là "CV Barista" hoặc "CV Bartender". Nhưng nếu muốn rải CV nhiều nơi, bạn nên để vị trí công việc là "Nhân viên pha chế"
  • Thông tin cá nhân: Ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email vào CV nhân viên pha chế
  • Kinh nghiệm làm việc: Ghi rõ kinh nghiệm làm việc trong các quán cafe, nhà hàng, khách sạn (tên nơi làm việc, thời gian làm việc) và khả năng pha chế các loại đồ uống của bạn.
  • Kỹ năng: Kỹ năng pha chế, sắp xếp công việc, xử lí tình huống, chịu áp lực cao là những kỹ năng cần thiết trong nghề mà bạn nên ghi vào CV xin việc pha chế của mình.
  • Trình độ học vấn: Nghề này không yêu cầu trình độ học vấn quá cao nhưng bạn cũng nên đưa ra chứng chỉ, khóa học pha chế bạn đã học để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã được đào tạo cơ bản về nghề này.

Những mẫu CV dưới đây đều có thể áp dụng cho CV xin việc pha chế, bạn chỉ cần thay đổi những thông tin của mình vào mẫu, chỉnh sửa màu sắc và cỡ chữ cho vừa ý là đã có một bản CV hoàn chỉnh. Xem ngay rất nhiều mẫu CV đặc sắc tại đây

3. Mẫu CV nhân viên lễ tân khách sạn, thu ngân nhà hàng, quán cafe

Nhà hàng khách sạn là môi trường làm việc lý tưởng cho vị trí thu ngân và lễ tân. Ứng viên cần CV ấn tượng để giới thiệu bản thân và kỹ năng cho vị trí này. Mẫu CV cho thu ngân nhà hàng và mẫu CV nhân viên lễ tân khách sạn cần thể hiện khả năng phù hợp với vị trí tiếp đón khách hàng, quản lý tài chính và giao dịch tiền mặt, giúp ứng viên phù hợp với môi trường làm việc. Cụ thể, trong CV nhân viên lễ tân khách sạn và CV thu ngân cần có những nội dung sau:

  • Vị trí: Nhân viên lễ tân khách sạn/ nhân viên thu ngân nhà hàng
  • Thông tin cá nhân: Bạn cần ghi rõ ràng và chính xác những thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email trong CV ứng tuyển.
  • Kinh nghiệm làm việc: Nếu đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành, hãy trình bày nơi làm việc, thời gian làm việc. Còn nếu chưa có kinh nghiệm, hãy kể ra những công việc bạn đã từng làm có liên quan đến việc tiếp đón, trao đổi với khách hàng. khả năng làm việc với khách hàng, kỹ năng tiếp khách.
  • Kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc với khách hàng, kỹ năng quản lí tài chính và giao dịch tiền mặt chính là những điều mà bạn cần có nếu muốn ứng tuyển công việc này.
  • Trình độ học vấn: Công việc này không yêu cầu trình độ học vấn cao nhưng hãy ghi trường học gần nhất bạn đã/ đang theo học và thời gian học. Ngoài ra, nếu có thể nghe nói ngoại ngữ tốt thì đây chính là điểm mạnh của bạn so với các ứng viên khác vì công việc này có thể phải tiếp xúc với rất nhiều khách nước ngoài. Vậy nên hãy thêm cả trình độ ngoại ngữ của bạn vào phần này nhé.

JobOKO là một trang web cho phép bạn chọn mẫu và chỉnh sửa CV theo ý thức của mình. Mời bạn xem những mẫu CV nhân viên lễ tân khách sạn, thu ngân ngay tại đây để bắt đầu tạo nên một bản CV cho riêng mình nhé

4. Mẫu CV đầu bếp trong ngành nhà hàng khách sạn

Ngành F&B càng phát triển, đầu bếp càng có nhiều cơ hội tìm đến các môi trường làm việc phù hợp với bản thân và thể hiện được đam mê, tài năng trong lĩnh vực ẩm thực. CV ứng tuyển cho đầu bếp trong ngành nhà hàng và khách sạn là một bản tóm tắt về kỹ năng, kinh nghiệm và thành tựu của đầu bếp khi tìm kiếm việc mới. Đầu bếp thường sử dụng CV để thể hiện kỹ năng nấu ăn, hiểu biết về ẩm thực và thành tựu trong công việc, cụ thể như sau:

  • Vị trí việc làm: bạn có thể ghi rõ trên CV rằng bạn muốn làm ở vị trí nào như "Đầu bếp", "Nhân viên bếp chính", "Phụ bếp".
  • Thông tin cá nhân: Bạn cần đưa ra trong CV đầu bếp gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email.
  • Kinh nghiệm làm việc: Nếu bạn vừa mới học xong nghề đầu bếp mà chưa đi làm ở đâu, hãy nói về kinh nghiệm thực tập của mình, kinh nghiệm làm trong ngành F&B. Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm bếp, hãy trình bày rõ ràng rằng mình đã làm ở nhà hàng nào, thuộc vị trí nào và mô tả ngắn gọn một vài công việc mà bạn đã từng làm.
  • Kỹ năng: Một người đầu bếp cần phải có kỹ năng về chuyên môn như nêm nếm, sử dụng dụng cụ, kiểm soát nhiệt độ, có tinh thần lắng nghe học hỏi và luôn đổi mới, sáng tạo trong công việc, biết làm việc nhóm và luôn giữ cho khu vực làm việc một cách sạch sẽ. Hãy ghi lại những điều này vào CV, bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao đấy.
  • Trình độ học vấn: Hãy kể tên nơi mà bạn học nghề đầu bếp, các khóa học bổ trợ, thời gian học và nội dung chính của khóa học (đầu bếp cơ bản, khóa học đồ ngọt, khóa học đồ Nhật, đồ Âu,...).

Trên đây là cách viết CV đầu bếp làm việc trong nhà hàng, khách sạn và lĩnh vực F&B. Sau khi đọc kĩ các hướng dẫn trên, bạn hãy xem ngay các mẫu CV đầu bếp tại đây để chọn cho mình một CV ưng ý, chỉnh sửa nó theo tình hình thực tế của bản thân nhé!

5. Mẫu CV quản lý nhà hàng, khách sạn, quán cafe

Quản lý là bộ phận giữ vị trí quan trọng, không thể thiếu tại các nhà hàng, khách sạn. Những người quản lí sẽ đảm bảo cho nhà hàng, khách sạn ấy hoạt động trơn tru, giải quyết các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình hoạt động. Mẫu CV cho bộ phận này cũng khá phổ biến. Ứng viên nên tự quảng cáo bản thân trong CV bằng các khả năng quản lý và tư duy chiến lược. Đây là cơ hội để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng trước khi phỏng vấn. CV quản lý nhà hàng, khách sạn, quán cafe cần có những mục sau:

  • Tiêu đề: Quản lý nhà hàng/ Quản lý khách sạn/ Quản lí quán cafe
  • Thông tin cá nhân: Bạn hãy ghi rõ ràng họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email trong CV quản lý nhà hàng, khách sạn, quán cafe nhé.
  • Kinh nghiệm làm việc: Đây không phải là vị trí dành cho người chưa có kinh nghiệm. Công việc quản lí hoàn toàn dành cho những người đã có kinh nghiệm quản lí một bộ phận nào đó từ nửa năm đến một năm trở lên. Vậy nên, bạn cần phải thể hiện được khả năng quản lí của mình trong phần này. Hãy nêu rõ tên nơi làm việc cũ, thời gian làm việc và mô tả lại ngắn gọn công việc, thành tích mà bạn đã đạt được.
  • Kỹ năng: Kỹ năng quản lí, kỹ năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề, thuyết trình, giao tiếp chính là những kỹ năng chủ yếu mà một người nộp CV quản lý nhà hàng cần phải có. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ và tin học tốt cũng sẽ là một điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy điền nó vào đây nhé.
  • Trình độ học vấn: Hãy ghi lại tên trường đại học, thời gian tốt nghiệp và các chứng chỉ, khóa học quản lí mà bạn đã tham gia trong phần này. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ có cơ sở đánh giá khả năng chuyên môn của bạn.

Trang web JobOKO có rất nhiều mẫu CV đẹp phù hợp với vị trí quản lí nhà hàng/ khách sạn/ quán cafe để bạn tham khảo tại đây. Nếu như đã chọn được CV rồi, hãy bắt tay vào chỉnh sửa và điền thông tin theo các hướng dẫn ở trên bạn nhé.

II. Những điều cần lưu ý khi viết CV ngành nhà hàng khách sạn.

  • Không nên đưa ra mục tiêu nghề nghiệp mơ hồ: Nếu bạn không thể viết mục tiêu nghề nghiệp không cụ thể thì cần phải trả lời các câu hỏi: Mình sẽ làm gì? Mình sẽ mang lại giá trị gì cho nơi mình ứng tuyển? Trong 2-3 năm nữa mình sẽ thăng tiến đến vị trí nào trong công việc. Nếu bạn vẫn không thể xác định mục tiêu của mình, nên bỏ qua phần này để dành chỗ cho thông tin quan trọng hơn.
  • Tận dụng những từ khóa có trong JD mà nhà tuyển dụng đưa ra vào trong CV của mình: Nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm các từ khóa về kinh nghiệm và chuyên môn trong CV của bạn trong khoảng 6 giây đầu tiên để đảm bảo phù hợp với vị trí ứng tuyển. Vậy nên nếu ghi đúng keyword, bạn sẽ dễ dàng vượt qua vòng lọc CV.
  • Tránh ghi các thừa thông tin: Các thông tin quá riêng tư như trạng thái hôn nhân, tôn giáo hoặc sở thích cá nhân không phải là yếu tố quan trọng trong CV ứng tuyển cho vị trí khách sạn. Thời gian người tuyển dụng đọc CV của bạn là khoảng 30 giây, bạn cần thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những thông tin chứng minh rằng bạn là ứng viên lý tưởng mà họ đang tìm kiếm.
  • Bạn cần chú ý đầu tư vào hình thức và bố cục CV: Đây chính là yếu tố đầu tiên thu hút nhà tuyển dụng nhìn CV của bạn lâu hơn. Hãy nhớ tránh sử dụng màu sắc quá lòe loẹt để không gây nhức mắt cho người đọc. CV nên chỉ khoảng 1,2 trang A4 để trình bày thông tin rõ ràng và phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Với một mẫu CV xin việc đầy đủ và chuyên nghiệp như vậy, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng và có cơ hội được gặp gỡ với các cơ hội việc làm trong ngành nhà hàng khách sạn. Hãy tự tin trình bày bản thân mình và chinh phục nhà tuyển dụng bằng một CV ấn tượng!

Hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.