Trắc nghiệm tính cách mbti Liệu tính cách của bạn có phù hợp với nghề nghiệp bạn đã chọn?

Thông qua các bài trắc nghiệm tính cách MBTI, bạn sẽ thực sự làm được điều đó một cách vô cùng dễ dàng.

Khám phá tính cách của bạn ngay

Trắc nghiệm tính cách MBTI

Bắt đầu
ENFJ luôn tràn đầy năng lượng, nhiệt tình, có tầm nhìn và tư duy chiến lược, mong muốn tạo dựng những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng và những người xung quanh, linh hoạt, dễ thích nghi, giỏi giao tiếp và tương tác tốt.

Điểm nhanh về nhóm tính cách ENFJ

  • Có khoảng 3% dân số.
  • Từ để nói về nhóm: Người hướng dẫn, người cho đi, người chỉ dạy.
  • Nghề nghiệp phù hợp: Giáo viên, giảng viên, biên tập viên, luật sư, huấn luyện viên thể thao,...
  • Điểm mạnh: Giao tiếp và tương tác xuất sắc, khả năng thuyết phục.

01Nhóm tính cách ENFJ là gì?

ENFJ là viết tắt của Extraverted, iNtuitive, Feeling, Judging. ENFJ là những người sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng khi dành thời gian cho người khác (Hướng ngoại), người tập trung vào các ý tưởng và khái niệm hơn là sự kiện và chi tiết (iNtuitive), người đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc và giá trị (Cảm xúc) và thích được lập kế hoạch hơn là tự phát và linh hoạt (Đánh giá). ENFJ đôi khi được coi là nhân cách của Người Hướng dẫn vì họ quan tâm đến việc giúp đỡ người khác phát triển và trưởng thành.

02Người thuộc nhóm ENFJ là người như thế nào?

Các đặc điểm tính cách nổi bật nhất của nhóm ENFJ gồm có:

  • Là những nhà tổ chức theo chủ nghĩa lý tưởng, có tầm nhìn, tư duy chiến lược hướng tới những điều tốt đẹp cho nhân loại.
  • Khả năng nhìn thấy tiềm năng ở người khác, có sức lôi cuốn và tài năng thuyết phục.
  • Có khả năng tạo động lực và truyền cảm hứng, tác động tới những người xung quanh.
  • ENFJ tràn đầy năng lượng và năng động, nhạy cảm với cảm xúc và nỗi đau của người khác trong khi vẫn lạc quan, cầu tiến và có trực giác nhạy bén, giỏi tìm kiếm cơ hội.
  • Tham vọng của ENFJ tập trung vào tạo dựng giá trị tích cực cho đội nhóm, cho cộng đồng.
  • ENFJ vị tha, khả năng thấu cảm.

03Những người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách ENFJ

  • Oprah Winfrey.
  • Pope John Paul II.
  • Maya Angelou.
  • Margaret Mead.
  • Ralph Nader.
  • Abraham Maslow.
  • Dr. Phil McGraw.
Maya Angelou (một nhà thơ, tác giả viết hồi ký, diễn viên người Mỹ)
Gioan Phaolô II (vị giáo hoàng thứ 264 của Giáo hội Công giáo Rôma và là người lãnh đạo tối cao của Vatican)

04Lựa chọn nghề nghiệp cho ENFJ

Tại nơi làm việc, ENFJ có thể lan tỏa năng lượng tích cực, hỗ trợ và giúp đỡ những người khác thay đổi tích cực, đạt được thành công. Trong môi trường chuyên nghiệp, ENFJ tỏ ra nổi trội ở những khía cạnh như:

  • Nhiệt tình, khéo léo trong giải quyết vấn đề, nhất là các tình huống dựa vào trực giác.
  • Khả năng cộng tác tốt trong môi trường làm việc hài hòa, dễ trở thành cố vấn cho đồng nghiệp do tính cách tốt, sáng suốt và giỏi hỗ trợ.
  • ENFJ thích vai trò lãnh đạo và cũng thường thành công khi đảm nhiệm các vai trò quản lý nhờ tầm nhìn xa trông rộng trong công việc và thích được sử dụng khả năng sáng tạo của mình để phát triển các sáng kiến ​​cải tiến.
  • ENFJ đánh giá cao tinh thần đồng đội và họ muốn có các nguồn lực tổ chức để đưa ý tưởng vào hành động thực tiễn.
  • Môi trường làm việc lý tưởng cho tính cách ENFJ là hướng tới tương lai và lấy con người làm trung tâm, với sứ mệnh nhân đạo rõ ràng và tập trung vào hành động mang tính xây dựng.

Nhìn chung, nhóm tính cách ENFJ có thể làm tốt trong các vai trò cho phép tương tác, giao tiếp như truyền thông, giáo dục,... nhưng có thể gặp khó khăn đối với nghề nghiệp yêu cầu tính chính xác cao hoặc cần tuân thủ nguyên tắc, có phần hơi gò bó như kế toán, kiểm toán hay kỹ sư.

ENFJ phù hợp và không phù hợp với những công việc gì?

4.1. Những công việc phù hợp nhất cho ENFJ

Những người có kiểu tính cách ENFJ có thể phù hợp nhất và phát triển sự nghiệp tốt nhất trong các lĩnh vực, vai trò như là:
  • Nhân viên công tác xã hội.
  • Chuyên viên tư vấn nghề nghiệp.
  • Người tư vấn hướng nghiệp.
  • Biên tập viên.
  • Nhân viên biên - phiên dịch
  • Nhiếp ảnh gia.
  • Chuyên viên PR.
  • Nhân viên truyền thông nội bộ.
  • Nhân viên quảng cáo.
  • Biên kịch.
  • Giáo viên, giảng viên.
  • Chuyên viên đào tạo.
  • Hiệu trưởng.
  • Nhân viên HR.
  • Chuyên viên quản lý nguồn nhân lực.
  • Nhân viên tư vấn bảo hiểm.
  • Chuyên viên môi giới bất động sản.
  • Tiếp viên hàng không.
  • Chuyên viên tuyển dụng.
  • Chuyên viên phân tích tài chính.
  • Chuyên viên đào tạo.
  • Nhân viên kinh doanh.
  • Nhân viên bán hàng.
  • Diễn viên.
  • Nhà sản xuất phim.
  • Đạo diễn.
  • Nhân viên thiết kế nội thất.
  • Nghệ nhân cắm hoa nghệ thuật.
  • Kiến trúc sư cảnh quan.
  • Chuyên viên thẩm mỹ.
  • Bảo mẫu.
  • HLV thể hình.
  • Nhà tâm lý học.
  • Chuyên viên nghiên cứu xã hội học.
  • Kiến trúc sư quy hoạch đô thị.
  • Luật sư.
  • Nhân viên hòa giải.
  • HLV thể thao.
  • Nha sĩ.
  • y tá.
  • Chuyên gia dinh dưỡng.
  • Chuyên gia vật lý trị liệu.
  • Đại diện bộ phận dịch vụ khách hàng.
  • Chăm sóc khách hàng.
  • Nhân viên lễ tân.
  • Trợ lý.
  • Thư ký.

4.2. Các nghề nghiệp mà ENFJ nên tránh

Những nghề nghiệp cần kỹ năng kỹ thuật, ít giao tiếp, yêu cầu khả năng tập trung và tính chính xác cao độ sẽ ít phù hợp với nhóm tính cách ENFJ, ví dụ như:

  • Thợ mộc.
  • Thợ điện.
  • Thợ cơ khí.
  • Giám sát sản xuất.
  • Kỹ sư hệ thống.
  • Kiểm toán viên.
  • Quân sự.
  • Lập trình viên,...

4.3. Khả năng làm việc nhóm (teamwork) của ENFJ

  • ENFJ là những thành viên hợp tác, truyền cảm hứng, quan tâm đến công việc và mức độ phối hợp của mọi người, coi trọng các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm.
  • Là team member nhanh nhẹn, tinh tế, có khả năng tạo sự đồng thuận và thống nhất trong nhóm.
  • Nhiệt tình và dễ có được sự ủng hộ của đồng nghiệp nhờ khả năng thúc đẩy, dẫn dắt.

Tuy nhiên, bởi vì hướng đến sự hợp tác nên ENFJ có nguy cơ làm việc nhóm kém hiệu quả trong những nhóm quá cạnh tranh, xung đột. ENFJ có thể bỏ qua việc đánh giá khách quan chỉ vì muốn mọi người dừng tranh cãi.

4.4. ENFJ trong vai trò leader, quản lý

  • Khi đảm nhiệm các vai trò quản lý, lãnh đạo, ENFJ rất nhiệt tình, hỗ trợ và định hướng hành động cho nhân viên.
  • Là những quản lý mạnh mẽ, luôn rõ ràng về các ý tưởng, kế hoạch điều chỉnh quy trình và phương pháp làm việc để hướng hiệu quả.
  • ENFJ thân thiện và rất giỏi thúc đẩy, tạo động lực cho nhân viên cấp dưới.

Mặc dù ENFJ thường thích lãnh đạo, tuy nhiên, họ có thể trở nên chán nản trong môi trường có xung đột đang diễn ra. Họ muốn được đánh giá cao và sẽ muốn từ bỏ nếu mắc kẹt ở các vị trí không đạt được thành tựu, đồng thời các ý tưởng và giá trị họ theo đuổi không được coi trọng.

05Nguyên tắc để ENFJ phát triển bản thân, thăng tiến sự nghiệp

Dù là với nhóm tính cách nào thì phát triển và hoàn thiện bản thân cả về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cũng như kỹ năng cũng đều rất quan trọng. Để phát huy hết tiềm năng của mình, những người thuộc kiểu tính cách ENFJ sẽ cần:

  • Tập trung vào chi tiết để đánh giá cơ hội, mục tiêu toàn diện hơn, tránh qua loa và tạo ra hậu quả nghiêm trọng không thể vãn hồi.
  • ENFJ cũng nên học các thoải mái với xung đột vì đôi khi tranh luận, thậm chí cãi vã có thể giải quyết vấn đề trong công việc hiệu quả hơn lả lờ đi.
  • Sống với hiện tại thay vì quá mơ mộng và kỳ vọng với tương lai mà quên đi những vấn đề thực tế. Các kế hoạch của ENFJ nên được hiện thực hóa nhiều hơn.
  • Lưu ý đến điểm mấu chốt trong việc cân bằng mối quan hệ giữa người với người và lượng công việc bạn xử lý, tránh mất tập trung.
Cách phát triển sự nghiệp cho người thuộc nhóm ENFJ

06Điểm mạnh của ENFJ

Để phát huy hết tiềm năng của mình, ENFJ nên tập trung phát huy và hoàn thiện bản thân theo những mẹo sau đây:

  • ENFJ là những người hòa giải, luôn cố gắng thúc đẩy sự hòa hợp và giảm xung đột tiềm ẩn.
  • Giao tiếp và tương tác xuất sắc: Khéo ăn nói, kể chuyện, viết lách và diễn đạt, ENFJ dễ thành công trong công việc và cuộc sống cũng nhờ khả năng ngoại giao khéo léo của họ.
  • Khả năng thuyết phục: ENFJ cũng thường được đánh giá là dễ mến và đáng tin cậy, nhiều người ủng hộ và nghe theo, làm theo họ.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Khả năng quản lý, điều hướng giúp ENFJ xây dựng những vòng kết nối xã hội của riêng mình. Họ giỏi lập kế hoạch và tìm kiếm cơ hội để mọi người gắn kết với nhau.
  • Giỏi truyền đạt, cố vấn: Được xem là bản năng của ENFJ nên họ làm rất tốt trong các công việc giáo dục, đào tạo và quản lý.

07Điểm yếu của ENFJ

Để phát huy hết tiềm năng của mình, ENFJ nên tập trung phát huy và hoàn thiện bản thân theo những mẹo sau đây:

  • Lao vào công việc khi chưa phân tích kỹ càng: Vì ENFJ dễ lệ thuộc vào trực giác, cảm quan, hay bỏ qua tiểu tiết nên đồng thời bỏ lỡ cơ hội phân tích tính chính xác và thiết thực của vấn đề.
  • Dễ bị quá tải: ENFJ có thể làm việc tốt nhất khi đối diện với áp lực vừa phải nhưng cũng dễ bị choáng ngợp dẫn đến bỏ việc giữa đường.
  • Sự thiếu quyết đoán: ENFJ dễ phải vật lộn trong công việc nếu phải xử lý các thông tin khô khan, thiếu yếu tố con người. Họ cũng thiếu tính logic, khả năng lập luận phi cá nhân và kết luận dựa trên dữ liệu.
  • Quá vị tha: Ưu tiên cho người khác hơn bản thân, vì thế về lâu dài, cảm xúc cá nhân bị bỏ qua và có thể trở nên tiêu cực vì sự cô đơn, bị hiểu lầm.
Điểm yếu của nhóm tính cách ENFJ là gì?

08Những nhóm tính cách hợp với ENFJ

Để phát huy hết tiềm năng của mình, ENFJ nên tập trung phát huy và hoàn thiện bản thân theo những mẹo sau đây:

  • Thấu hiểu, hòa hợp với nhau: INFJ, ESFJ, ENFP, ENFJ là những nhóm tính cách có khả năng sẽ dễ dàng chia sẻ các giá trị, sở thích và cách tiếp cận chung với tính cách ENFJ.
  • Thu hút lẫn nhau nhờ sự khác biệt: Tính cách ENFJ sẽ thường cảm thấy tò mò, bị thu hút bởi các nhóm tính cách INTJ, INFP, ENTP và ENTJ.
  • Bổ sung cho nhau: Ban đầu, ENFJ có thể không cảm thấy có hứng thú làm thân hay trò chuyện, kết nối với những người có kiểu tính cách ISFJ, INTP, ESTJ và ESFP.
  • Trái ngược, dễ xung đột: ISTP, ISTJ, ISFP và ESTP lại là những nhóm có tính cách quá khác biệt so với tính cách ENFJ cả về giá trị, động lực. Hai bên dễ xung đột, tranh chấp.

09ENFJ trong mắt những người xung quanh

Đối với mọi người, ENFJ có thể là những người hướng dẫn, những giáo viên bẩm sinh sở hữu rất nhiều ưu điểm tuyệt vời như:

  • Họ thích giúp đỡ, định hướng và dẫn dắt, sẵn sàng đứng lên phụ trách trong các tình huống bất ngờ, xử lý công việc dựa trên kinh nghiệm và trải nghiệm.
  • Thông qua trái tim ấm áp và sức lôi cuốn, ENTJ sẽ khuyến khích mọi người chủ động phát triển bản thân, lan tỏa năng lượng tích cực, năng động và làm việc hướng hiệu quả.
  • ENFJ được nhận định là có kỹ năng giao tiếp tốt, có tài sử dụng ngôn từ để kết nối với mọi người, hiểu biết, hóm hỉnh và thích nói về các mối quan hệ.

Khác với những nhóm tính cách mà ưu và nhược điểm, thế mạnh và hạn chế khá rõ ràng thì tính cách ENFJ lại được xem là một trong những kiểu gần như chẳng có mấy điểm yếu. Sự tự tin, khả năng đồng cảm, tầm nhìn chiến lược nhưng vẫn chú trọng vào cảm xúc của ENFJ vừa thúc đẩy bản thân họ hoàn thiện và thành công, đồng thời cũng tạo nên nguồn cảm hứng và động lực cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp.

Ưu điểm và nhược điểm của nhóm tính cách ENFJ

Trên đây là những điểm mạnh, hạn chế và gợi ý lựa chọn nghề nghiệp của nhóm tính cách ENFJ. Mong rằng các chia sẻ của JobOKO sẽ giúp bạn định hướng và phát triển bản thân để thành công, thăng tiến sự nghiệp.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.