Việc làm thực tập sinh lập trình viên php (7 việc)
- Lộ trình thực tập từ 3 tháng lên fresher 9, 000, 000 - 11, 000, 000 tùy theo năng lực và trình độ tiếng Anh
- Kiến thức tốt về lập trình hướng đối tượng
- Có kiến thức cơ bản về PHP, OOP (lập trình hướng đối tượng)
- Được đào tạo về các kỹ năng lập trình PHP, Laravel và các công nghệ liên quan
- Là sinh viên các chuyên ngành Quản lý thông tin
- Ham học hỏi & có khả năng thích nghi với Ngôn ngữ lập trình và Công nghệ mới
Xem tất cả: Công ty cổ phần hosco tuyển dụng việc làm - Việc làm tại Hà Nội
- Training thực chiến về Php, Laravel, ES6, TypeScrtip, React, Vue
- 1.Là sinh viên năm cuối hoặc mới ra trường, tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan
- Thực tập sinh PHP
- Học tập kiến thức liên quan đến PHP
Xem tất cả: CÔNG TY CỔ PHẦN JVB VIỆT NAM tuyển dụng việc làm
- Học tập kiến thức liên quan đến mảng lập trình, quy trình xây dựng sản phẩm
- Nắm vững một trong các ngôn ngữ lập trình sau: Java, Angular, PHP
- Có kiến thức cơ bản về PHP, OOP, Python (lập trình hướng đối tượng)
- Được đào tạo về các kỹ năng lập trình PHP, Laravel và các công nghệ liên quan
Xem tất cả: Việc làm tại Hà Nội
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: Lập trình viên PHP · thực tập sinh lập trình viên php · Lập Trình PHP · Lập Trình Viên · Lập Trình Viên Java
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Trở thành thực tập lập trình viên PHP (PHP developer intern) là một trong những cách tốt nhất để sinh viên vận dụng kiến thức đã học được cũng như tích lũy kinh nghiệm thực tế về phát triển và quản trị website, viết plugin, framework PHP, ... tạo nền tảng vững chắc để phát triển sự nghiệp lập trình viên PHP trong tương lai.
MỤC LỤC:
I. Thực tập lập trình viên PHP là làm gì?
II. Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng đối với thực tập lập trình viên PHP
III. Lợi ích của việc trở thành thực tập lập trình viên PHP
IV. Thu nhập của thực tập lập trình viên PHP cao không?
V. Kinh nghiệm xin việc làm thực tập lập trình viên PHP
VI. Cơ hội việc làm của thực tập lập trình viên PHP
Tìm việc làm thực tập lập trình viên PHP có khó không?
Tìm hiểu công việc thực tập lập trình viên PHP
I. Thực tập lập trình viên PHP là làm gì?
PHP (Hypertext Preprocessor) là ngôn ngữ lập trình được sử dụng chủ yếu để phát triển các ứng dụng cho máy chủ. Đây là ngôn ngữ được sử dụng để lập trình web phổ biến nhất trên thế giới. Trên thực tế, có tới 80% các website được lập trình bằng ngôn ngữ này, bao gồm cả những ông lớn như Wikipedia hay Facebook.
Thực tập lập trình viên PHP sẽ làm việc với nhóm lập trình, thiết kế và marketing để thiết kế và phát triển trang web theo yêu cầu của khách hàng. Cụ thể, họ sẽ làm các công việc như:
- Hỗ trợ viết code.
- Hỗ trợ thiết kế bố cục trang web/giao diện người dùng.
- Hỗ trợ quá trình tích hợp dữ liệu.
- Hỗ trợ thu thập và điều chỉnh các thông số dựa trên yêu cầu về kỹ thuật.
- Hỗ trợ tạo và duy trì cơ sở dữ liệu phần mềm.
- Hỗ trợ vận hành, mở rộng các trang web.
Đọc thêm: Con đường từ nhân viên học việc, thực tập đến nhân viên chính thức
II. Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng đối với thực tập lập trình viên PHP
Thực tập lập trình viên PHP thường là sinh viên năm cuối hoặc đã tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành về công nghệ thông tin, khoa học máy tính, lập trình, .... Ứng viên ứng tuyển thực tập lập trình viên PHP cần phải có kiến thức căn bản về:
- Ngôn ngữ lập trình PHP.
- MySQL, CSS, JS.
- Các framework về CMS và eCommerce.
- Framework JavaScript, đặc biệt là JQuery.
- Cách triển khai một website PHP lên hosting.
- Các tool như Notepad++, Sublime, ...
Kỹ năng, trình độ thực tập lập trình viên PHP cần có
III. Lợi ích của việc trở thành thực tập lập trình viên PHP
1. Học hỏi kinh nghiệm
Là một thực tập sinh lập trình PHP, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều chuyên gia, những người thành công trong lĩnh vực lập trình. Bạn sẽ học hỏi được kinh nghiệm từ những người đi trước. Dưới sự hướng dẫn của họ, bạn sẽ biết cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc. Những kinh nghiệm quý báu sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình phát triển sự nghiệp sau này. Không một cuốn sách nào có thể cho bạn những bài học thực tế và hữu ích như vậy.
2. Mở rộng các mối quan hệ
Khi làm thực tập sinh, bạn cũng sẽ có rất nhiều cơ hội để tạo dựng và phát triển các mối quan hệ với nhân viên trong công ty. Ngoài công việc, bạn có thể bắt chuyện với họ qua các câu chuyện về sở thích, cuộc sống, .... Điều này không chỉ giúp bạn giảm áp lực trong môi trường làm việc và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu mà về lâu dài, những người này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều cơ hội làm việc mới nếu như biết khai thác hiệu quả.
Đọc thêm: Lỗi sai "chết người" khi ứng tuyển vào các vị trí thực tập
IV. Thu nhập của thực tập lập trình viên PHP cao không?
Thực tập lập trình viên PHP thường làm việc không lương hoặc với một khoản phụ cấp hỗ trợ khoảng 3 - 4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề được đề cao khi ứng tuyển vào vị trí này. Trở thành thực tập lập trình viên PHP, bạn sẽ được hưởng nhiều lợi ích về lâu về dài hơn là mức lương trước mắt. Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, học hỏi từ các chuyên gia trong nghề và tạo cho mình một nền tảng vững chắc cho sự nghiệp lập trình trong tương lai.
V. Kinh nghiệm xin việc làm thực tập lập trình viên PHP
Xin việc làm thực tập gần như đã trở thành một trong những nguyên tắc để thành công đối với những sinh viên theo ngành công nghệ thông tin bởi nguyên tắc bất di bất dịch chỉ tuyển những người đã có kinh nghiệm làm việc thực tế của nhiều nhà tuyển dụng. Điều này nghe có vẻ cứng nhắc nhưng trên thực tế, có tới 80% các công ty khẳng định rằng họ cần phải đào tạo lại lập trình viên của mình gần như hoàn toàn sau khi trúng tuyển. Có những nơi quá trình đào tạo còn kéo dài tới tận 2 năm.
Chính vì vậy mà ngay từ năm 3, 4 Đại học, nhiều sinh viên đã nghĩ đến tìm việc làm thực tập lập trình viên PHP. Tuy nhiên, làm thế nào để xin việc thực tập sinh nhanh và hiệu quả, đặc biệt là đối với vị trí yêu cầu cao như thực tập lập trình viên PHP?
Bí quyết xin việc làm thực tập lập trình viên PHP
1. Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng
Môi trường làm việc không giống như khi còn đi học, bạn sẽ phải ngồi liên tục 8 - 10 tiếng mỗi ngày với những người đồng nghiệp xa lạ. Những áp lực mà bạn phải đối mặt cũng rất khác với những gì bạn cần làm ở trường trước đây. Vì thế, trước khi đi xin việc thực tập, hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đón nhận những thử thách ở phía trước.
2. Viết CV xin việc nổi bật
Khi chưa có kinh nghiệm thì điều gì sẽ khiến bạn trở nên nổi bật hơn so với những ứng viên khác? Đó chính là những thành tích, công trình nghiên cứu mà bạn đã đạt được trong quá trình học cũng như các kỹ năng mềm khác. Hãy thể hiện đầy đủ nhưng ngắn gọn quá trình học tập, đồng thời nhấn mạnh những thành tích trong 4 năm Đại học của bạn. CV xin việc thực tập lập trình viên PHP nên chọn màu sắc nhã nhặn, font chữ sáng sủa, bố cục không nên quá cầu kỳ.
3. Chuẩn bị phỏng vấn
Trang phục là điều đầu tiên bạn cần phải lưu ý khi đến phỏng vấn. Những phong cách của học sinh hoặc phá cách như hiphop, quần short, ... không phù hợp để đi phỏng vấn. Thay vào đó, hãy chọn cho mình những bộ trang phục thật nghiêm túc, vừa để thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân vừa cho nhà tuyển dụng thấy quyết tâm của bạn với công việc.
Với những câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng đưa ra, hãy trả lời một cách thật thẳng thắn và trung thực. Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến nhất như:
- Hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân: Đây là câu hỏi mở đầu của hầu hết các cuộc phỏng vấn. Bạn có thể giới thiệu bản thân trong vòng 1 phút. Điều quan trọng là bạn biết cách cân bằng giữa việc thể hiện cá tính của bản thân và tránh các chi tiết không liên quan. Bạn có thể nêu về học vấn của mình, mục tiêu nghề nghiệp và cuối cùng một vài sở thích có thể hỗ trợ cho công việc của bạn.
- Thế mạnh của bạn là gì?: Hãy tìm cách thể hiện những điểm mạnh của bản thân mà không khiến người khác cảm thấy bạn đang khoe khoang hay thậm chí nói dối. Tốt nhất, bạn nên kể ra những ưu điểm của bản thân phù hợp công việc lập trình PHP.
- Tại sao bạn muốn trở thành lập trình viên PHP?: Để trả lời câu hỏi này, hãy nêu những điểm hấp dẫn khiến bạn yêu thích công việc này hoặc các lợi ích của việc làm lập trình viên PHP.
- Kế hoạch trong 5 năm tới của bạn là gì: Câu hỏi này rất quan trọng đối với thực tập sinh bởi những người có làm việc có kế hoạch rõ ràng thường thành công hơn số đông còn lại. Nếu bạn có năng lực và thật sự muốn theo đuổi nghề lập trình PHP, công ty có thể sẽ tuyển dụng bạn làm nhân viên chính thức sau khi kết thúc khóa thực tập; vì vậy, hãy lập sẵn cho mình một bản kế hoạch chi tiết từng việc bạn sẽ làm trong 5 năm tới.
- Bạn có mong muốn gì về kỳ thực tập này?: Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này để tìm hiểu xem mục tiêu của bạn có phù hợp với định hướng của công ty hay không. Câu hỏi này thường ở phần cuối của buổi phỏng vấn và đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã thể hiện khá tốt ở những câu hỏi trên.
Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng có thể đưa ra các câu hỏi liên quan đến ngôn ngữ lập trình PHP để đánh giá năng lực của bạn. Một số công ty cần tuyển thực tập sinh để hỗ trợ các dự án, do đó họ sẽ không chọn bạn nếu bạn chưa có những kiến thức mà họ cần.
Triển vọng nghề nghiệp của thực tập lập trình viên PHP ra sao?
VI. Cơ hội việc làm của thực tập lập trình viên PHP
Lập trình viên PHP là một trong những vị trí việc làm ngành công nghệ có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay. Đây là ngôn ngữ lập trình của hầu hết những website lớn trên thế giới và hỗ trợ đắc lực cho ngành thương mại điện tử. Ngành phần mềm thậm chí được cho là đang khát nhân lực lập trình viên PHP. Số lượng lập trình viên được đào tạo ra trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực thế, cả về số lượng và chất lượng. Cũng chính vì lý do đó mà ngôn ngữ lập trình PHP đang trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của lập trình viên thời đại 4.0.
Thị trường tuyển dụng thực tập lập trình viên PHP ngày càng trở nên sôi động bởi những lợi ích mà nó mang lại cho cả hai phía, nhà tuyển dụng và ứng viên. Đây sẽ là cơ sở vững chắc để những người yêu thích ngôn ngữ lập trình này bắt đầu sự nghiệp lập trình viên chuyên nghiệp. Các công ty cũng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí đào tạo nhân viên sau khi tuyển dụng.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.