1.Tìm kiếm khách hàng và xây dựng mối quan hệ:
• Tìm kiếm và xác định các khách hàng tiềm năng trong ngành xây dựng hoặc các lĩnh vực sử dụng sản phẩm nhôm mà công ty đang phân phối, tìm kiếm mở rộng data khách hàng.
• Xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại, đồng thời tìm cách mở rộng thị trường.
2. Tư vấn và giới thiệu sản phẩm:
• Giới thiệu các sản phẩm nhôm của công ty đến khách hàng.
• Tư vấn các giải pháp, sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, từ đó giúp họ chọn lựa sản phẩm phù hợp
3. Lập kế hoạch và triển khai chiến lược bán hàng:
• Phân tích thị trường, xác định xu hướng tiêu thụ sản phẩm nhôm để xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả.
• Lên kế hoạch tiếp cận khách hàng và theo dõi kết quả thực hiện.
4. Quản lý đơn hàng và theo dõi tiến độ:
• Theo dõi đơn hàng từ khi nhận được yêu cầu đến khi sản phẩm được giao đến khách hàng.
• Làm việc với bộ phận kế toán và kho vận để đảm bảo thời gian
giao hàng đúng hạn.
5.
Chăm sóc khách hàng sau bán hàng:
•
Hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ sau khi bán.
• Duy trì sự hài lòng của khách hàng và tạo cơ hội để họ tái sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
6. Báo cáo và phân tích kết quả:
• Báo cáo kết quả bán hàng cho quản lý hoặc ban giám đốc.
• Đánh giá hiệu quả các chiến lược bán hàng và đưa ra các đề xuất cải thiện.
7. Cập nhật kiến thức về sản phẩm và thị trường:
• Nắm bắt thông tin mới nhất về các loại nhôm, công nghệ sản xuất, và xu hướng tiêu dùng trên thị trường.
• Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo để nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng bán hàng.