Lập kế hoạch nghề nghiệp là bước cần thiết để thành công trong công việc.
Để có thể dồn hết mọi nỗ lực cho công việc, trước hết bạn phải rõ ràng về định hướng của bản thân khi tạo ra kế hoạch phát triển nghề nghiệp. Bạn sẽ không thể thực hiện một chuyến đi dài mà không biết nơi bạn muốn kết thúc. Đương nhiên, bạn cũng không cần phức tạp hóa nhiệm vụ này.
Để xác định mục tiêu của mình, bạn có thể tự trả lời câu hỏi sau: Trong 2 năm tới, bạn muốn sự nghiệp của mình như thế nào? Hai năm không phải khoảng thời gian quá dài nhưng cũng không quá ngắn, rất dễ để bạn hình dung.
Xem thêm:Cách đặt mục tiêu ngắn hạn, dài hạn hiệu quả
Sau đó, bạn hãy chuyển sang xác định mục tiêu dài hơn, trong 5 năm chẳng hạn. Thật khó để thấy điều đó ở tương lai xa, vì những bước ngoặt của cuộc sống và những cơ hội khác xuất hiện có thể khiến bạn phải đặt lại kế hoạch của mình. Thế nhưng, việc nhìn về phía trước vẫn có những tác động tích cực tới tương lai của bạn.
Đừng tạo ra một mục tiêu chỉ vì mục đích của nó. Bạn cần một mục tiêu giúp thúc đẩy hành động. Nếu bạn đang thực hiện một mục tiêu dựa trên những gì người khác muốn, thì đó cũng sẽ không phải là lựa chọn tốt đối với bạn. Rõ ràng về hướng đi của bạn có nghĩa là rõ ràng rằng hướng này có thể truyền cảm hứng và động lực để bạn cố gắng.
Phân tích khoảng cách là bước để bạn tìm ra sự khác biệt về trình độ giữa hiện tại và yêu cầu của công việc trong 2 năm hoặc 5 năm tiếp theo. Hãy thử so sánh với những mô tả công việc của vị trí bạn mơ ước để có thể nắm được thông tin cụ thể về các kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn phải tích lũy được.
Sau khi phân tích mô tả chi tiết công việc và đánh giá tình hình hiện tại, bạn có thể xem xét tự học hỏi thêm hoặc tham gia các chương trình đào tạo bổ sung. Ngoài ra, khi bạn đánh giá, hãy ghi chú về quá trình suy nghĩ, tư duy của bạn để tham khảo trong tương lai.
Việc nhìn nhận lại năng lực của bản thân và đặt ra mục tiêu hướng tới không có nghĩa là bạn là một người có quá nhiều thiếu sót, hãy nghĩ theo hướng rằng bạn có tiềm năng để phát triển thêm. Còn nếu bạn đã có hầu hết các kỹ năng được yêu cầu thì nghĩa là bạn đã trở thành một ứng viên cạnh tranh.
Việc tạo kế hoạch phát triển nghề nghiệp không hề đơn giản với nhiều người
Sau hai bước trên, có lẽ bạn đã được trang bị mục tiêu rõ ràng và tất cả các chi tiết về những gì bạn cần để phát triển. Kế hoạch của bạn sẽ hiệu quả nhất nếu bạn có thể tham khảo ý kiến của sếp và/hoặc một người cố vấn để giúp bạn có ý tưởng về cách thực hiện.
Có thể bạn cần nỗ lực theo từng bước trong lộ trình, vì đôi khi bạn cần phải làm điều X trước khi chuyển sang điều Y. Hãy biến chúng thành một trong những mục ưu tiên cao nhất để bạn có thể hoàn thành. Thông thường, có rất nhiều cách để tích lũy các kỹ năng bạn cần cho sự phát triển nghề nghiệp.
Xem thêm:Các bước lập kế hoạch chiến lược chuyên nghiệp
Bạn không thể dự đoán bản thân sẽ phải làm bao lâu hoặc bao nhiêu công việc để phát triển kỹ năng ở cấp độ bạn cần nhưng bạn có quyền kiểm soát hành động để bắt đầu. Bạn cần chú ý đến kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình tối thiểu 2 lần mỗi năm. Điều này sẽ cho phép bạn tập trung vào sự tiến bộ của bản thân và nhắc nhở bạn về các bước tiếp theo.
Qua bài viết được chia sẻ trên đây, bạn đọc đã biết mình nên làm gì để có thành tựu như mong muốn cho sự nghiệp. Những ai còn thắc mắc về làm sao để cải thiện triển vọng nghề nghiệp thì có thể tham khảo thêm bài viết Joboko giới thiệu. Thông tin hữu ích này sẽ giúp ứng viên định hướng con đường tương lai sáng suốt cho mình.
MỤC LỤC:
1. Xác định mục tiêu
2. Phân tích khoảng cách giữa tình độ hiện tại và yêu cầu của công việc tương lai
3. Tạo kế hoạch phát triển