6 kỹ năng vàng một kiến trúc sư cần có
10/05/2020 15:40
Kiến trúc sư là công việc mơ ước của nhiều người và có thể cũng là nghề mơ ước của bạn. Giống như mọi nghề nghiệp khác, nhiều kỹ năng và kiến thức quan trọng bạn cần rèn luyện và hoàn thiện nếu muốn thành công trong vai trò của một kiến trúc sư. Dưới đây sẽ là những kỹ năng cần có của một kiến trúc sư bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Nếu bạn phát triển 6 kỹ năng vàng sau đây, có nghĩa là bạn đang đi đúng hướng trên con đường trở thành một kiến trúc sư giỏi. Kỹ năng là một quá trình rèn luyện lâu dài, vì thế hãy luôn biết cách rèn luyện, trau dồi để trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp nhé. Qua những thông tin được chia sẻ dưới đây, bạn sẽ biết được một kiến trúc sư đòi hỏi những tố chất gì, từ đó lựa chọn công việc phù hợp với bản thân.MỤC LỤC:
1. Giao tiếp tốt
2. Kiến thức về pháp luật
3. Kiến thức toán học
4. Kiến thức về kỹ thuật
5. Kiến thức về mỹ thuật
6. Kỹ năng lãnh đạo
Những kỹ năng một kiến trúc sư giỏi cần có
>> Tìm việc làm kiến trúc sư tại Hà Nội (+95 việc làm, lương cao, chế độ tốt)>> Tìm việc làm kiến trúc sư tại Hồ Chí Minh (+84 việc làm, lương hấp dẫn)
>> Tìm việc làm kiến trúc sư tại Đà Nẵng (+11 việc làm tuyển liên tục)
6 kỹ năng một kiến trúc sư chuyên nghiệp cần có
1. Giao tiếp tốt
Khi được hỏi về kỹ năng quan trọng của nghề kiến trúc sư, người ta thường xem xét đến một số kỹ năng rõ ràng hơn, được gọi là kỹ năng mềm. Hầu hết mọi người đều cần nắm vững nhiều kỹ năng mềm để thành công trong sự nghiệp.Một trong những kỹ năng mềm quan trọng hơn cả là kỹ năng giao tiếp tốt. Giao tiếp cấu tạo nên sức mạnh cho mọi ngành nghề bạn làm việc. Kiến trúc sư cần có khả năng trình bày tầm nhìn và giao tiếp với các bên liên quan. Kỹ năng này đặc biệt cần thiết khi họ làm việc theo nhóm để phối hợp với nhau một cách hiệu quả. Giao tiếp tốt là một trong những kỹ năng vàng mà mỗi kiến trúc sư phải có, vì vậy hãy luôn cố gắng, rèn luyện cho mình thật tốt kỹ năng này.
Đọc thêm: 4 phẩm chất cần có của một kiến trúc sư chuyên nghiệp
2. Kiến thức về pháp luật
Là một kiến trúc sư, một chút kiến thức về khung pháp lý cho cơ sở hạ tầng là vô cùng quan trọng. Quy chuẩn xây dựng và Luật xây dựng sẽ ảnh hưởng đến kiến trúc bạn thiết kế và cách bạn thiết kế. Có thể bạn cần lên tiếng nhắc nhở các thành viên khác trong nhóm về luật pháp khi chuẩn bị làm việc với thiết kế mới. Luôn cập nhật kiến thức pháp lý sẽ hỗ trợ đắc lực cho công việc của bạn. Không có gì tồi tệ hơn việc phải vẽ lại bản thiết kế vì quy chuẩn xây dựng đã thay đổi.3. Kiến thức toán học
Nhiều kiến trúc sự bị thu hút với phần hoạt động thiết kế. Bạn có thể tưởng tượng được công việc này cần nhiều sự khéo léo và tính nghệ thuật hơn so với kỹ sư hay công nhân xây dựng. Tuy nhiên, kiến thức toán học vững vàng vẫn rất cần thiết. Thiết kế của bạn cần dựa trên cơ sở đo lường chính xác và tỷ lệ thích hợp nếu muốn bản thiết kế được triển khai trên thực tế. Toán học có lẽ không phải môn học bạn yêu thích nhưng nếu cố gắng học tập thì chắc chắn bạn sẽ cải thiện được nếu có ước mơ trở thành một kiến trúc sư tài ba.4. Kiến thức về kỹ thuật
Giống như vai trò của toán học, bạn cũng cần hiểu biết về kỹ thuật. Một số thiết kế có thể phức tạp hơn so với thiết kế khác, nhưng bạn vẫn cần căn cứ vào thực tế. Nên biết rằng những thứ khả thi trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc thiết kế có thể về mặt khác sẽ không được thông qua trong các cuộc họp nhóm. Mặc dù các đồng nghiệp kỹ sư vẫn cần định hướng để bạn có những bản thiết kế tốt hơn nhưng một chút kiến thức sơ bộ về các nguyên tắc kỹ thuật sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.5. Kiến thức về mỹ thuật
Bạn không cần sẽ sáng tác ra bức "Mona Lisa" thứ hai nhưng bạn vẫn cần có ít nhiều khả năng về mỹ thuật, hội họa nếu muốn thành công trên con đường trở thành kiến trúc sư tài ba.Khả năng hội họa thể hiện ở việc bạn vẽ trên giấy hoặc đưa cọ vẽ trên bức vẽ. Hầu hết kiến trúc sư đều có khả năng hình dung công trình họ đang thiết kế, ngay cả khi không có bản phác thảo. Khả năng này bao gồm yếu tố tư duy trừu tượng vì bạn đang tưởng tượng một thứ ngay khi chúng chưa tồn tại.
Bí quyết để trở thành kiến trúc sư giỏi
6. Kỹ năng lãnh đạo
Là một kiến trúc sư, bạn có thể là người dẫn dắt nhóm thiết kế và hợp tác với nhiều người khác. Một số người thậm chí còn chỉ đạo tầm nhìn cho dự án mới. Bạn có thể sẽ quản lý một vài thành viên trong nhóm khi chuyển từ thiết kế sơ lược ban đầu sang bản thiết kế chi tiết để triển khai. Nếu bạn phát triển kỹ năng lãnh đạo cùng với những kỹ năng khác kể trên có nghĩa là bạn đang ươm mầm để trở thành một kiến trúc sư thành công trong tương lai.Cũng giống như việc làm kiến trúc sư, công việc của nhân viên thiết kế đồ họa cũng có những yêu cầu về kỹ năng cơ bản như trên. Bởi một nhân viên thiết kế đồ họa cũng có yêu cầu về kỹ năng, kiến thức mỹ thuật, kỹ thuật, toán học và cũng là những người sáng tạo nghệ thuật. Vậy nên nếu bạn có ý định trở thành nhân viên thiết kế đồ họa thì đừng bỏ lỡ việc tìm hiểu chuyên viên thiết kế đồ họa là làm những công việc gì nhé.
Còn đối với các bạn ứng viên đang nộp cv xin việc ứng tuyển vào vị trí kiến trúc sư thì chắc chắn đây cũng là bài viết bổ ích với bạn. Các nhà tuyển dụng rất quan tâm tới các kỹ năng của các ứng viên, vị trí công việc kiến trúc sư cũng vậy. Nếu như trong CV xin việc kiến trúc sư của bạn có được những kỹ năng này chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao.
>> Để tìm việc làm kiến trúc sư nhanh nhất, bạn đọc truy cập vào Joboko.com nhé.Đọc thêm: Tìm hiểu về nghề kiến trúc sư, kỹ năng, thu nhập, học ở đâu?
>> Nhiều mẫu đơn xin việc kiến trúc sư đã được Joboko.com cập nhật, bạn đọc cùng tham khảo và tải về làm mẫu nhé.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.