4 phẩm chất cần có của một kiến trúc sư chuyên nghiệp
Công việc của Kiến trúc sư đòi hỏi bạn phải được trang bị đầy đủ kỹ năng, óc quan sát, khả năng sáng tạo và khiếu thẩm mỹ mới có thể tạo ra những kiệt tác hoàn hảo. Nếu bạn đang muốn tạo CV xin việc để gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng thì đừng bỏ qua những phẩm chất cần có của một kiến trúc sư.
Kiến trúc sư chính là người tạo ra những ngôi nhà đẹp hay một công trình đẹp. Họ là người truyền cảm hứng và mang đến cái đẹp cho đời. Nhưng để mang lại cái đẹp, ngoài các kỹ năng chuyên môn đòi hỏi một kiến trúc sư cũng phải có những phẩm chất nhất định.MỤC LỤC:
1. Yêu nghề
2. Lắng nghe và tiếp thu ý kiến
3. Kinh nghiệm
4. Đặt chữ tín lên hàng đầu
Phẩm chất cần có đối với những ai muốn tìm việc làm kiến trúc sư
4 phẩm chất cần có của một kiến trúc sư chuyên nghiệp
1. Yêu nghề
Nghề kiến trúc sư đòi hỏi phải là người đam mê công việc, yêu nghề. Đây là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất đối với một kiến trúc sư mới bước chân vào nghề cũng như một kiến trúc sư lâu năm. Công việc của một kiến trúc sư đòi hỏi cường độ làm việc và áp lực cao, chỉ khi có niềm đam mê với nghề, họ mới có thể tự tạo ra niềm vui trong công việc cho bản thân, từ đó mới có thể vượt qua những khó khăn, áp lực công việc. Ngay cả khi khó khăn nhất họ cũng có thể tìm ra cho mình con đường để bước tiếp.Do vậy ngay từ khi tạo cv xin việc, bắt đầu thực hiện công việc bạn đã phải xác định niềm đam mê và yêu nghề thực sự. Có thể nói yêu nghề cũng là một tố chất cần có khi ứng tuyển kiến trúc sư. Nếu bạn thực sự có đam mê, lòng yêu nghề thì chắc chắn bạn sẽ trở thành một kiến trúc sư giỏi.
XEM THÊM: Kiến trúc sư là làm gì? Mô tả công việc chi tiết
2. Lắng nghe và tiếp thu ý kiến
Ngoài đam mê, yêu nghề, một kiến trúc sư còn phải có kỹ năng lắng nghe tốt để tiếp thu ý kiến và học hỏi kinh nghiệm từ những đồng nghiệp đi trước hay những ý kiến đóng góp, mong muốn của khách hàng nhằm hoàn thiện bản vẽ tốt hơn. Thành quả, kinh nghiệm làm việc của một kiến trúc sư được phản ánh ngay trên bản thiết kế, sản phẩm mà họ tạo ra. Vì vậy chỉ khi biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến và học hỏi, một kiến trúc sư mới có thể trưởng thành về mặt kinh nghiệm và dễ dàng thành công hơn.3. Kinh nghiệm
Học phải đi đôi với hành, ngoài các kiến thức trên sách vở, một kiến trúc sư đòi hỏi phải có cả kiến thức, trải nghiệm thực tế. Thiết nghĩ nếu chỉ giỏi kiến thức trên sách vở mà không biết vận dụng trong thực tế cũng coi như vứt. Khách hàng không ai mong muốn bỏ tiền ra thuê một kiến trúc sư không có nhiều kinh nghiệm thực tế, rồi không biết họ thiết kế cho ngôi nhà của mình như thế nào. Tóm lại một kiến trúc sư phải giỏi cả kiến thức trên sách vở và cả kinh nghiệm trong thực tế mới có thể thành công trên con đường trở thành kiến trúc sư chuyên nghiệp.XEM THÊM: Top trường đào tạo kiến trúc sư tốt nhất ở Việt Nam
4. Đặt chữ tín lên hàng đầu
Đảm bảo mọi thứ mà bạn đã giao dịch với khách hàng phải đúng hẹn, có thể trả bản vẽ cho khách sớm hơn nhưng không được muộn hơn. Bất kể bạn đang làm nghề gì đi nữa, phải đặt chữ tín lên hàng đầu, có như thế mới có thể xây dựng được niềm tin với khách hàng. Khách hàng đã chịu bỏ tiền, đổi lại cái người ta mong muốn là chất lượng bản vẽ và quan trọng là đúng hẹn, vì đôi khi có thể xem xong bản vẽ, khách có thể yêu cầu chỉnh sửa một vài chỗ theo ý muốn của họ và để cho kịp tiến độ triển khai công trình.Chữ tín luôn là yêu cầu quan trọng đối với người làm kiến trúc sư
Ngoài 4 phẩm chất cần có của một kiến trúc sư chuyên nghiệp, tất nhiên đã là một kiến trúc sư, người mang đến cái đẹp cho đời, chắc chắn họ phải có những kỹ năng, khiếu thẩm mỹ "khác người thường". Ngoài những phẩm chất cần có của một kiến trúc sư, để trở thành một kiến trúc sư giỏi chúng ta cũng không thể bỏ qua 6 kỹ năng vàng một kiến trúc sư cần có. Thông qua những kỹ năng này, quá trình làm việc sẽ hiệu quả hơn, mang tới nhiều ý tưởng hay, độc đáo, giúp bạn trở thành một kiến trúc sư giỏi.
Hy vọng bài viết trên đây của Joboko đã phần nào cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về những phẩm chất, kỹ năng của một kiến trúc sư chuyên nghiệp. Điều quan trọng nhất vẫn là bạn phải có đam mê và lòng yêu nghề, tự hào về công việc mà mình đang làm. Nếu bạn đang có ý định ấp ủ trở thành một kiến trúc sư trong tương lai thì đừng quên bổ sung cho mình những phẩm chất này, chắc chắn với sự ấn tượng trong cv xin việc, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc vị trí công việc cho bạn.
>> Bạn đang muốn tìm việc làm kiến trúc sư, truy cập ngay Joboko.com để nhận tin tuyển dụng việc làm nhanh nhất nhé.
>> Nếu quan tâm tới nội dung bài viết đừng quên để lại ý kiến đánh gia bình luận bên dưới nhé.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.