7 kỹ năng mềm mà một Tester nhất định phải có
Tester là những người đảm nhiệm việc kiểm thử nhằm tìm ra các lỗ hổng của phần mềm. Để đạt được hiệu quả cao trong công việc và trở thành ứng viên sáng giá, ngoài kỹ thuật tốt, tester cũng cần làm chủ một số kỹ năng mềm nhất định.
MỤC LỤC:
1. Kỹ năng giao tiếp
2. Chủ động và có tổ chức
3. Có tinh thần học hỏi
4. Thấu hiểu người dùng
5. Chia sẻ kiến thức
6. Kỹ năng làm việc nhóm
7. Kỹ năng quản lý thời gian
Các kỹ năng mềm quan trọng với một nhân viên Tester
1. Kỹ năng giao tiếp
Đây là kỹ năng quan trọng đối với tất cả mọi vị trí, ngành nghề chứ không chỉ riêng tester. Giả sử khi bạn điều hành một cuộc họp, mọi người đến từ các bộ phận khác nhau, trong đó không phải ai cũng nắm được các kiến thức về kiểm thử. Là một tester, bạn cần biết diễn đạt một cách đơn giản nhất để người nghe dù không có chuyên môn vẫn có thể hiểu được. Bên cạnh đó, cũng đừng quên lắng nghe quan điểm của người khác nữa nhé.
Đọc thêm: Mô tả công việc của nhân viên Tester
2. Chủ động và có tổ chức
Chủ động sắp xếp công việc hợp lý chính là chìa khóa dẫn đến mọi thành công lâu dài. Đối với một tester, kỹ năng này không chỉ giúp họ biết cách sắp xếp ưu tiên công việc để hoàn thành đúng thời hạn mà còn giúp quản lý đội nhóm hiệu quả. Hãy cùng thảo luận với đồng đội để sắp xếp các đầu việc cũng như đề ra thời hạn hoàn thành. Một khi đã làm chủ 2 kỹ năng này, bạn sẽ có thể làm việc rất năng suất.
3. Có tinh thần học hỏi
Thực tế công việc đòi hỏi mọi người không nên chỉ biết về chuyên môn mà còn cần học hỏi thêm những kiến thức mới. Thái độ tỏ ra "biết tuốt" sẽ chỉ mang lại thất bại mà thôi, bởi ngành phát triển phần mềm luôn vận hành và thay đổi theo những xu hướng mới, công nghệ tiên tiến nhất. Do đó, tester cũng cần cập nhật những kiến thức mới nhất bằng cách không ngừng học hỏi và tích lũy.
4. Thấu hiểu người dùng
Mọi tester đều hướng đến mục tiêu cung cấp cho người dùng một phần mềm chất lượng, vậy thì điều quan trọng nhất vẫn là "Người dùng nghĩ gì?". Tester cần làm việc dựa trên góc độ của những người sẽ sử dụng phần mềm đó, điều này giúp họ kiểm tra được tính ứng dụng của các chức năng.
5. Chia sẻ kiến thức
Kiến thức là sẻ chia. Bạn càng trao đi nhiều kiến thức thì càng nhận lại được nhiều. Trong quá trình làm việc, đừng ngần ngại nói ra những gì bạn biết và hỗ trợ đồng nghiệp. Có rất nhiều phương thức giúp bạn chia sẻ thông tin dễ dàng hơn như thuyết trình trên PowerPoint, làm video hay gửi email.
Đọc thêm: Để trở thành một tester giỏi, những kỹ năng nào là quan trọng nhất?
Có kỹ năng mềm tốt, Tester sẽ dễ dàng hoàn thành công việc đúng tiến độ
6. Kỹ năng làm việc nhóm
Trong quá trình làm việc, tester cần thành thạo kỹ năng làm việc nhóm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm bởi họ sẽ trực tiếp kiểm thử và báo lỗi với bộ phận lập trình.
7. Kỹ năng quản lý thời gian
Đối với tester, đặc biệt là những người hướng đến một môi trường làm việc "nói không với áp lực", kỹ năng hết sức cần thiết là quản lý thời gian. Nhờ đó, họ biết cách sắp xếp các công việc hợp lý và có thể dễ dàng hoàn thành đúng tiến độ.
Tóm lại, một tester cần lĩnh hội được cả kiến thức chuyên môn và thành thạo các kỹ năng mềm để có thể làm việc hiệu quả. Chúc bạn áp dụng thành công vào quá trình làm việc của mình!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.