Hạ gục nhà tuyển dụng bằng những thủ thuật tâm lý đơn giản
Phỏng vấn là một trong những giai đoạn quan trọng của quá trình tuyển dụng mà ở đó, các ứng viên cần kết hợp cả sự tự tin, khéo léo và tính linh hoạt của bản thân để trả lời các câu hỏi một cách hợp lý, ấn tượng nhất. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên không chỉ qua đáp án mà còn dựa vào cách bạn ứng xử, tương tác với họ. Nếu bạn đang chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn, hãy tham khảo 9 mẹo tâm lý dưới đây để thuyết phục nhà tuyển dụng.
MỤC LỤC:
I. Thủ thuật tâm lý thúc đẩy bản thân bằng suy nghĩ tích cực
II. Điều chỉnh hành vi tiêu chuẩn trong cuộc phỏng vấn
Làm thế nào để dễ dàng chinh phục được nhà tuyển dụng khi phỏng vấn?
I. Thủ thuật tâm lý thúc đẩy bản thân bằng suy nghĩ tích cực
1. Nghĩ về những điều tích cực
Theo nhiều nghiên cứu, khi tập trung trong trạng thái ổn định và nghĩ đến những thành công của mình, bạn có thể có thêm nhiều năng lực tích cực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Vì vậy, khi tham gia các buổi phỏng vấn, bạn hãy cố gắng tự thúc đẩy bản thân bằng cách suy nghĩ về những thành tích bạn đã đạt được trong quá khứ để qua đó giảm bớt áp lực, sự lo lắng và thể hiện chuyên nghiệp hơn, vượt qua thử thách của nhà tuyển dụng một cách hoàn hảo.
2. Luyện tập nghe phản xạ
Lắng nghe có phản xạ (reflective listening) là khi bạn dùng từ ngữ của mình để nhắc lại lời nói hoặc câu hỏi của người phỏng vấn. Đây cũng là một trong những thủ thuật tâm lý đơn giản được cho là có thể làm gia tăng cơ hội trúng tuyển cho ứng viên bởi nó sẽ giúp bạn giao tiếp tốt hơn, ít nhất là thể hiện sự tôn trọng khi bạn lắng nghe chăm chú và thực sự hiểu được những gì nhà tuyển dụng muốn truyền tải.
Đọc thêm: Những cách trấn an tinh thần, vượt qua nỗi sợ khi phỏng vấn xin việc
3. Giữ đôi tay ấm và sạch sẽ
Đôi tay lạnh hoặc có đầy mồ hôi là dấu hiệu của sự lo lắng, trong khi đôi tay sạch sẽ với nhiệt độ ổn định thể hiện sự tự tin của bạn. Trước khi tham gia buổi phỏng vấn, bạn hãy rửa sạch tay của mình và làm nó ấm áp trở lại. Điều này không chỉ giúp bạn thoải mái hơn khi bắt tay nhà tuyển dụng mà còn phần nào khiến bản thân bạn bình tĩnh lại.
II. Điều chỉnh hành vi tiêu chuẩn trong cuộc phỏng vấn
Lắng nghe có phản xạ (reflective listening) là khi bạn dùng từ ngữ của mình để nhắc lại lời nói hoặc câu hỏi của người phỏng vấn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp này có thể làm gia tăng cơ hội được tuyển dụng bởi nó thể hiện bạn đang lắng nghe và hiểu được những gì nhà tuyển dụng muốn truyền tải.
4. Không nên cười quá nhiều
Là một ứng viên, bạn nên thể hiện sự thân thiện và lịch sự của bản thân, song đừng đánh mất sự nghiêm túc, chuyên nghiệp. Trong cuộc phỏng vấn xin việc, bạn hãy nở nụ cười khi cần thiết nhưng không nên cười quá nhiều, nhất là cười thành tiếng vì nhà tuyển dụng sẽ khó để có ấn tượng tích cực với bạn. Thay vì luôn mỉm cười, bạn hãy tập trung, trả lời tốt các câu hỏi, điều chỉnh để giao tiếp bằng mắt với nhà tuyển dụng và thể hiện rằng bạn rất coi trọng cơ hội này.
5. Nhắc đến người phỏng vấn
Nếu bạn đã tìm hiểu về đối tượng sẽ phỏng vấn mình, đừng quên đề cập đến tên của họ một cách khéo léo khi trả lời câu hỏi vì việc này sẽ khiến họ chú ý và có thiện cảm với bạn hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nhắc tên họ quá nhiều bởi điều này có thể sẽ làm họ cảm thấy khó chịu.
6. "Bắt chước" người phỏng vấn
Bạn có thể quan sát ngôn ngữ cơ thể của người phỏng vấn và lặp lại các hành động của họ: Khi họ cười, bạn cũng cười, khi họ sử dụng cử chỉ, bạn cũng dùng cử chỉ đó. Các nghiên cứu cho thấy thủ thuật tâm lý "bắt chước" có thể làm tăng cơ hội thành công của bạn trong các buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ là bạn không nên áp dụng mẹo này nếu nhà tuyển dụng tỏ ra lạnh lùng và xa cách.
Đọc thêm: Đừng vạ miệng mà nói điều này trong buổi phỏng vấn
Ngôn ngữ cơ thể cũng là yếu tố giúp bạn gây thiện cảm với người phỏng vấn
7. Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể
Khi tham gia các buổi phỏng vấn, hãy tận dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện tinh thần lạc quan và thái độ sống tích cực. Theo kết quả của các nghiên cứu, bạn nên:
- Thể hiện sự tích cực thông qua biểu cảm khuôn mặt.
- Duy trì kỹ năng giao tiếp bằng mắt.
- Gật đầu khi bạn hiểu vấn đề.
- Sử dụng cử chỉ khi nói.
- Giữ khoảng cách thích hợp với người phỏng vấn.
8. Chọn vị trí ngồi phù hợp
Trong trường hợp tham gia buổi phỏng vấn cùng nhiều ứng viên khác, bạn nên tìm vị trí gần nhà tuyển dụng nhất bởi vị trí này cho phép bạn có cơ hội trình bày khả năng của bản thân cụ thể và đầy đủ hơn so với các ứng viên ngồi ở xa hơn. Ngoài ra thì cách bạn ngồi, tư thế của bạn cũng rất quan trọng. Bạn không nên ngồi ra hẳn ra mép ghế, dĩ nhiên cũng không nên ngồi tránh vào phía trong hoặc ngồi gù lưng hay cứng nhắc - tất cả đều cho thấy sự lo lắng của bạn.
9. Không ngắt lời khi nhà tuyển dụng đang nói
Việc ngắt lời ai đó sẽ gây ra cảm giác tiêu cực, nhất là với nhà tuyển dụng vì họ rất dễ cho rằng bạn không tôn trọng họ. Lời khuyên cho bạn là đừng bao giờ ngắt lời người phỏng vấn, ngay cả khi bạn cho rằng họ đang lặp đi lặp lại những điều không cần thiết hay nói quá nhiều, quá lâu.
Đôi khi nhà tuyển dụng sẽ từ chối ứng viên chỉ vì những chi tiết nhỏ, vô ý của bạn. Do đó, trong quá trình phỏng vấn, bạn hãy chú ý tới từng hành động nhỏ của bản thân. Bạn nên ngồi ở đâu? Bạn nên sử dụng ngôn ngữ cơ thể như thế nào? Bạn có nên mỉm cười hay không? Hãy áp dụng tất cả những thủ thuật tâm lý kể trên để chinh phục được nhà tuyển dụng bạn nhé!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.