Cách viết CV xin việc Tư vấn tuyển dụng
Doanh nghiệp Headhunter muốn cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng thì cần tuyển được các chuyên viên tư vấn tuyển dụng có năng lực, trình độ cao. Do đó, các tiêu chí nhà tuyển dụng đưa ra để đánh giá ứng viên từ vòng loại CV xin việc hay phỏng vấn đều khá khắt khe. Dẫu vậy, với "chiến thuật" viết CV tư vấn tuyển dụng chuyên nghiệp, bạn sẽ rút ngắn được con đường tiến gần đến công việc mơ ước của mình.
MỤC LỤC:
1. Cấu trúc và định dạng CV xin việc tư vấn tuyển dụng
2. Nội dung chi tiết CV xin việc tư vấn tuyển dụng
Hướng dẫn cách viết CV xin việc tư vấn tuyển dụng chuyên nghiệp
1. Cấu trúc và định dạng CV xin việc tư vấn tuyển dụng
Cấu trúc CV rõ ràng, mạch lạc sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thiết yếu của ứng viên, cũng như xem xét mức độ phù hợp của bạn với vị trí tư vấn tuyển dụng.
1.1. Định dạng CV
Hãy chia nhỏ các phần thông tin lớn và tìm cách làm nổi bật chúng trong CV xin việc. Bên cạnh đó, chú ý sử dụng phông chữ đơn giản, tiêu đề in đậm, dùng gạch đầu dòng để xác định thông tin quan trọng - chìa khóa giúp CV chuyên nghiệp và bắt mắt hơn.
Độ dài CV chỉ nên gói gọn trong 2 mặt A4, đủ để thể hiện thông tin quan trọng mà không làm các phần của bạn bị rối mắt hay nhàm chán.
1.2. Cấu trúc CV
Giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đọc CV ứng viên bằng cách chia nhỏ các phần thông tin dưới đây:
- Thông tin liên hệ: Được đặt ở đầu CV để nhà tuyển dụng có thể liên lạc nhanh chóng với ứng viên khi cần thiết.
- Tóm tắt CV: Bao quát các kỹ năng, kinh nghiệm cũng như thành tích của ứng viên.
- Kinh nghiệm làm việc: Ghi lại lịch sử việc làm của bạn theo thứ tự thời gian đảo ngược.
- Trình độ học vấn: Trình bày chi tiết các loại bằng cấp hay chứng chỉ liên quan đến ngành tuyển dụng mà bạn có.
- Sở thích các nhân: Phần tùy chọn này trong CV xin việc có thể giúp bạn bộc lộ cá tính cá nhân nhằm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Đọc thêm: 5 danh mục thông tin chắc chắn phải có trong CV xin việc
2. Nội dung chi tiết CV xin việc tư vấn tuyển dụng
2.1. Thông tin liên hệ
Giữ thông tin liên hệ ở đầu trang để nhà tuyển dụng dễ dàng kết nối với bạn, bao gồm các mục: họ tên, số điện thoại, email, địa chỉ. Các thông tin cá nhân khác là không cần thiết. Bạn cần đảm bảo thông tin liên hệ cung cấp chính xác để tránh bỏ lỡ cơ hội tuyển dụng.
2.2 Tóm tắt CV
Phần tóm tắt từ 5-10 dòng, bao gồm kinh nghiệm, trình độ và những điểm mạnh chứng minh bạn phù hợp với công việc mình ứng tuyển. Trước khi viết, hãy nghiên cứu để xác định các từ khóa quan trọng trong bản mô tả công việc, tránh dài dòng hoặc sáo rỗng.2.3. Kỹ năng
Bạn có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng thông qua phần kỹ năng cá nhân. Phần này bao gồm 2 -3 gạch đầu dòng, trình bày các kỹ năng thiết yếu của một nhân viên tư vấn tuyển dụng mà bạn có. Một số kỹ năng quan trọng có thể kể đến như:
- Kỹ năng đàm phán: Giúp thương lượng và thảo luận với ứng viên, kết nối họ với đơn vị tuyển dụng.
- Tin học văn phòng: Thành thạo một số phần mềm tuyển dụng, cũng như biết cách tìm kiếm và tra cứu thông tin ứng viên qua mạng xã hội hay ứng dụng điện tử.
- Quản lý mối quan hệ: Kỹ năng quản lý các mối quan hệ xuất sắc sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện công việc tuyển dụng hay nói cách khác là kết nối ứng viên với doanh nghiệp.
- Xây dựng mục tiêu: Có mục tiêu cá nhân để thúc đẩy sự nghiệp và hiệu suất của bạn một cách tối ưu.
2.4. Kinh nghiệm làm việc
Ở phần kinh nghiệm, đừng chỉ liệt kê các công việc mà bạn từng đảm nhận trước đây. Hãy thêm vào mô tả trách nhiệm cũng như thành tựu mà ứng viên đã đạt được, nhằm chứng minh năng lực thực tế và mang đến tính chân thực cho CV xin việc.
Hãy cung cấp cho nhà tuyển dụng cái nhìn tổng quan về vị trí mà bạn từng đảm nhận có liên quan đến tư vấn tuyển dụng. Sử dụng gạch đầu dòng để nêu các dự án hay hoạt động, thành tích mà bạn có. Ứng viên cũng có thể nhấn mạnh các thành tựu bằng những số liệu cụ thể để tăng tính thuyết phục cho CV.
Kinh nghiệm làm việc là phần quan trọng trong CV xin việc Tư vấn tuyển dụng
2.5. Trình độ học vấn
Chỉ đưa vào phần trình độ học vấn những bằng cấp và chứng chỉ đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Cụ thể hóa bằng tên loại bằng cấp, thời gian học và xếp loại tốt nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp hay tổ chức sẽ có những tiêu chí khác nhau về trình độ dành cho ứng viên vị trí tư vấn tuyển dụng. Nên chìa khóa để thiết kế tốt phần này trong CV xin việc là nghiên cứu kỹ lưỡng bản mô tả công việc.
2.6. Sở thích
Đây là phần tùy chọn trong CV xin việc mà các ứng viên tư vấn tuyển dụng có thể đưa vào CV hoặc không. Tuy nhiên, chỉ nên lựa chọn những sở thích phù hợp và giúp bạn được đánh giá cao trong mắt nhà tuyển dụng.
Lựa chọn định dạng và cấu trúc CV đơn giản, ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo truyền đạt đủ các nội dung quan trọng sẽ giúp hình ảnh của bạn trở nên chuyên nghiệp và nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Đừng quên nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc để nắm bắt các từ khóa và dễ dàng lồng ghép trong CV xin việc tư vấn tuyển dụng của bạn nhé.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.