Cách viết CV xin việc Tư vấn bảo hiểm
Nhân viên tư vấn bảo hiểm đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như xác định thị trường tiềm năng cho các sản phẩm dịch vụ của công ty, gia hạn hợp đồng cho khách hàng, chăm sóc khách hàng,... Vì vậy, CV chính là nơi giúp ứng viên trình bày khả năng, kinh nghiệm,... của bản thân để thu hút nhà tuyển dụng.
MỤC LỤC:
1. Bố cục CV
2. Cấu trúc CV
Hướng dẫn cách viết CV xin việc Tư vấn bảo hiểm chuyên nghiệp, ấn tượng
Làm thế nào để tạo CV xin việc Tư vấn bảo hiểm ấn tượng?
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều tìm kiếm ở ứng viên sự khác biệt và sáng tạo, vì vậy hãy xem mô tả công việc thật kỹ để xác định những tiêu chí cụ thể bạn cần nêu trong CV. Bạn có thể tuân thủ một vài quy tắc chung, tuy nhiên hãy điều chỉnh sao cho phù hợp với kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân cũng như vị trí bạn ứng tuyển. Tuyệt đối đừng sử dụng một CV duy nhất cho tất cả các vị trí ứng tuyển nhé! Hãy tham khảo một số mẹo sau:
- Tận dụng định dạng CV để làm nổi bật kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân.
- Bổ sung các từ khóa và động từ cần thiết giúp CV của bạn vượt qua được vòng sàng lọc CV tự động.
1. Bố cục CV
Bố cục phù hợp nhất dành cho CV là theo trình tự thời gian đảo ngược. Bạn sẽ có thể nêu bật những kinh nghiệm của bản thân và bố cục này sẽ rất phù hợp nếu bạn đã có một số năm kinh nghiệm trong ngành bảo hiểm.
Đọc thêm: Cách tư vấn bảo hiểm qua điện thoại
2. Cấu trúc CV
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm thì có thể tham khảo cách trình bày CV theo chức năng hoặc CV kết hợp. CV theo chức năng được trình bày dựa trên kỹ năng của ứng viên trong khi CV kết hợp là sự tổng hợp các đặc điểm tốt nhất của 2 loại CV trên.
- Các mục cần có trong CV bao gồm:
- Tiêu đề.
- Tóm tắt/ Mục tiêu nghề nghiệp.
- Kinh nghiệm làm việc.
- Trình độ học vấn.
- Kỹ năng.
- Khác (chứng chỉ, sở thích, giải thưởng, ngôn ngữ hay công việc tình nguyện).
2.1. Tiêu đề
Đây là phần đầu tiên trong CV, gồm có tên đầy đủ, vị trí ứng tuyển, thông tin liên hệ và đường link profile của bạn. Các thông tin đưa ra cần phải ngắn gọn và chính xác tuyệt đối để nhà tuyển dụng có thể liên hệ khi cần. Tránh trình bày quá nhiều thông tin cá nhân trong phần này.
2.2. Đưa ảnh vào CV
Bạn không cần đưa ảnh vào CV xin việc tư vấn bảo hiểm. Bởi có tới 80% công ty cho rằng ảnh không tác động đến quyết định của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, một bức ảnh trong CV thể hiện tác phong chuyên nghiệp của bạn, vì vậy đừng bỏ qua cơ hội tuyệt vời này nhé.
2.3. Tóm tắt về bản thân
Một bản tóm tắt chuyên nghiệp sẽ giúp bạn giới thiệu với nhà tuyển dụng những thành tích cũng như kinh nghiệm của bản thân. Đây chính là phần quan trọng để nhà tuyển dụng quyết định xem có nên đọc tiếp CV hay không, vì vậy hãy viết thật cẩn thận nhé!
2.4. Kinh nghiệm làm việc
Đây là một phần quan trọng trong CV, giúp bạn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy năng lực của bản thân dựa trên những kinh nghiệm đã có. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo một số mẫu CV thực tế nếu không biết cách trình bày phần này.
2.5. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn có thể sẽ giúp bạn trở nên nổi bật so với các ứng viên khác. Đây không phải yêu cầu bắt buộc tuy nhiên là phần rất quan trọng trong CV xin việc tư vấn bảo hiểm. Hãy nêu tên bất kỳ loại bằng cấp cao nhất nào mà bạn sở hữu cùng một số thông tin về bằng cấp đó như nơi cấp và năm tốt nghiệp. Thậm chí, bạn có thể thêm GPA nếu bạn có một bảng điểm ấn tượng.
2.6. Kỹ năng
Một nhân viên tư vấn bảo hiểm cần sở hữu những kỹ năng nhất định để có thể thành công với nghề. Bạn có thể xem mô tả công việc và lựa chọn những kỹ năng chủ chốt và điều chỉnh để đưa vào CV của mình.
Các kỹ năng chính có thể kể đến như:
2.6.1. Kỹ năng cứng
- Thành thạo phần mềm quản lý khách hàng (CRM).
- Kỹ năng văn phòng.
- Biết cách gia hạn hợp đồng bảo hiểm.
- Từng sử dụng hệ thống ứng dụng (TAM).
- Khai thác khách hàng tiềm năng.
- Quản lý tài khoản khách hàng.
- Có kiến thức về sản phẩm bảo hiểm của các đối thủ cạnh tranh.
2.6.2. Kỹ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp.
- Khả năng quan sát tốt.
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng.
- Quản lý thời gian.
- Biết lắng nghe.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Khả năng đưa ra quyết định.
- Khả năng giải quyết vấn đề.
2.6.3. Yêu cầu về kỹ năng đối với các vị trí Junior
- Khả năng tổ chức.
- Tư duy phản biện.
- Giải quyết vấn đề.
- Đàm phán tốt.
- Phân tích dữ liệu.
- "Giữ chân" được khách hàng.
- Am hiểm sản phẩm của doanh nghiệp.
2.6.4. Yêu cầu về kỹ năng đối với các vị trí Senior
- Có kiến thức điều chỉnh chỉnh sách.
- Có chiến lược bán bảo hiểm.
- Kinh nghiệm bán hàng.
- Có khả năng xây dựng chính sách.
- Đàm phán tốt.
Đọc thêm: Chuyên viên tư vấn bảo hiểm đóng góp thế nào cho doanh nghiệp, khách hàng?
2.7. Phần bổ sung trong CV
Trong phần này, bạn có thể trình bày thêm một số thông tin về năng lực của cũng như thế mạnh của bản thân. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là 1 ứng viên sáng giá.
Nên đề cập những gì trong CV xin việc Tư vấn bảo hiểm?
2.8. Kỹ năng văn phòng và chứng chỉ khác
Hãy trình bày các kỹ năng một cách riêng biệt. Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi và hiểu được các ý tưởng trong CV của bạn.
2.9. Sở thích
Bạn có thể thêm sở thích vào CV. Tuy nhiên, hãy lưu ý là sở thích cần phù hợp với vị trí ứng tuyển. Ví dụ như thể thao hay các hoạt động cộng đồng sẽ là sở thích phù hợp với CV ứng tuyển nhân viên tư vấn bảo hiểm.
2.10. Kèm theo đơn xin việc trong CV
Một lá đơn xin việc sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bởi đó là cơ hội để giới thiệu bản thân và trình bày những thành tích cũng như khả năng của bạn liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Trên đây, JobOKO.com đã chia sẻ với bạn đọc những lưu ý và mẹo cụ thể khi viết CV xin việc Tư vấn bảo hiểm. Chúc bạn áp dụng và ứng tuyển thành công vào vị trí này!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.