Cách viết sơ yếu lý lịch (tự thuật) chuẩn nhất
Sơ yếu lý lịch (tự thuật) là bản kê khai đầy đủ thông tin về ứng viên, làm cơ sở để nhà tuyển dụng quyết định có lựa chọn ứng viên đó hay không cũng như lưu trữ phục vụ các thủ tục hành chính sau này nếu trúng tuyển. Vậy làm thế nào để viết một bản sơ yếu lý lịch (tự thuật) đúng chuẩn?
MỤC LỤC:
1. Những nguyên tắc khi viết sơ yếu lý lịch
2. Viết sơ yếu lý lịch theo mẫu sẵn có
3. Những lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch xin việc
Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch đúng chuẩn, chuyên nghiệp
Cách viết sơ yếu lý lịch (tự thuật) đúng chuẩn
1. Những nguyên tắc khi viết sơ yếu lý lịch
Cho dù viết sơ yếu lý lịch để đăng kí nhập học hay xin việc, tự viết tay hay sử dụng mẫu sơ yếu lý lịch sẵn có thì cũng cần phải đáp ứng những nguyên tắc sau:
- Sử dụng ảnh thẻ cỡ 4x6, nghiêm túc.
- Trình bày sạch đẹp, không có lỗi sai chính tả.
- Không tẩy xóa (đối với những bản viết tay).
- Thống nhất về font chữ, màu chữ (đối với bản đánh máy).
- Thông tin phải ngắn gọn, chính xác.
- Số điện thoại: Hãy điền số điện thoại bạn thường dùng nhất để nhà tuyển dụng tiện liên lạc.
2. Viết sơ yếu lý lịch theo mẫu sẵn có
Mẫu sơ yếu lý lịch được bán trong các bộ hồ sơ tại nhà sách, tiệm tạp hóa,... Bạn chỉ cần điền chính xác thông tin theo các đầu mục đã được liệt kê sẵn, bao gồm:
- Họ và tên: Viết in hoa, đúng tên trong giấy khai sinh, thẻ căn cước và sổ hộ khẩu.
- Giới tính: Nam hoặc Nữ.
- Năm sinh: Trùng khớp với thông tin trong giấy khai sinh, thẻ căn cước và sổ hộ khẩu.
- Địa chỉ thường trú: Bao gồm thôn (đường), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
- Nơi ở hiện tại: Bao gồm thôn (đường), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
- Số điện thoạithường dùng nhất.
- Người báo tin: Thường là bố mẹ, chồng/vợ hoặc anh chị em ruột.
- Bí danh: Ghi rõ bí danh của bản thân. Những người không có bí danh có thể bỏ qua.
- Nguyên quán: Trùng khớp với nguyên quán trên thẻ căn cước và sổ hộ khẩu.
- Dân tộc: Kinh, Thái, Nùng, Tày, H'mong, ....
- Tôn giáo: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, ... hoặc Không.
- Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất (hoặc cải tạo công thương nghiệp): Bần nông, cố nông, trung nông, phú nông, địa chủ, viên chức, công chức, tiểu thương,...
- Thành phần gia đình hiện nay: Công nhân, viên chức, công chức, bộ đội, giáo viên,...
- Trình độ văn hóa: 12/12 chính quy hoặc 12/12 bổ túc.
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức,... Có thể ghi rõ chứng chỉ đạt được nếu có.
- Kết nạp vào Đảng CSVN: Ghi rõ ngày tháng và nơi kết nạp.
- Ngày vào Đoàn TNCSHCM: Ghi rõ ngày tháng và nơi vào đoàn.
- Tình hình sức khỏe: Chiều cao, cân nặng.
- Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: Tên ngành nghề và cấp bậc.
- Lương chính hiện hay: Ngạch lương được hưởng. Những người chưa có lương có thể bỏ trống.
- Ngày nhập ngũ, xuất ngũ: Ghi rõ ngày, tháng, năm và địa chỉ công tác. Những người không phục vụ trong quân đội có thể bỏ trống.
Đọc thêm: Đằng sau lý do khiến bạn bị "bỏ ngỏ" và sai lầm tai hại khi làm sơ yếu lý lịch
Một số điểm cần lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch
3. Những lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch xin việc
3.1. Dễ nhìn, dễ hiểu
Việc bạn có được mời đến phỏng vấn hay không nhiều khi cũng phụ thuộc vào bản sơ yếu lý lịch mà bạn gửi đi. Vì vậy, hãy cố gắng chuẩn bị một bản sơ yếu lý lịch thật gọn gàng, khoa học và sau đó là thật bắt mắt, làm nổi bật được những thế mạnh của bản thân.
3.2. Kinh nghiệm làm việc phải phù hợp
Nếu là sinh viên mới ra trường thì bạn có thể ghi kinh nghiệm làm thêm vào phần quá trình công tác. Tuy nhiên, nếu đã từng đi làm thì nên chọn lọc những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Bạn cũng nên liệt kê thêm một vài thông tin về công ty như quy mô, lĩnh vực hoạt động và đặc biệt là chức vụ của mình trong công ty đó. Nêu tóm tắt nội dung công việc cũng là phần không thể thiếu.
3.3. Làm nổi bật thành tích
Dù ở cuối sơ yếu lý lịch nhưng phần thành tích sẽ là điểm nhấn cho sơ yếu lý lịch của bạn. Nếu bạn đã được cấp bằng khen, giấy chứng nhận cụ thể, đừng quên liệt kê vào đó. Nếu không, bạn cũng có thể kể ra những thành tích cao mà bạn đã đạt được trong công việc.
Bạn không nên xem thường bản sơ yếu lý lịch hay coi đây chỉ là một loại tài liệu phụ trợ, không cần thiết mà hãy thực sự cẩn thận, kỹ lưỡng khi điền thông tin. Bên cạnh CV xin việc thì đây sẽ là căn cứ để nhà tuyển dụng đánh giá xem bạn có thực sự đủ năng lực để vào làm việc hay không.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.