Cách viết sơ yếu lý lịch Thực tập sinh Marketing
Sơ yếu lý lịch Thực tập sinh Marketing là tài liệu chứng minh ứng viên có dễ thích nghi, sẵn sàng học hỏi và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không. Dưới đây là một vài lưu ý dành cho ứng viên ứng tuyển vị trí thực tập sinh marketing để có được bản sơ yếu lý lịch chuyên nghiệp.
MỤC LỤC:
1. Lưu ý chung dành cho sơ yếu lý lịch Thực tập sinh Marketing
2. Cách viết sơ yếu lý lịch Thực tập sinh Marketing
Sơ yếu lý lịch Thực tập sinh Marketing viết thế nào mới chuẩn?
1. Lưu ý chung dành cho sơ yếu lý lịch Thực tập sinh Marketing
Một số lưu ý quan trọng khi bạn bắt đầu xây dựng sơ yếu lý lịch, bao gồm:
- Nghiên cứu kỹ lưỡng yêu cầu kỹ năng thực tập sinh marketing từ mô tả công việc.
- Định dạng sơ yếu lý lịch dễ nhìn và ấn tượng.
- Cấu trúc tiêu đề và mục tiêu nghề nghiệp nổi bật.
- Kinh nghiệm làm việc ấn tượng (nếu có).
- Mô tả kỹ năng cá nhân.
- Chứng chỉ/chứng nhận kiến thức và kỹ năng liên quan.
- Tránh những sai lầm ứng viên thường gặp phải trong quá trình xây dựng sơ yếu lý lịch thực tập sinh.
Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc Thực tập sinh Digital marketing
2. Cách viết sơ yếu lý lịch Thực tập sinh Marketing
Nhà tuyển dụng thông thường sẽ chỉ dành 6 giây để đọc sơ yếu lý lịch ứng viên, nên bạn cần xây dựng cấu trúc và định dạng một cách nổi bật:
2.1. Cách chọn định dạng sơ yếu lý lịch
Một số tiêu chí để chọn lựa được định dạng phù hợp:
- Trình tự thời gian đảo ngược: Hãy sử dụng định dạng này nếu bạn đã có kinh nghiệm thực tập ở vị trí tương đương.
- Định dạng kết hợp: Đây là sơ yếu lý lịch kết hợp hoàn hảo giữa kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của ứng viên.
- Định dạng chức năng: Sơ yếu lý lịch theo định dạng này thường bỏ qua phần kinh nghiệm đối với ứng viên chưa từng đảm đương bất cứ công việc nào trước đây.
Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng luôn mong muốn nhìn thấy trong sơ yếu lý lịch của ứng viên thực tập tiêu đề các phần rõ ràng, mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên, trình độ đào tạo, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc hay những trải nghiệm việc làm trước đây, nếu có, cùng một số chứng chỉ liên quan.
2.2. Thông tin liên hệ
Thông tin liên hệ trong sơ yếu lý lịch tưởng chừng đơn giản nhưng cũng giúp ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng hoặc ngược lại. Về cơ bản, phần này gồm có: Họ và tên ứng viên, số điện thoại, email và địa chỉ liên hệ.
Thông tin liên hệ đầy đủ và rõ ràng sẽ giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng kết nối với ứng viên khi cần thiết, độ chuyên nghiệp cũng được thể hiện một phần thông qua cách bạn đặt địa chỉ email cá nhân.
2.3. Mục tiêu nghề nghiệp
Phần mục tiêu trong sơ yếu lý lịch của Thực tập sinh Marketing là vô cùng quan trọng. Đây là cơ hội để bạn đưa ra lý do mình phù hợp với ngành nghề này và thuyết phục nhà tuyển dụng ưu tiên lựa chọn mình thay vì các ứng viên khác.
Chính vì vậy, mục tiêu nghề nghiệp càng cụ thể sẽ càng tăng tính thuyết phục. Tránh xây dựng phần mục tiêu chung chung hoặc mơ hồ; phải thuyết phục nhà tuyển dụng khả năng mang lại giá trị và lợi ích của bạn từ việc khái quát các kỹ năng và kiến thức cơ bản mà bạn có.
2.4. Kinh nghiệm việc làm
Thể hiện kinh nghiệm làm việc trong sơ yếu lý lịch thực tập sinh dường như là thách thức với đa số ứng viên, đặc biệt nếu bạn chưa từng tham gia bất kỳ công việc nào tương tự vị trí marketing trước đây.
Mặc dù vậy, vẫn có một số tips để bạn tự tin xây dựng phần kinh nghiệm làm việc, bằng cách tập trung vào thành tích và kỹ năng mà mình tích lũy được, thay vì chỉ liệt kê công việc bạn từng làm.
Các nhà tuyển dụng mong muốn tìm thấy những giá trị mà bạn đã tạo ra từ bất cứ hoạt động nào mà bạn đã tham gia, giúp bạn tích lũy thêm kiến thức và kỹ năng cho lĩnh vực marketing. Nên đừng quá lo lắng nếu bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều cơ hội việc làm để đưa vào sơ yếu lý lịch.
Đọc thêm: Sinh viên thực tập cần nhất điều gì? cách tìm công ty tuyển thực tập
Thực tập sinh Marketing chưa có kinh nghiệm nên viết gì trong CV?
2.5. Kỹ năng
Bạn chưa có nhiều kỹ năng thực tế trong lĩnh vực marketing nhưng vẫn có thể thiết kế thành công phần kỹ năng ấn tượng và chuyên nghiệp. Chìa khóa là hãy nghiên cứu kỹ lưỡng bản mô tả công việc để tìm thấy từ khóa kỹ năng tương ứng với năng lực cá nhân của bạn.
Hãy chia phần này thành kỹ năng cứng, bao gồm các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm như giao tiếp hay tổ chức,... Một số kỹ năng hàng đầu dành cho Thực tập sinh Marketing mà bạn nên cân nhắc đưa vào sơ yếu lý lịch như:
- Kỹ năng chuyên môn: Digital marketing, social marketing, sáng tạo nội dung, sử dụng thành thạo Google Ads, Google Analytics, Wordpress,...
- Kỹ năng mềm: Khả năng thích nghi, làm việc nhóm, sáng tạo, linh hoạt, kỷ luật và giao tiếp tốt,...
2.6. Trình độ học vấn
Là sinh viên mới tốt nghiệp, phần học vấn được đánh giá vô cùng quan trọng, giúp làm nổi bật kiến thức và năng lực cá nhân khi kinh nghiệm làm việc chưa phong phú. Phần trình độ học vấn nên bao gồm bằng cấp, ngành học, thời gian tốt nghiệp và bất kỳ môn học nào có liên quan đến vai trò marketing.
Vì chưa có kinh nghiệm nên ứng viên có thể liệt kê một số hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi mình từng tham gia hay chứng chỉ chuyên môn khác để giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với ứng viên còn lại.
Có thể thấy, Thực tập sinh Marketing vẫn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhờ sơ yếu lý lịch chuyên nghiệp và rõ ràng. Xem xét kỹ lưỡng yêu cầu từ mô tả công việc là bước quan trọng giúp bạn xác định nội dung sơ yếu lý lịch, tránh dài dòng mà vẫn thể hiện được đầy đủ năng lực, phẩm chất, kỹ năng cũng như mức độ phù hợp với công việc hiện tại!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.