Cách viết CV xin việc chuyên viên marketing
MỤC LỤC:
1. Sử dụng các con số và thống kê
2. Sử dụng mẫu CV sáng tạo
3. Trau chuốt phần kỹ năng
4. Đưa dẫn chứng cụ thể
5. Đơn giản hóa phần trình độ học vấn
6. Tóm tắt mục tiêu nghề nghiệp
7. Trình bày CV trên một trang giấy
Cần lưu ý gì khi viết CV xin việc chuyên viên marketing?
Cách viết CV xin việc chuyên viên marketing chuẩn và ấn tượng
1. Sử dụng các con số và thống kê
Khi xét duyệt CV xin việc chuyên viên marketing, nhà tuyển dụng sẽ chú ý nhiều nhất đến những dẫn chứng cho thấy năng lực thực sự của ứng viên. Hãy xem bạn đã làm được những gì ở công việc trước đây và cụ thể hóa nó với những con số. Ví dụ như:
- Tăng traffic web lên gần 1 triệu người dùng/ngày nhờ các chiến dịch SEO và quảng cáo trên mạng xã hội.
- Số lượng người đăng kí nhận email và tỷ lệ mở email tăng gấp 2 lần chỉ trong vòng 6 tháng.
- Tăng đến 200% tỷ lệ chuyển đổi bằng cách đối ưu hóa trang đích.
- Giảm chi phí CPA xuống còn 50%.
Cũng như cách mà các con số giúp bạn cải thiện tỷ lệ nhấp chuột cho quảng cáo, những thống kê mà bạn đưa ra thường nổi bật hơn tất cả những thông tin khác có trong CV. Nó sẽ ngay lập tức thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng và giúp khẳng định rằng bạn là người luôn hướng đến những kết quả cụ thể trong công việc.
Đọc thêm: 10 từ cần có trong CV của bạn để "hạ gục" nhà tuyển dụng
2. Sử dụng mẫu CV sáng tạo
Khi nhà tuyển dụng đã phải xem quá nhiều CV nhàm chán với hình thức tương tự như nhau thì chỉ cần một chút sự khác biệt về màu sắc và bố cục cũng sẽ khiến họ dành thiều thời gian cho CV của bạn hơn. Đặc biệt là khi những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn không đáp ứng 100% những gì mà nhà tuyển dụng yêu cầu thì bạn có thể thêm một vài chi tiết sáng tạo vào CV để thu hút sự chú ý của họ.
- Màu sắc CV: Đối với CV xin việc chuyên viên marketing, việc sử dụng một chút màu sắc đơn giản sẽ tốt hơn là chỉ sử dụng 2 màu trắng, đen duy nhất. Điều này hoàn toàn ngược lại so với khi bạn ứng tuyển vào các vị trí nhân viên kỹ thuật hay luật sư, y tế. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chọn màu đơn giản, không quá sặc sỡ nếu không sẽ làm người xem bị phân tâm.
- Font chữ: Bạn có thể chọn 2 font chữ khác nhau cho phần nội dung và tiêu đề. Tuy nhiên, đừng chọn những kiểu chữ quá rối mắt. Lựa chọn font chữ đẹp nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố dễ nhìn, dễ đọc.
- Chia thành 2 cột: Việc chia trang giấy thành 2 cột sẽ giúp bạn liệt kê được nhiều thông tin hơn và cũng dễ đọc hơn nhờ các khoảng trắng trên CV.
JOBOKO.com cung cấp mẫu CV đa dạng, bạn có thể tham khảo để sử dụng dễ dàng
3. Trau chuốt phần kỹ năng
Mỗi CV đều phải có phần kỹ năng làm việc; tuy nhiên, không phải ứng viên nào cũng có thể sử dụng hiệu quả phần thông tin này. Liệt kê kỹ năng sử dụng Microsoft Office thành thạo vào CV xin việc marketing là điều hoàn toàn vô nghĩa bởi đây là yêu cầu cơ bản không chỉ đối với marketing mà còn hầu hết các ngành nghề khác.
Quan trọng hơn hết là bạn cần đảm bảo những kỹ năng được liệt kê phải phù hợp với công việc marketing mà mình đang ứng tuyển. Sẽ thật tồi tệ nếu như trong suốt CV xin việc mà tên chức danh bạn ứng tuyển không được xuất hiện lấy một lần. Nó khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn chỉ đang spam CV mà không hề đọc mô tả công việc.
Ngoài ra, có rất nhiều công ty sử dụng phần mềm quét CV. Điều đó có nghĩa là nếu không có một số từ khóa nhất định, CV của bạn sẽ không bao giờ vượt qua được vòng xét duyệt đầu tiên này. Nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có các kỹ năng như:
- Am hiểu các kỹ thuật/kênh marketing cụ thể: Hãy liệt kê những kỹ năng marketing như PPC, content marketing, chỉnh sửa video, thiết kế web, mobile marketing, ... vào CV của bạn. Một lần nữa, hãy nhấn mạnh những kỹ năng mà nhà tuyển dụng đề cập đến trong mô tả công việc.
- Sử dụng thành thạo các nền tảng, phần mềm hoặc công cụ marketing cụ thể: Hãy liệt kê những công cụ, phần mềm mà bạn thường xuyên sử dụng (công cụ SEO, nền tảng PPC, phần mềm của bên thứ 3, nền tảng email marketing, công cụ chỉnh sửa hoặc thiết kế video, ... ). Nếu bạn là chuyên gia về một phần mềm nào đó được nhà tuyển dụng nhắc đến trong mô tả công việc thì đừng quên đưa nó vào dòng đầu tiên của phần kỹ năng.
Bạn cũng có thể đề cập đến các chứng chỉ hoặc giải thưởng về marketing mà bạn đã đạt được trong phần này nếu như đó là các thông tin cụ thể. Bạn nên tránh những kỹ năng như giao tiếp tốt hay khả năng đa nhiệm. Đây không phải là những thông tin mà nhà tuyển dụng cần.
4. Đưa dẫn chứng cụ thể
Bạn có thể đưa ra bất cứ thông tin gì trong CV. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng khi có những dẫn chứng cụ thể cho các thông tin đó. Bạn có thể thêm liên kết đến tài khoản LinkedIn, Facebook, Twitter, Instagram ... nếu có và nếu nó góp phần giúp bạn thể hiện một hình ảnh chuyên nghiệp. Hoặc khi ứng tuyển vào vị trí content marketing thì bạn có thể đưa dẫn chứng về một bài blog mà bạn đã viết, một website mà bạn đang quản lý,...
5. Đơn giản hóa phần trình độ học vấn
Trong phần này, bạn hãy liệt kê những chứng chỉ, bằng cấp mà bạn có, bạn đã học ở đâu và khi nào. Hãy tránh đưa ra những thông tin vô cùng nhàm chán như điểm trung bình, câu lạc bộ mà bạn đã tham gia, hoạt động ngoại khóa, .... Những thông tin này chỉ khiến bạn trở thành một kẻ nghiệp dư và gần như chẳng có chút kinh nghiệm làm việc nào cả.
Có tới 95% nhà tuyển dụng nói rằng họ thậm chí chẳng quan tâm tới trình độ học vấn của ứng viên, bởi đạt điểm A ở trường không có nghĩa là bạn biết và có thể làm được tất cả những gì mà họ cần. Vì vậy, đừng lãng phí thời gian và cả không gian trên CV, hãy để không gian đó cho những thông tin khác quan trọng hơn.
6. Tóm tắt mục tiêu nghề nghiệp
Khi viết CV xin việc chuyên viên marketing, bạn nên tóm tắt mục tiêu nghề nghiệp một cách ngắn gọn và đưa vào phần đầu của CV, ngay phía sau mục thông tin liên lạc. Phần mục tiêu này cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là ai và bạn mong muốn điều gì ở công việc này. Ví dụ: "Một chuyên viên marketing năng động với 6 năm kinh nghiệm làm việc, kỹ năng phân tích tốt và đặc biệt yêu thích tham gia vào các chiến lược marketing toàn diện. Mong muốn được chinh phục các thử thách trong marketing, đặc biệt là SEO và content marketing."
Đọc thêm: 10 mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất để làm CV và khi phỏng vấn
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV cũng vô cùng quan trọng
7. Trình bày CV trên một trang giấy
Trừ khi bạn ứng tuyển vào một vị trí lãnh đạo cấp cao đòi hỏi tới hơn 10 năm kinh nghiệm còn không thì hãy cố gắng lựa chọn thông tin hữu ích để trình bày CV trên một trang giấy duy nhất. Bạn có thể:
- Chia trang thấy thành 2 cột để trình bày được nhiều thông tin hơn (như đã đề cập ở trên).
- Chỉ liệt kê 3 công việc cần đây nhất và không đi quá chi tiết vào những gì bạn đã làm, hãy tập trung hơn cả vào phần thành tích và kinh nghiệm làm việc.
- Phần mục tiêu nghề nghiệp chỉ nên bao gồm tối đa 2 - 3 câu.
- Sử dụng cỡ chữ nhỏ (nhưng không nhỏ hơn 10).
Bên cạnh những thông tin như trên thì bạn cũng có thể thêm vào 2 - 3 sở thích cá nhân. Nó cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Và sẽ thật tuyệt vời nếu như những sở thích này giúp bạn rèn luyện những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc.
Hy vọng những thông tin JobOKO.com chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn có được cái nhìn toàn diện nhất về cách viết CV xin việc chuyên viên marketing. Hãy nhớ, 3 nguyên tắc cơ bản khi viết CV ngành marketing là ngắn gọn, sáng tạo và phải đưa ra các con số cụ thể. Đừng để mình đánh mất cơ hội chỉ vì những lỗi sai không đáng có trong CV xin việc bạn nhé.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.