Cạnh tranh nơi công sở không hẳn đã là xấu
25/12/2019 15:05
Cạnh tranh nơi công sở hay bất cứ môi trường làm việc nào khác đều là con dao hai lưỡi. Là chủ doanh nghiệp, bạn cần tìm ra ranh giới giữa tạo động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn và khiến họ chán nản, tinh thần sa sút do cạnh tranh tạo ra. Một số lĩnh vực trong ngành kinh doanh, chẳng hạn như bán hàng luôn tồn tại yếu tố cạnh tranh bẩm sinh. Dù là bằng cách nào, một nhà lãnh đạo tài ba sẽ biết cách duy trì động lực cạnh tranh để khai thác các lợi thế và giảm thiểu tác động tiêu cực do cạnh tranh mang lại.
Môi trường làm việc cạnh tranh bao gồm các ưu đãi như giải thưởng và tiền thưởng hay cơ hội để được đề bạt thăng chức trong thời gian tới. Ngoài tiền lương hàng tháng, ưu đãi này sẽ là động lực to lớn thúc đẩy tinh thần làm việc tập trung cao độ ở nhân viên. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngầm giữa nhân viên cũng mang đến hậu quả tai hại. Dẫu vậy, xung đột, tranh cãi nơi công sở chưa hẳn đã là xấu. Hãy cùng Joboko tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Phòng kinh doanh có lẽ là cạnh tranh gay gắt nhất, ai cũng muốn mình trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc nhất, có doanh thu cao nhất và hất cẳng người đang dẫn đầu ở tháng trước. Để tránh gây hoang mang lòng nhân viên, quản lý cần nhắc nhở mọi người trong phòng teamwork mới là mục tiêu căn bản của cả nhóm.
Chẳng hạn như cuộc thi bán hàng tìm ra người có doanh thu lớn nhất tháng/quý cho một sản phẩm cụ thể. Ưu đãi có thể là một tấm thẻ ghi tên nhân viên xuất sắc đó cùng ảnh. Ưu đãi cho nhóm có thể là một buổi party hay picnic ngoài trời. Xây dựng chính sách ưu đãi hấp dẫn và xoay quay mong muốn của nhân viên sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
Cạnh tranh nơi công sở bao gồm cả mặt lợi và hại, do đó, nếu biết vận dụng đúng cách thì sẽ mang đến kết quả bất ngờ. Môi trường công sở không tránh khỏi những xung đột, cạnh tranh nên bạn hãy học cách làm quen và thích nghi dần. Làm sao để tồn tại trong môi trường nơi công sở đầy khắc nghiệt? Để biết cách ứng xử trong tình huống này, bạn đọc đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích trong bài viết nhé.
>> Bạn đang muốn tìm việc làm truy cập ngay Joboko.com để cập nhật thông tin việc làm mới nhất nhé.
>> Nếu quan tâm tới nội dung này, đừng quên like và share bài viết nếu bạn yêu thích nhé.
Cạnh tranh không hẳn là xấu, nó sẽ giúp bạn khẳng định và vươn lên trong công việc
Những điều bất lợi của cạnh tranh nơi công sở
1. Sự lo lắng, căng thẳng
Bên cạnh những nhân viên xuất chúng, hiếu thắng và khát khao thể hiện bản thân vẫn có những nhân viên không thích hợp và cũng không muốn gia nhập vào vòng xoáy cạnh tranh này. Với họ, môi trường làm việc cạnh tranh chỉ khiến họ thêm lo lắng, căng thẳng mà thôi. Bên cạnh đó, không phải bộ phận nào cũng thích hợp để cạnh tranh.Phòng kinh doanh có lẽ là cạnh tranh gay gắt nhất, ai cũng muốn mình trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc nhất, có doanh thu cao nhất và hất cẳng người đang dẫn đầu ở tháng trước. Để tránh gây hoang mang lòng nhân viên, quản lý cần nhắc nhở mọi người trong phòng teamwork mới là mục tiêu căn bản của cả nhóm.
2. Tổn hại tinh thần đồng đội
Cạnh tranh có thể gây bất hòa trong đội và làm giảm sút nghiêm trọng tinh thần tập thể. Nếu trong nhóm có một nhân viên vô cùng xuất sắc, mọi ưu đãi và phần thưởng đều về tay anh ta không tránh khỏi khiến các thành viên khác đố kỵ, ghen ghét và muốn cô lập người đó. Quản lý không thể chỉ sử dụng cạnh tranh làm nhiên liệu thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên vì những nhóm thiếu liên kết sẽ nảy sinh hành vi phá hoại ngăn người khác tiến bộ. Khi một nhóm mất tinh thần, hiệu suất làm việc sẽ đi xuống.Lợi ích của việc cạnh tranh nơi công sở
1. Tạo động lực làm việc
Người ta nghĩ rằng động lực làm việc lớn nhất của con người là tiền và tiền lương cao là đủ để khuyến khích nhân viên làm việc tốt. Điều này không sai, lương có vai trò mạnh mẽ trong tìm kiếm và giữ chân nhân tài. Không ai sống trong xã hội mà không cần tiền cả. Nhưng chưa đủ, tiền lương chỉ nhắc nhở nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao chứ không phát huy hết năng lực của họ và các nhà quản lý hay nhân viên hành chính nhân sự đã học được một điều rằng nhân viên thường được thúc đẩy làm việc tốt hơn với các ưu đãi khác.Chẳng hạn như cuộc thi bán hàng tìm ra người có doanh thu lớn nhất tháng/quý cho một sản phẩm cụ thể. Ưu đãi có thể là một tấm thẻ ghi tên nhân viên xuất sắc đó cùng ảnh. Ưu đãi cho nhóm có thể là một buổi party hay picnic ngoài trời. Xây dựng chính sách ưu đãi hấp dẫn và xoay quay mong muốn của nhân viên sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
Không thể phủ nhận lợi ích mà cạnh tranh mang lại nếu được khai thác đúng cách
2. Cải thiện chất lượng công việc
Môi trường làm việc cạnh tranh thúc đẩy sự sáng tạo và hiệu quả làm việc, từ đó tạo ra chất lượng công việc cao hơn. Khi nhân viên muốn chiến thắng, anh ta phải xem xét nhiều giải pháp khác nhau cho từng vấn đề sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất. Điều này thường mang lại hệ thống và quy trình tốt hơn, đồng thời nâng cao đạo đức nghề nghiệp, anh ta sẽ không lãng phí thời gian làm gì mà không hướng đến mục tiêu đã đặt ra (ưu đãi). Nhà lãnh đạo cần cho nhân viên đủ tự do để giải quyết vấn đề, từ đó tận dụng lợi thế mà cạnh tranh mang lại.Cạnh tranh nơi công sở bao gồm cả mặt lợi và hại, do đó, nếu biết vận dụng đúng cách thì sẽ mang đến kết quả bất ngờ. Môi trường công sở không tránh khỏi những xung đột, cạnh tranh nên bạn hãy học cách làm quen và thích nghi dần. Làm sao để tồn tại trong môi trường nơi công sở đầy khắc nghiệt? Để biết cách ứng xử trong tình huống này, bạn đọc đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích trong bài viết nhé.
>> Bạn đang muốn tìm việc làm truy cập ngay Joboko.com để cập nhật thông tin việc làm mới nhất nhé.
>> Nếu quan tâm tới nội dung này, đừng quên like và share bài viết nếu bạn yêu thích nhé.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.