Xung đột, tranh cãi nơi công sở chưa hẳn đã là xấu
Trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều lúc chúng ta không tránh khỏi được những ý kiến trái chiều. Nhất là trong môi trường công sở, mẫu thuẫn giữa các nhân viên với nhau là không thể tránh khỏi bởi vì không có ai làm hài lòng tất cả mọi người. Vấn đề nằm ở chỗ xung đột nơi công sở xử lý như thế nào? Tất nhiên, đây không phải là những thứ được cho là tốt ở nơi công sở. Mặc dù tranh cãi là một phần tự nhiên của các mối quan hệ và giao tiếp giữa người với người vì thế nó không nên bị coi là thiếu tiêu cực hay thiếu lành mạnh.
Môi trường công sở thường xảy ra xung đột, tranh cãi
Tại sao tranh cãi, xung đột nơi công sở chưa hẳn đã là xấu?
Nếu không có mâu thuẫn, bạn phải suy nghĩ, quyết định cho cả nhóm, bạn ngăn cản sự đổi mới và học hỏi của các thành viên khác; và điều này không hề tốt trong một môi trường làm việc hiệu quả. Trưởng nhóm xem tranh luận là một quá trình tự nhiên và cần thiết để phát triển và gặt hái thành công. Mặc dù tranh cãi được coi là một phần lành mạnh của quá trình phát triển đội nhóm, phẩm chất cá nhân và kỹ năng giải quyết vấn đề, mâu thuẫn của từng người là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa trải nghiệm tích cực là tiêu cực sau mỗi lần xung đột.
Giải quyết mâu thuẫn
Tất nhiên, để có thể giải quyết được mâu thuẫn đòi hỏi phải có khả năng lãnh đạo đỉnh cao vì kỹ năng lắng nghe, giải quyết xung đột và giao tiếp của mỗi người khác nhau. Trưởng nhóm phải kiểm soát được quá trình này và phải hướng dẫn các thành viên cách thức giải quyết mâu thuẫn khi trưởng nhóm vắng mặt.
Kết quả của xung đột, tranh cãi
Kết quả của tranh cãi không phải là cự tuyệt quan hệ, làm suy sụp tinh thần, có thái độ sợ thất bại hay tức giận. Đây là những dấu hiệu của khả năng lãnh đạo yếu kém. Tranh cãi nên được nhìn theo chiều hướng tự nhiên và lành mạnh. Nếu một nhóm có những quan điểm trái chiều trên phương diện tôn trọng, trung thực và cởi mở để đạt được mục tiêu chung, nhóm đó có một đội ngũ nhân viên giỏi và một người lãnh đạo có tầm. Kết quả của tranh cãi trong trường hợp này sẽ là một đội ngũ mạnh, có thể tự quản lý, quá trình và chiến lược làm việc không ngừng được cải thiện, kết quả tốt hơn và các mối quan hệ gần gũi hơn.
Một số mẹo xử lý xung đột nơi công sở
2. Hãy tôn trọng người khác và kiểm soát cảm xúc của mình. Luôn luôn thể hiện sự chuyên nghiệp.
3. Tôn trọng sự thật. Tránh đưa ra những tranh luận dựa trên phương diện tình cảm, phán xét giá trị của người khác, phóng đại vấn đề hay chế nhạo, mỉa mai. Nắm chắc sự thật và quan sát tình hình để đưa ra những quan điểm hợp lý.
4. Đặt câu hỏi. Đừng phán xét suy nghĩ của người khác. Luôn đặt câu hỏi và quan tâm chân thành để hiểu được quan điểm của đối phương.
5. Xoa dịu xu hướng tranh luận không lành mạnh của người khác. Khi đối diện với người khác, không phải ai cũng tuân thủ quy tắc, vì vậy, nhận diện tình huống và cố gắng xoa dịu hành vi chưa tốt của đối phương bằng những ý kiến hài hước, nhẹ nhàng; nêu lại, làm rõ vấn đề; thậm chí là tạm hoãn cuộc thảo luận để đối phương có thể bình tĩnh lại.
6. Công nhận quan điểm của người khác. Công nhận quan điểm của người khác và cố gắng tìm ra những điểm tương đồng. Thể hiện sự tôn trọng với ý kiến của đối phương kể cả khi bạn không đồng tình. Luôn nhớ rằng, thấu hiểu cũng là mục tiêu của tranh luận, song song với đồng tình.
7. Kiếm soát lời nói của bạn. Kỹ năng giao tiếp luôn là điểm then chốt của một cuộc tranh cãi lành mạnh. Nhưng kể cả khi bạn là chuyên gia ngôn từ, hãy cẩn trọng với ngôn ngữ cơ thể của bạn. Để ý đến những gì bạn nói, cách bạn thể hiện và cơ thể bạn đang làm gì khi bạn nói.
8. Nhớ rằng, không ai hoàn hảo cả. Bạn không thể kiểm soát xung đột tốt trong mọi tình huống. Hãy cố gắng hết sức và nhớ rằng tranh cãi, xung đột nơi công sở là chuyện bình thường và không phải là điều bạn nên né tránh hay sợ hãi. Tranh cãi, xung đột là phương án thay thế cho quyết định thay cả nhóm và nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ chọn tranh cãi. Còn bạn thì sao?
Trong môi trường làm việc công sở, bạn không thể tránh khỏi những mâu thuẫn với đồng nghiệp. Khi phỏng vấn tìm kiếm việc làm mới, nhà tuyển dụng có vô số câu hỏi để kiểm tra năng lực, kỹ năng của ứng viên. Nhà tuyển dụng cũng có thể đưa ra câu hỏi bạn đã từng xảy ra xung đột bao giờ chưa. Việc bạn cần làm là trả lời câu hỏi này sao cho khéo léo và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng để được đánh giá cao về phẩm chất, kinh nghiệm cũng như kỹ năng.
Hỏi về câu hỏi liên quan đến xung đột nơi công sở, nhà tuyển dụng muốn xem cách giải quyết của bạn ra sao. Thay vì nghĩ cách để việc này không bao giờ xảy ra thì bạn hãy cố gắng tìm cách khắc phục và thay đổi bản thân theo hướng tích cực. Vấn đề xung đột nơi công sở xử lý như thế nào luôn khiến các quản lý, lãnh đạo đau đầu bởi tình trạng này xảy ra khá phổ biến và dù làm cách nào thì đều không thể né tránh.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.