Cách trị đồng nghiệp lười biếng nơi công sở
Việc đối phó với những đồng nghiệp lười biếng không phải điều dễ dàng bởi bạn sợ mất lòng đồng nghiệp, xảy ra tranh chấp hay rất nhiều những vấn đề khác mà trong văn hóa công sở khó có thể tránh. Tuy nhiên nếu bạn không có cách trị thì chắc chắn việc lười biếng sẽ ảnh hưởng đến công việc, đặc biệt là làm việc nhóm sẽ khiến trì trệ, kết quả công việc giảm sút. Vậy cùng tìm hiểu những cách trị đồng nghiệp lười biếng nơi công sở của Blog việc làm dưới đây để dễ dàng xử lý khi gặp vấn đề này nhé.
Ở bất kỳ nơi làm việc nào, làm việc nhóm (teamwork) là một phần quan trọng góp phần đảm bảo chất lượng công việc. Vì vậy nên chỉ cần một cá nhân lười biếng sẽ ảnh hưởng đến công việc của cả nhóm. Tuy nhiên, đâu đó trong môi trường công sở vẫn đang tồn tại những con người như vậy. Bên cạnh việc tìm cách đối phó với đồng nghiệp khó tính nơi công sở thì nhiều người cũng băn khoăn chưa tìm ra phương pháp để trị đồng nghiệp lười biếng.
Những cách trị đồng nghiệp lười biếng nơi công sở phổ biến nhất
Tập trung vào công việc
Dù ở bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống, ai cũng dễ bị cuốn hút bởi những thứ người khác đang làm, nhưng đối với một đồng nghiệp lười biếng thì tuyệt đối không nên. Việc này sẽ khiến bạn mất tập trung và hiệu quả công việc cũng theo đó mà bị ảnh hưởng. Có thể bạn cảm thấy khó chịu vì thấy đồng nghiệp lướt Facebook trong khi bạn thì đang vật lộn với cả đống việc làm, thế nhưng nếu cứ chăm chăm xem để ý xem họ đang làm gì thì bạn cũng chả làm được gì. Tốt hơn hết bạn nên tập trung vào việc mình đang làm.Không “tiếp tay” cho đồng nghiệp lười biếng
Làm việc với một người lười biếng đã khó nhưng còn khó chịu hơn nếu bạn “tiếp tay” cho hành vi của họ. Chính vì vậy, bạn cần phải rõ ràng mọi thứ. Nếu đồng nghiệp chả chịu làm gì và đến phút cuối lại chạy đến nhờ bạn giúp đỡ thì bạn có thể giúp đỡ để đảm bảo công việc của nhóm. Tuy nhiên, bạn cũng nên nói với đồng nghiệp đó rằng sẽ không có lần sau và nếu người đó vẫn tái diễn tình trạng đó thì bạn sẽ mặc kệ. Cứ tiếp tay cho những đồng nghiệp lười biếng như vậy, về lâu về dài cũng chẳng ai ủng hộ bạn nữa.Không phàn nàn với đồng nghiệp khác
Khi sự khó chịu với đồng nghiệp đạt đến đỉnh điểm, chắc bạn sẵn sàng rời khỏi bàn làm việc, túm lấy người đầu tiên bạn thấy và bắt đầu trút giận. Tuy nhiên, hãy cố gắng kiềm chế bởi vì làm thế chỉ thể hiện bạn đang thiếu chuyên nghiệp và bạn cũng chỉ là người nhiều chuyện.Hơn nữa, điều này cũng khiến người khác hiểu lầm làm tổn hại tới các mối quan hệ cũng như làm họ mất niềm tin vào bạn. Trong trường hợp khó chịu vì đồng nghiệp lười biếng, điều bạn nên làm là ngẩng đầu lên mái nhà và hét thật lớn trong vài phút hoặc đơn giản là bạn chỉ nên tập trung vào công việc của mình.
Không bắt chước đồng nghiệp lười biếng
Có lẽ khi thấy một đồng nghiệp lười biếng, bạn sẽ đặt ra câu hỏi là tại sao mình phải vất vả thế trong khi người ta thì không. Tuy vậy, bạn không nên phản đối làm gì. Điều này chỉ khiến cho bạn tự làm mình nản chí và thực tế là bạn đang rất lãng phí thời gian.Thay vào đó, khi bị đồng nghiệp lười biếng lôi kéo vào cuộc buôn chuyện về trận đấu tối qua, đừng ngại giải thích một cách lịch sự là bạn đang bận hay bạn cần quay lại làm việc khi ăn trưa với đồng nghiệp quá lâu.
Không “gánh” việc cho đồng nghiệp lười biếng
Tuy khá khó từ chối, đặc biệt là khi bạn làm công việc giống như họ nhưng bạn vẫn nên phân chia công việc từ sớm và tuyệt đối không được có thói quen “gánh việc” cho đồng nghiệp lười biếng. Điều này không chỉ khiến cho bạn bực tức mà phần việc của bạn cũng bị ảnh hưởng vì bạn phải mất thời gian sửa chữa và hoàn thành công việc giúp đồng nghiệp. Trong trường hợp như này, bạn nên đưa ra lời nhắc cho họ về thời hạn hoặc một số nhiệm vụ cần hoàn thành.Đồng nghiệp lười biếng làm ảnh hưởng đến công việc của công ty
Khéo léo nhắc nhở
Nếu bạn không thể chịu đựng được những người đồng nghiệp lười biếng được nữa, bạn hãy khéo léo nói chuyện với họ. Đừng bắt đầu với một câu hỏi về sự lười biếng mà thay vào đó là kỹ năng quản lý thời gian kém khiến đồng nghiệp bạn phải nghĩ ngợi. Nếu vậy chưa ổn, thay vì nói xấu họ vì làm việc kém hiệu quả, bạn nên giải thích khéo léo rằng việc họ đang làm ảnh hưởng xấu đến bạn nói riêng và cả nhóm nói chung. Có thể là họ chưa nhận thức được là hành vi của họ đang ảnh hưởng đến người khác hoặc chưa biết mọi người đang hy vọng ở họ điều gì. Vì vậy, tất cả mọi người cần lên tiếng trước khi mọi thứ đi quá xa.Báo cáo với quản lý
Nếu nói chuyện trực tiếp với đồng nghiệp lười biếng không thành, bạn nên đề cập vấn đề này với quản lý của mình. Tuy nhiên, bạn cũng nên nói vấn đề này một cách khéo léo. Nếu nói thẳng ra thực tế là đồng nghiệp của mình không chịu làm việc thì bạn đang dần làm mất đi đối thủ tiềm năng rồi đấy.Thay vì nói vậy, bạn nên chia sẻ là bạn không thể hoàn thành công việc sớm được vì bị ảnh hưởng bởi người đó. Cuối cùng, hãy làm cho cấp trên tin bạn. Nếu như họ biết được sự tình, mọi việc sẽ trở lên dễ dàng hơn và bạn sẽ không cần phải bận tâm vấn đề này nữa.
Đôi khi bạn cũng có tính hay ghen tỵ với đồng nghiệp khi họ giỏi hơn mình. Đây là tình trạng diễn ra khá phổ biến tại môi trường công sở, nhất là khi mối quan hệ giữa đồng nghiệp không được hài hòa, tốt đẹp. Dù biết đây là hành vi không tốt, sẽ gây ảnh hưởng tới bản thân theo chiều hướng xấu, thậm chí hủy hoại cả sự nghiệp của bạn nhưng vẫn khó có thể kiểm soát hành vi, cảm xúc. Để chế ngự lòng đố kỵ với đồng nghiệp, bạn có thể thực hiện các cách mà Joboko.com chia sẻ góp phần cải thiện bản thân theo hướng tích cực nhé.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.