Đừng dành thời gian làm không công cho đồng nghiệp lười biếng
05/02/2020 11:04
Đồng nghiệp lười biếng vốn bản tính của họ lười biếng, lúc nào cũng muốn đùn đẩy trách nhiệm, trốn việc, chừa lại việc cho người này người kia. Cách giải quyết tốt nhất là đừng dành thời gian làm không công cho những kiểu đồng nghiệp như thế này. Hãy cùng Joboko tìm hiểu các biện pháp xử lý trong bài viết dưới đây.
Có công bằng khi một người thì đang bục mặt làm việc còn một người thì mải lướt web, nhắn tin, vào Facebook các kiểu,... Nhiều khi bạn đã tạo cho họ những cơ hội sửa chữa lỗi lầm, giúp đỡ hết lần này đến lần khác, thậm chí là làm hộ cả phần việc của họ. Nhưng đừng nghĩ rằng họ sẽ thay đổi suy nghĩ, sẽ cố gắng chăm chỉ làm việc tốt hơn. Bạn càng giúp đỡ nhiều, họ càng được đà lấn tới, nhờ vả hết lần này lần khác. Đã đến lúc bạn nên tìm hiểu cách trị đồng nghiệp lười biếng nơi công sở và tránh tiếp tay để thói quen lười biếng của họ ngày càng đi sâu.
Với những kẻ lười biếng, không chịu làm việc, không chịu hợp tác, tốt nhất bạn nên có những cách đối phó triệt để, tránh để họ là chướng ngại vật, ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn trong tương lai. Liên quan đến vấn đề này, nhiều người cho rằng người lười bao giờ cũng thành công hơn người chăm chỉ, bạn có tin? Muốn tìm hiểu chi tiết về sự lười biếng có thực sự mang đến thành công cho con người không, bạn đọc đừng bỏ lỡ thông tin được JobOKO cập nhật nhé.
>> Nếu bạn đang có nhu cầu chuyển việc, truy cập ngay Joboko.com để cập nhật tin tuyển dụng mới nhất nhé!
>> Đừng quên để lại ý kiến bình luận của bạn ở phần comment bên dưới nhé!
MỤC LỤC:
1. Đừng bận tâm
2. Quyết đoán hơn
3. Hướng dẫn cách làm
4. Đừng để bị ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn
5. Đừng kể lể với đồng nghiệp khác
6. Báo cáo cho quản lý, lãnh đạo
Không có doanh nghiệp nào muốn tuyển ứng viên tìm việc lại lười biếng cả
Cách giải quyết khi làm việc với những đồng nghiệp lười biếng
1. Đừng bận tâm
Đừng tốn thời gian vào việc để ý đến những chuyện vô bổ, chẳng hạn như đồng nghiệp liên tục vào Facebook, mạng xã hội các kiểu hay đang xem phim trong giờ làm,... Đó không phải là việc của bạn, việc của bạn là tập trung vào công việc, làm tốt những gì mình được giao, đừng để ý những vấn đề xung quanh để tránh bị lây những thói quen xấu, bị phân tâm, mất tập trung khi đang làm việc.2. Quyết đoán hơn
Với những người lười biếng, vốn bản tính lười đã ăn sâu vào con người, tiềm thức của họ. Bạn càng nhiệt tình giúp đỡ, họ càng có cái cớ, được đà để lấn tới, thậm chí là nhờ vả hết lần này đến lần khác. Nếu đang phải làm việc với những đồng nghiệp như thế này, bạn càng phải quyết đoán hơn. Lần sau họ có nhờ vả gì nữa cũng cứ thẳng thắn mà từ chối. Việc của mình làm chưa xong, nói gì đến làm hộ người khác, trong khi một người thì "bục mặt", "vắt chân lên cổ" để làm cho xong việc còn một người thì ung dung ngồi lướt Facebook, đọc báo các kiểu.3. Hướng dẫn cách làm
Nhiều khi có thể không phải là do lười mà có thể là do đồng nghiệp của bạn chưa hiểu hết, chưa nắm rõ được cách làm. Trong trường hợp này thì bạn có thể giúp đỡ họ một tay nhưng giúp đỡ ở đây không phải là làm hộ phần việc của họ mà là hướng dẫn họ cách làm sao cho đúng và để tự họ làm phần còn lại, như thế hiệu quả công việc sẽ tốt hơn.4. Đừng để bị ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn
Thay vì lãng phí thời gian vào việc khó chịu, tức giận này nọ chỉ vì những người đồng nghiệp lười biếng, hãy dành thời gian đó để thư giãn, lấy lại cảm hứng để làm tốt công việc của mình, vì tức giận cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì, càng khiến tâm trạng bạn trở nên tồi tệ hơn, từ đó mà hiệu suất, chất lượng công việc cũng bị giảm đi. Đây là cách để không bị ảnh hưởng khi đồng nghiệp làm phiền hiệu quả mà bạn nên áp dụng cho mình.Để có việc làm ổn định chúng ta phải luôn chăm chỉ, không được phép lười biếng
5. Đừng kể lể với đồng nghiệp khác
Đừng tự biến mình thành kẻ nhiều chuyện, chuyên đi mách lẻo, nói xấu đồng nghiệp này nọ. Thay vào đó hãy nói chuyện với đồng nghiệp của mình một cách thẳng thắn, nhắc nhở họ phải có trách nhiệm với công việc hơn, vì kết quả làm việc của một cá nhân có thể ảnh hưởng đến kết quả của một nhóm, thậm chí là của cả một bộ phận.6. Báo cáo cho quản lý, lãnh đạo
Vẫn biết đồng nghiệp với nhau thì nên hạn chế trình bày các vấn đề liên quan đến công việc cho quản lý, sếp, tránh để người này hiểu nhầm người kia chuyên đi mách lẻo sếp này nọ. Nhưng đặt vào hoàn cảnh của bạn, nếu đã tạo mọi cơ hội cho đồng nghiệp sửa chữa, xong cuối cùng lại đâu vào đấy, họ không chịu thay đổi, bạn có nói vậy chứ nói mãi cũng chẳng có kết quả gì, đã đến lúc bạn nên nhờ đến sự can thiệp của quản lý và sếp.Với những kẻ lười biếng, không chịu làm việc, không chịu hợp tác, tốt nhất bạn nên có những cách đối phó triệt để, tránh để họ là chướng ngại vật, ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn trong tương lai. Liên quan đến vấn đề này, nhiều người cho rằng người lười bao giờ cũng thành công hơn người chăm chỉ, bạn có tin? Muốn tìm hiểu chi tiết về sự lười biếng có thực sự mang đến thành công cho con người không, bạn đọc đừng bỏ lỡ thông tin được JobOKO cập nhật nhé.
>> Nếu bạn đang có nhu cầu chuyển việc, truy cập ngay Joboko.com để cập nhật tin tuyển dụng mới nhất nhé!
>> Đừng quên để lại ý kiến bình luận của bạn ở phần comment bên dưới nhé!
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.