Cơ hội và thách thức khi trở thành Trưởng phòng Kinh doanh
Trưởng phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm tổng thể với bộ phận kinh doanh, là một vai trò "quyền lực" trong các doanh nghiệp. Yêu cầu với vị trí này cũng rất cao, bạn vừa phải có bằng cấp, có kinh nghiệm lại sở hữu những kỹ năng thành thạo như khả năng lãnh đạo, sales... Những người thăng tiến lên được vị trí Trưởng phòng Kinh doanh đều rất cạnh tranh và xuất sắc.
MỤC LỤC:
I. Trưởng phòng Kinh doanh có cơ hội, triển vọng thế nào?
II. Những thách thức mà Trưởng phòng Kinh doanh phải đối mặt
Tìm hiểu về cơ hội và thách thức của Trưởng phòng kinh doanh
I. Trưởng phòng Kinh doanh có cơ hội, triển vọng thế nào?
1. Thu nhập cao
Mức lương trung bình của một Trưởng phòng Kinh doanh hiện nay dao động trong khoảng 15 - 25 triệu/tháng và cao nhất có thể đạt tới 80 triệu/tháng - tùy thuộc vào kinh nghiệm, năng lực của bạn và quy mô doanh nghiệp bạn làm việc. Không chỉ có vậy, thu nhập của Trưởng phòng Kinh doanh còn đến từ những khoản tiền thưởng theo quý, theo dự án, theo năm, tiền hoa hồng và các khoản phụ cấp theo vị trí. Nói cách khác, nếu bạn làm việc tốt thì thu nhập ít nhất sẽ từ khoảng 30 - 50 triệu/tháng.
2. Có danh tiếng, mạng quan hệ rộng
Không dễ gì để thăng tiến và làm tốt vai trò Trưởng phòng Kinh doanh. Điều đó có nghĩa là chỉ những người thực sự xuất sắc mới đảm nhiệm được vị trí này. Đây không chỉ là chức danh mà còn phản ánh nỗ lực, trình độ của bạn, tạo nên danh tiếng và uy tín cho bạn trong ngành. Khi làm Trưởng phòng Kinh doanh, bạn cũng sẽ mở rộng vòng kết nối, quen biết với nhiều khách hàng, đối tác và các chuyên gia trong ngành nghề - những yếu tố giúp bạn tiến xa hơn sau này.
3. Cơ hội thăng tiến lên giám đốc, CEO
Một ưu điểm khác của việc trở thành Trưởng phòng Kinh doanh là bạn sẽ có thời gian phấn đấu, coi vị trí này là một bước đệm để tiến đến vai trò quản lý cấp cao hơn như giám đốc, CEO hay thậm chí là tự kinh doanh. Qua vai trò Trưởng phòng Kinh doanh, bạn sẽ phát triển rất tốt các mối quan hệ, nâng cao kỹ năng lãnh đạo...
II. Những thách thức mà Trưởng phòng Kinh doanh phải đối mặt
1. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên kinh doanh
Có lẽ một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất mà một Trưởng phòng Kinh doanh phải đối mặt là tìm kiếm và đào tạo nhân viên kinh doanh có trình độ, có kỹ năng, cung cấp cho họ những tài nguyên họ cần và dẫn dắt, tạo động lực để họ cống hiến cho công ty. Mỗi ứng viên, nhân viên sẽ có xuất phát điểm khác nhau và thế mạnh, nhược điểm khác nhau nên việc của Trưởng phòng Kinh doanh là làm sao để giúp họ phát huy tốt nhất. Về cơ bản, việc quản lý và đào tạo nhân sự trong bộ phận không hề đơn giản, thường tốn nhiều thời gian, công sức và nguồn lực bổ sung.
2. Áp lực doanh số
Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm với doanh thu và lợi nhuận của công ty và Trưởng phòng Kinh doanh phải làm mọi cách để chỉ đạo các nhân viên của mình hoàn thành mục tiêu. Đây là áp lực lớn nhất của bạn vì hiện nay, cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt, không dễ gì phát triển và mở rộng thị trường. Chủ động, tích cực với các sáng kiến, hoàn thiện quy trình bán hàng tiêu chuẩn, tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh có năng lực, giám sát và cải thiện hiệu suất... đều là việc mà Trưởng phòng Kinh doanh phải quan tâm.
3. Duy trì sự công bằng
Trong môi trường tập thể, mỗi cá nhân đều sẽ có tính cách khác nhau, khả năng khác nhau. Là một người quản lý, bạn rất khó tránh được thiên vị với những người hợp mình hơn, làm việc hiệu quả hơn... Ban đầu, điều này có vẻ không phải là vấn đề lớn nhưng theo thời gian, các nhân viên kinh doanh khác sẽ nhận thấy và dần không hài lòng vì sự phân biệt đối xử. Dĩ nhiên, việc hoàn toàn công bằng rất khó thực hiện nhưng bạn vẫn phải cố gắng bằng cách duy trì sự nhất quán trong mối quan hệ với toàn bộ nhóm và không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào.
Đọc thêm: Chiến lược quản lý team sales dành cho Trưởng phòng Kinh doanh
Khó khăn mà Trưởng phòng kinh doanh phải đối mặt
4. Phối hợp với bộ phận marketing
Bộ phận bán hàng và tiếp thị có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng không phải lúc nào cũng phối hợp tốt với nhau. Marketing phát triển thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng trong khi phòng kinh doanh sẽ dựa vào tình hình thực tế và các phản hồi của khách để gửi dữ liệu cho bên tiếp thị thay đổi, điều chỉnh kịp thời. Dù vậy thì trong nhiều trường hợp, 2 bên sẽ không thống nhất được giải pháp hay cùng hài lòng về một kế hoạch, chiến lược mới.
Với vấn đề này, Trưởng phòng Kinh doanh hãy thử lên lịch các cuộc họp thường xuyên với bộ phận tiếp thị và cùng nhau giải quyết khúc mắc. Mỗi thành viên trong nhóm nên có nhiệm vụ rõ ràng và sau tất cả, mối quan hệ tuyệt vời giữa kinh doanh với marketing quyết định việc làm ăn của công ty, quyết định xem các mục tiêu tài chính của được hoàn thành hay không.
Nhìn chung, cũng như các vai trò quản lý khác, Trưởng phòng Kinh doanh có nhiều cơ hội thăng tiến, xây dựng sự nghiệp cho mình nhưng đồng thời, bạn cũng sẽ phải trải qua những thách thức nhất định. Bằng sự kiên nhẫn, chuyên nghiệp và năng lực, kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể vượt qua và tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới, tạo nên những kỳ tích trong kinh doanh.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.