Việc làm ngành kiến trúc: Cơ hội và thách thức

Trong môi trường làm việc hiện đại, kiến trúc sư sẽ có những cơ hội và phải đối mặt với những thách thức như thế nào? Hãy cùng Joboko.com tìm hiểu trong bài viết việc làm ngành kiến trúc: cơ hội và thách thức dưới đây nhé.

MỤC LỤC:
1. Triển vọng phát triển nghề kiến trúc sư
2. Xu hướng phát triển ngành kiến trúc
3. Vị trí việc làm ngành kiến trúc
4. Thời gian thử việc kiến trúc sư
5. Mức lương ngành kiến trúc
6. Cơ hội thăng chức và nâng cao thu nhập
7. Thách thức trong nghề kiến trúc sư

Khái niệm về kiến trúc đã hình thành cùng với sự phát triển của loài người từ thời sơ khai. Kiến trúc đã, đang và sẽ mãi được coi là một phần của cuộc sống. Nếu như các nền văn minh phát triển thịnh vượng rồi lại nhanh chóng suy tàn thì kiến trúc lại hoàn toàn khác. Nó vẫn luôn tồn tại và mang trong mình những câu chuyện riêng. Vì thế, tất cả kiến trúc sư đều là những nghệ sĩ giúp mọi người thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc và cả giá trị của mình qua những thiết kế, công trình.

viec lam nganh kien truc co hoi va thach thuc

Cơ hội và thách thức của nghề kiến trúc sư

1. Triển vọng phát triển nghề kiến trúc sư

Trong khoảng 10 năm tới, việc làm ngành kiến trúc được dự đoán sẽ tăng tưởng khoảng 4%.Tỷ lệ này thấp hơn mức tăng trưởng trung bình của các ngành nghề khác nhưng vẫn sẽ tạo ra không ít việc làm chất lượng cho các kiến trúc sư có đủ năng lực và kinh nghiệm.

Với một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp ngành kiến trúc mỗi năm, sự cạnh tranh đối với các vị trí thực tập và làm việc chính thức là không thể tránh khỏi. Công việc của kiến trúc sư cũng phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động của ngành xây dựng. Vì thế mà những sinh viên mới ra trường đôi khi sẽ phải trải qua giai đoạn tìm việc tương đối dài khi mà nhu cầu xây dựng các dự án mới chững lại hoặc toàn ngành xây dựng tăng trưởng chậm.

2. Xu hướng phát triển ngành kiến trúc

Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng trên, nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư theo phong cách thiết kế xanh hay thiết kế bền vững lại liên tục tăng. Họ là những người tạo ra các công trình xây dựng thân thiện với môi trường, giúp tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên như năng lượng mặt trời, gió, nước; góp phần giảm khí thải và ô nhiễm môi trường,...

Đọc thêm: Top trường đào tạo kiến trúc sư tốt nhất ở Việt Nam

3. Vị trí việc làm ngành kiến trúc

  • Kiến trúc sư: Rất nhiều người cho rằng kiến trúc sư là người thiết kế các công trình phục vụ con người; tuy nhiên, họ còn phải làm rất nhiều việc khác nữa. Kiến trúc sư phải là người được đào tạo bài bản và có bằng cấp cụ thể. Họ là người duy nhất được phép ký tên vào bản thiết kế sau khi đã hoàn thành và phải chịu mọi trách nhiệm đối với các vấn đề có liên quan trực tiếp đến bản thiết kế đó.
  • Trợ lý kiến trúc sư: Trợ lý kiến trúc sư là người hỗ trợ trực tiếp cho kiến trúc sư trong toàn bộ dự án. Họ soạn thảo tài liệu, bản vẽ, viết báo cáo và thực hiện bất cứ công việc gì được kiến trúc sư yêu cầu.
  • Họa viên kiến trúc (người phác thảo): Họa viên thiết kế là người diễn giải các ý tưởng thiết kế của kiến trúc sư thành bản vẽ sơ bộ, có thể bằng hình thức thủ công, với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính hoặc các mô hình 3D.
  • Kiến trúc sư thiết kế: Kiến trúc sư thiết kế cũng tương tự như một kiến trúc sư thông thường; tuy nhiên, họ sẽ không phải tham gia vào quá trình xây dựng dự án. Thay vào đó, họ sẽ tập trung vào các khía cạnh thiết kế và thẩm mỹ.
  • Kiến trúc sư dự án: Kiến trúc sư dự án là nhân viên cao cấp của một công ty. Họ chủ yếu phụ trách liên hệ với khách hàng và các bên liên quan khác nên gần như không có chuyên môn về thiết kế. Ngược lại, họ chịu trách nhiệm quản lý dự án và liên quan chủ yếu đến công đoạn xây dựng.
  • Thiết kế đô thị: Thiết kế đô thị là một trong những chức danh công việc khá mới. Họ chuyên về thiết kế công trình cho các môi trường đô thị cũng như phát triển tầm nhìn quy hoạch cho các dự án.
  • Thiết kế cảnh quan: Kiến trúc sư thiết kế cảnh quan chuyên về thiết kế và cải tạo không gian ngoài trời, công trình công cộng như công viên, trung tâm mua sắm, các dự án ven biển,... Những công trình mà họ thiết kế sẽ góp phần nâng cao giá trị cuộc sống cho những người xung quanh.

viec lam nganh kien truc co hoi va thach thuc 2

Các vị trí kiến trúc sư phổ biến

4. Thời gian thử việc kiến trúc sư

Hầu hết các công ty kiến trúc đều bắt buộc nhân viên thử việc trước khi chấp nhận họ trở thành nhân viên chính thức. Thông thường, quá trình thử việc sẽ kéo dài khoảng 3 tháng. Sau thời gian này, họ sẽ nhận được những phản hồi tốt và được giữ lại làm việc hoặc là những phản hồi tiêu cực và sẽ phải đi tìm một công việc khác.

Cho dù phía công ty có quy định về thời gian thử việc chính thức hay không thì mỗi kiến trúc sưđều cần phải tự đặt ra mục tiêu phấn đấu cho bản thân. Tốt nhất là hãy chủ động làm việc thật chăm chỉ để nâng cao hiệu quả ngay từ đầu. Đừng đợi đến khi hết 3 tháng thử việc rồi mới hỏi nhà tuyển dụng có nhận xét gì hay không.

5. Mức lương ngành kiến trúc

Kiến trúc sư làm việc trong các cơ quan nhà nước thường sẽ được nhận lương theo bằng cấp, chứng chỉ và trình độ ngoại ngữ với 3 bậc cơ bản. Kiến trúc sư hạng III sẽ có hệ số lương dao động trong khoảng 2,34 - 4,98, hệ số này đối với kiến trúc sư hạng II là 4,4 - 6,78. Bậc cao nhất là kiến trúc sư hạng I với mức dao động trong khoảng 6,2 - 8.

Trong khi đó, kiến trúc sư làm việc ngoài doanh nghiệp nhà nước sẽ được trả lương theo năng lực, kinh nghiệm và cả thái độ làm việc. Thông thường, mức lương trung bình của một kiến trúc sư vào khoảng 10,1 - 15,6 triệu đồng/tháng. Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương kỳ vọng vào khoảng 5 triệu đồng/tháng. Khi đã có khoảng 5 năm kinh nghiệm trở lên và tích lũy được nhiều kỹ năng trong công việc thì có thể tăng lương gấp 6 lần lên 30 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn.

Nếu như ở Việt Nam, mức lương của kiến trúc sư ở mức trung bình thì trên thế giới, họ lại được coi là những người có mức thu nhập "khủng." Một kiến trúc sư chưa có kinh nghiệm hoặc là có rất ít kinh nghiệm sẽ có mức lương khoảng 43,000 USD/năm (tương đương gần 1 tỷ đồng); trong khi đó, những người có kinh nghiệm sẽ nhận mức lương khoảng 119,000 USD/năm (hơn 2,7 tỷ đồng).

Đọc thêm: ​Câu hỏi phỏng vấn Kiến trúc sư phổ biến

6. Cơ hội thăng chức và nâng cao thu nhập

Việc làm kiến trúc sư được phân bổ trong các lĩnh vực như sau:

  • Thiết kế kiến trúc, kỹ thuật và các dịch vụ có liên quan khác: 58%
  • Kiến trúc sư tự do: 20%
  • Kiến trúc sư làm việc cho các công ty nhà nước: 8%
  • Kiến trúc sư làm việc cho các công ty xây dựng: 7%
  • Lĩnh vực khác: 7%


Kiến trúc sư làm việc trong các công ty, doanh nghiệp sau một quá trình làm việc và tích lũy kinh nghiệm có thể được thăng chức trở thành Trưởng nhóm thiết kế, Giám đốc thiết kế hay Giám đốc thiết kế sáng tạo. Đây chính là cơ hội để họ thử thách mình trong một vai trò mới cũng như nâng cao thu nhập cho bản thân. Ngoài ra, họ cũng có thể suy nghĩ tới việc mở một công ty thiết kế riêng và tự mình làm chủ.

Đối với những kiến trúc sư tự do thì cách thức duy nhất để nâng cao thu nhập là nhận thêm nhiều dự án thiết kế mới; đồng thời, trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết để rút ngắn thời gian làm việc mà vẫn đảm bảo chất lượng của bản thiết kế.

viec lam nganh kien truc co hoi va thach thuc 3

Nghề kiến trúc sư mang đến cho bạn trẻ nhiều cơ hội nghề nghiệp lớn

7. Thách thức trong nghề kiến trúc sư

Kiến trúc là sự kết hợp của khoa học và nghệ thuật, của thực tế và tưởng tượng. Vì thế mà nhữngngười làm công việc này cũng luôn phải đối mặt với những thách thức trong một thế giới không ngừng đổi mới, sáng tạo như hiện nay, như:

  • Làm thế nào để bắt kịp với những thay đổi trong thời đại số, đặc biệt là khi những khi những nhà thiết kế trẻ (những người thuộc thế hệ Y) tham gia vào thị trường và mang theo những sự khác biệt lớn.
  • Vận dụng những tiến bộ công nghệ vào thực tế công việc.
  • Tìm kiếm dự án mới và duy trì nguồn thu nhập ổn định (đối với các kiến trúc sư tự do).
  • Thiết kế đẹp đi đôi với một chi phí xây dựng thấp.
  • Vượt qua những định kiến và khuôn mẫu sẵn có.


Không những vậy, kiến trúc ngày nay còn phải song hành với các vấn đề về sống xanh, bảo vệ môi trường và hạn chế những tác động từ biến đổi khí hậu. Cho dù mức tăng trưởng được đánh giá là không cao nhưng những kiến trúc sư xây dựng được cho mình phong cách thiết kế xanh, thiết kế bền vững vẫn sẽ luôn được lòng khách hàng và được tìm đến ngày càng nhiều.

Kỹ năng vàng kiến trúc sư cần có

Nếu bạn có kỹ năng tốt thì việc làm ngành kiến trúc sư sẽ mang đến rất nhiều cơ hội. 6 kỹ năng kiến trúc sư cần có dưới đây bạn nên nắm rõ và trau dồi, hoàn thiện bản thân để thành công trên con đường sự nghiệp của mình nhé.

tin mới

Các vị trí việc làm ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô

Công nghệ Kỹ thuật ô tô nằm trong số ngành Hot với mức điểm đầu vào khá cao ở các trường Đại học, Cao đẳng. Cũng chính vì vậy, cơ hội việc làm ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô luôn rộng mở với nhiều vị trí có thu nhập hấp dẫn. Để biết, ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô ra trường có thể làm những vị trí nào, cùng JobOKO khám phá nhé.

03/02/2023 15:30

Các vị trí việc làm ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô

Học Kiến trúc ra làm gì? thu nhập và triển vọng nghề nghiệp

Trong nhiều năm liền, kiến trúc luôn được xem là một trong những ngành học thu hút nhất. Chưa nói đến cơ hội việc làm sau khi ra trường, chỉ riêng bản thân lĩnh vực sáng tạo này cũng đã rất hấp dẫn. Hãy cùng JOBOKO tìm hiểu xem chính xác thì học kiến trúc ra làm gì và có thu nhập, triển vọng ra sao bạn nhé.

15/09/2022 15:18

Học Kiến trúc ra làm gì? thu nhập và triển vọng nghề nghiệp

Top kỹ năng "sống còn" với Kỹ sư xây dựng

Ứng tuyển vị trí kỹ sư xây dựng, nếu bạn không có kỹ năng và chuyên môn tốt thì sẽ khó cạnh tranh với các ứng viên khác. Bởi ngành xây dựng tương đối vất vả, đổi lại bạn sẽ nhận được mức thu nhập đáng mơ ước. Do đó, để trụ vững, thành công với nghề thì các kỹ sư xây dựng cần trang bị cho mình những phẩm chất, kỹ năng thiết yếu.

14/09/2022 04:18

Top kỹ năng "sống còn" với Kỹ sư xây dựng

Kinh nghiệm tuyển dụng Nhân viên kỹ thuật nhanh và hiệu quả

Cứ 10 nhân viên kỹ thuật nghỉ hưu thì chỉ có khoảng 2 người mới vào làm việc. Điều này đã khiến cho nhu cầu nhân lực ngành kỹ thuật tăng cao đột biến và đặt áp lực lớn lên các doanh nghiệp, đòi hỏi họ phải xây dựng các kế hoạch cụ thể để tuyển dụng nhân viên kỹ thuật nhanh và hiệu quả.

01/05/2022 14:33

Kinh nghiệm tuyển dụng Nhân viên kỹ thuật nhanh và hiệu quả

Các việc làm vị trí Nhân viên kỹ thuật hấp dẫn

Việc làm nhân viên kỹ thuật đa dạng lĩnh vực nên bạn có thể thoải mái lựa chọn để ứng tuyển. Mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu công việc và mức lương phổ biến khác nhau. Do vậy, ứng viên hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định ứng tuyển vị trí kỹ thuật sao cho phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.

22/04/2022 11:30

Các việc làm vị trí Nhân viên kỹ thuật hấp dẫn

Việc làm Architect là gì? Yêu cầu công việc kiến trúc sư

Có niềm đam mê nghệ thuật và sở hữu khả năng hội họa tốt, bạn mơ ước trở thành một kiến trúc sư (Architect) giỏi sau khi ra trường. Cơ hội để thực hiện điều này không khó nếu bạn tích cực trau dồi, rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu công việc tốt nhất.

19/04/2022 09:30

Việc làm Architect là gì? Yêu cầu công việc kiến trúc sư

Kỹ sư an toàn lao động là gì? Làm việc trong những lĩnh vực nào?

Kỹ sư an toàn lao động (Health Safety Engineer) là người chịu trách nhiệm đảm bảo môi trường làm việc an toàn nhất cho nhân viên trong công ty. Họ có thể làm việc trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, sản xuất,...

20/03/2022 15:30

Kỹ sư an toàn lao động là gì? Làm việc trong những lĩnh vực nào?

4 kỹ năng quan trọng giúp một kiến trúc sư công trình thành công với nghề

Kiến trúc sư công trình được xem là công việc mơ ước của nhiều người với mức thu nhập hấp dẫn. Để thành công và tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp trở thành kiến trúc sư công trình, ngoài bằng cấp, kinh nghiệm thì kỹ năng nghề nghiệp cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu.

11/03/2022 10:30

4 kỹ năng quan trọng giúp một kiến trúc sư công trình thành công với nghề

Lương của Kiến trúc sư có cao không?

Kiến trúc sư còn được gọi là người kiến tạo giấc mơ, dùng nghệ thuật và kỹ thuật để sáng tạo, thiết kế lên những công trình tuyệt đẹp. Một công việc thú vị như vậy thu hút rất nhiều nhân sự tài năng nhưng ngoài đam mê nghề nghiệp thì mức lương cũng là một trong những yếu tố được các kiến trúc sư quan tâm nhiều nhất.

27/02/2022 10:30

Lương của Kiến trúc sư có cao không?

Top ngành nghề kỹ sư tốt nhất

Nghề nghiệp kỹ sư là một phạm trù rất rộng, đề cập đến các công việc sử dụng khoa học và toán học để giải quyết các vấn đề khác nhau. Các kỹ sư làm việc trong các vị trí khác nhau bao gồm kỹ thuật cơ khí, điện, hóa chất, dân dụng và môi trường,... Cũng bởi vì nghề nghiệp kỹ sư là một lĩnh vực rộng như vậy, có nhiều chức danh khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu top ngành nghề kỹ sư tốt nhất nhé.

06/02/2022 02:40

Top ngành nghề kỹ sư tốt nhất
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.