Khi nào bạn cần thay đổi công việc, nghề nghiệp?
16/04/2020 09:15
Trong nhiều tình huống, bạn có thể muốn tìm một công việc mới, thậm chí là chuyển sang một sự nghiệp hoàn toàn mới. Việc dành 8 giờ một ngày để làm việc không còn làm bạn vui vẻ, hoặc làm việc với một ông chủ/công ty không phù hợp khiến cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng. Quyết định thay đổi công việc thường đơn giản hơn nỗ lực tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến sự thay đổi đó. Bạn thực sự cần một công việc khác, hay bạn đang khao khát một nghề nghiệp khác thú vị hơn? Rõ ràng là bạn sẽ cần tìm ra nguồn gốc của sự không hài lòng.
Nếu bạn vẫn thích công việc của mình nhưng không thích nơi làm việc thì bạn có thể chuyển sang công việc mới. Còn nếu bạn hoàn toàn không tận hưởng nghề nghiệp hiện tại, bạn sẽ phải thay đổi toàn bộ sự nghiệp. Tham khảo bài viết thay đổi hoặc bạn sẽ mãi là kẻ thất bại trong công việc để có cái nhìn đúng đắn về tình hình của mình. Trước khi đưa ra quyết định, bạn hãy xem xét khi nào cần thay đổi công việc với những lý do dưới đây.
Lúc này, bạn có thể sẽ cân nhắc đến việc chuyển nghề, nhưng quyết định đó sẽ dẫn đến một số khó khăn nhất định, chẳng hạn như bạn phải học thêm nhiều kỹ năng. Vậy nên, hãy thử một công việc mới trước khi thay đổi toàn bộ mục tiêu nghề nghiệp. Một môi trường mới, ông chủ mới hoặc cùng một công việc trong một ngành khác có thể sẽ tạo ra hứng thú.
Mặc dù sếp quý mến bạn nhưng vẫn không thể giao cho bạn đảm nhiệm vị trí khác vì bạn thiếu kỹ năng cần thiết. Lúc này, thay đổi công việc cũng không giải quyết được vấn đề, mà việc chuyển nghề cũng không thực sự cần thiết. Đừng vội thay đổi công việc mà hãy thay đổi suy nghĩ của bạn. Vì vậy, hãy hỏi người quản lý về việc đào tạo nghiệp vụ để bạn có thể từng bước đảm nhiệm các công việc quan trọng hơn trong công ty.
Chuyển việc hay chuyển nghề là một quyết định quan trọng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đổi việc, đổi nghề
Khi phân tích nguyên nhân muốn nghỉ việc hoặc chuyển nghề và tìm ra giải pháp để tiếp tục tiến về phía trước, bạn có thể viết ra hoặc nói chuyện với người thân, bạn bè, thậm chí là nói chuyện với chuyên gia để xác định những thiếu sót và cách thay đổi. Hãy xem xét các câu hỏi như:- Có phải với hầu hết các đồng nghiệp trong công ty thì sếp của bạn vẫn là một người lãnh đạo hiệu quả?
- Liệu sếp của bạn có phải là nhân tố tác động đến thành công trong tương lai của bạn?
- Có điều gì trong cuộc sống cá nhân của bạn ảnh hưởng đến suy nghĩ về công việc?
- Bạn có thấy rằng những người khác trong công ty đã thành công trong việc thay đổi nhiệm vụ, được thăng chức hoặc chuyển sang các vị trí khác hay không?
- Bạn đã nhận công việc bởi vì nó đơn giản, được trả lương cao hay vì bạn thích nó?
- Có phải sau khi thay đổi công việc bạn vẫn cảm thấy không vui?
Lý do phổ biến cho việc muốn thay đổi công việc
1. Bạn thích công việc, nhưng không thích sếp
Nếu bạn vẫn thích công việc đang làm, hãy xem xét chuyển sang một công ty, tổ chức khác. Công việc mới là sự lựa chọn tốt hơn khi mối quan hệ của bạn với sếp hoặc đồng nghiệp không hài hòa. Hoặc nếu việc đi làm xa khiến bạn mệt mỏi, hãy tìm công việc gần nhà hơn. Ví dụ: Với tư cách là nhân viên bán lẻ, bạn có thể thích bán hàng hóa cho khách hàng nhưng không thể làm việc với nhân viên bán hàng khác hoặc người quản lý.2. Bạn thích công việc nhưng vẫn còn một số vấn đề nhất định
Nếu bạn thích sếp và công ty nhưng vẫn cảm thấy buồn chán hoặc thờ ơ khi phải thực hiện một số nhiệm vụ nhất định, bạn có thể xem xét chuyển việc. Hãy xem xét ví dụ của nhân viên bán lẻ kể trên. Ở vị trí đó, bạn thích tương tác với khách hàng nhưng hàng hóa lại làm bạn mệt mỏi thì có lẽ bạn vẫn nên làm nhân viên bán lẻ, nhưng có thể làm việc ở cửa hàng giày hoặc cửa hàng nội thất gia đình, biết đâu bạn sẽ thấy thích thú và được truyền cảm hứng hơn.3. Bạn không thể xác định rõ ràng vấn đề
Khi không thể tìm ra nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc muốn thay đổi công việc, bạn sẽ không biết phải làm gì tiếp theo. Vấn đề thực sự có thể rất quan trọng, như bạn cảm thấy văn hóa công ty không phù hợp với tính cách; bạn có một ông chủ tốt bụng nhưng không hỗ trợ bạn phát triển ở vị trí hiện tại, hoặc bạn đang làm tốt công việc của mình nhưng cảm thấy không thành công, không có ý nghĩa hoặc không hài lòng.Lúc này, bạn có thể sẽ cân nhắc đến việc chuyển nghề, nhưng quyết định đó sẽ dẫn đến một số khó khăn nhất định, chẳng hạn như bạn phải học thêm nhiều kỹ năng. Vậy nên, hãy thử một công việc mới trước khi thay đổi toàn bộ mục tiêu nghề nghiệp. Một môi trường mới, ông chủ mới hoặc cùng một công việc trong một ngành khác có thể sẽ tạo ra hứng thú.
4. Không có cơ hội thăng tiến
Trong nhiều công ty, người duy nhất trên bạn là ông chủ của bạn, nghĩa là không có vị trí cao hơn để phấn đấu. Nếu như vì không thể thăng tiến, bạn có thể chuyển việc và nhờ sếp cho phép ghi thông tin trong phần người tham vấn.5. Bạn không thích công việc của mình
Khi bạn cảm thấy không thích công việc của mình, có lẽ vấn đề là nghề nghiệp bạn đang làm không phù hợp với bản thân bạn. Nếu bạn khao khát những thử thách mới và đã tìm hiểu nhưng không cơ hội mới trong công việc hiện tại, hãy cố gắng tiếp tục làm việc, đồng thời chuẩn bị đầy đủ cho sự thay đổi lớn.Vì sao nhiều người muốn thay đổi công việc?
Đầu tiên, hãy tự đánh giá để xác định nghề nghiệp mới phù hợp. Sau đó tìm hiểu thông tin từ những người làm việc trong các ngành nghề đó. Khi đã quyết tâm thay đổi nghề nghiệp, hãy quan tâm đến việc đào tạo học hỏi kiến thức và kỹ năng cần thiết. Bạn không cần phải vội vàng tìm kiếm việc làm, hãy tận hưởng thời gian để học những điều mới mẻ và thú vị. 6. Bạn muốn đảm nhận vị trí mới với nhiều trách nhiệm hơn
Nếu công việc của bạn không có tính thử thách, đã đến lúc tìm một nơi mà bạn có thể chịu trách nhiệm lớn hơn. Đọc mô tả công việc trong thông tin tuyển dụng là bước cần thiết để chắc chắn rằng bạn có thể đáp ứng yêu cầu. Nếu không, hãy tham gia các khóa học bổ sung trước khi tìm việc làm.Mặc dù sếp quý mến bạn nhưng vẫn không thể giao cho bạn đảm nhiệm vị trí khác vì bạn thiếu kỹ năng cần thiết. Lúc này, thay đổi công việc cũng không giải quyết được vấn đề, mà việc chuyển nghề cũng không thực sự cần thiết. Đừng vội thay đổi công việc mà hãy thay đổi suy nghĩ của bạn. Vì vậy, hãy hỏi người quản lý về việc đào tạo nghiệp vụ để bạn có thể từng bước đảm nhiệm các công việc quan trọng hơn trong công ty.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.