Đừng vội thay đổi công việc mà hãy thay đổi suy nghĩ của bạn
MỤC LỤC:
I. Xác định lý do khiến bạn muốn thay đổi công việc
II. Vì sao không nên quyết định nghỉ việc, nhảy việc ngay khi thấy chán?
III. Thay đổi suy nghĩ và tư duy để có động lực làm việc
I. Xác định lý do khiến bạn muốn thay đổi công việc
Có hàng tá những lý do khác nhau khiến bạn muốn thay đổi công việc như:
- Bạn muốn học hỏi nhiều điều mới lạ.
- Công việc quá nhàm chán và bạn muốn chuyển việc để khiến bản thân trở nên bận rộn hơn.
- Công việc quá áp lực và bạn cần một công việc nhẹ nhàng.
- Bạn muốn chuyển đến một nơi khác sinh sống.
- Bạn muốn học hỏi những kỹ năng mới.
- Bạn muốn tìm việc làm gần nhà hơn.
- Bạn không phù hợp với cách quản lý của sếp.
- Bạn không thể hòa đồng với đồng nghiệp.
- .....
Dù cho bạn đang cảm thấy như thế nào đi chăng nữa thì lý do phù hợp nhất để bạn nghỉ việc chỉ có thể là để phát triển sự nghiệp, tìm kiếm những cơ hội mới phù hợp hơn với năng lực của bản thân chứ không phải vì bất cứ một lý do tiêu cực nào khác.
Bạn muốn nhảy việc vì đồng nghiệp, vậy có chắc bạn sẽ tìm được những người tốt hơn ở công ty mới? Bạn không hợp với cách quản lý của sếp vậy liệu mọi thứ có khả quan hơn khi mà bạn chuyển từ công ty này sang công ty khác vẫn với tư cách đi làm thuê. Việc mà mỗi người hằng ngày đều làm công việc mà mình yêu thích, mỗi ngày trở về nhà trong trạng thái vui vẻ và cuối tháng nhận một khoản lương hậu hĩnh chỉ có thể xảy ra trong một xã hội "tưởng tượng." Đã đi làm thì bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với những áp lực, những khó khăn trừ khi là bạn quá bằng lòng với những gì hiện có và không muốn phấn đấu.
II. Vì sao không nên quyết định nghỉ việc, nhảy việc ngay khi thấy chán?
"Chúng ta chỉ nên làm công việc mình yêu thích thôi", nói thì dễ làm mới khó. Đôi khi chúng ta buộc phải chọn tiếp tục làm việc mình không thích nhưng có đủ năng lực để làm. Một số trường hợp bạn thực sự cần có việc làm để có tiền trả hóa đơn hàng tháng, học phí cho con cái,... Có thể ngay từ đầu bạn hài lòng với vị trí đó nhưng nó trở nên đáng ghét sau khi công ty bạn đổi chủ, sếp cũng thành người mới hoặc thay đổi dự án.Bạn không biết chính xác mình muốn làm gì trong thời gian tới, thường thì chúng ta xác định thứ mình không thích dễ dàng hơn là thứ mình thực sự mong muốn. Bạn biết mình không thích nghề giáo viên, không thích làm phiên dịch nhưng lại không biết chính xác mình muốn làm gì nhất.
Vì vậy, bạn lựa chọn một việc mà mình không ghét, dù thiếu định hướng nghề nghiệp thì có thu nhập vẫn hơn là không. Hãy luôn xác định và thấy rõ được Động lực làm việc của bạn là gì? Bạn muốn thực hiện động lực đó bằng cách nào? Hãy luôn cố gắng nhưng cũng đừng quá nóng vội bởi không phải lúc nào chúng ta cũng có thể dễ dàng tìm được công việc mà mình mong đợi.
Nếu bạn rơi vào tình huống chán việc mà chưa sẵn ràng để rời bỏ, bạn cần làm gì để bản thân không rơi vào bế tắc và trạng thái tiêu cực? Tham khảo cách duy trì động lực trong công việc dưới đây để biến công việc hiện tại trở thành bước đà cho sự nghiệp trong tương lai.
III. Thay đổi suy nghĩ và tư duy để có động lực làm việc
1. Biết lý do mình chọn ở lại
Luôn nhắc nhở mình hàng ngày lý do tại sao bạn chọn tiếp tục làm công việc này dù không thích. Chính điều đó sẽ giúp bạn vượt qua thời gian khó khăn. Không ngừng nói với bản thân điều gì thực sự quan trọng giúp bạn duy trì sự tập trung để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bất kể đó là nguyên nhân gì và bạn không nhất thiết phải nói với người khác nên hãy cứ thành thật với bản thân.Điều quan trọng là lý do đó có ý nghĩa với bạn và hoàn cảnh hiện tại của bạn. Dù đôi lúc, bạn có thể vẫn sẽ băn khoăn rằng chán việc, chán nghề có nên tìm việc mới luôn hay không nhưng bình tĩnh và cân nhắc kỹ lưỡng mới là cách tốt nhất. Hãy xác định cho mình một nền tảng thật tốt để có cơ sở tốt nhất khi quyết định chuyển việc ở thời điểm mà bạn cảm thấy chán nghề, chán việc.
2. Bắt đầu kế hoạch cho tương lai
Sau khi tìm ra lý do mình còn ở lại vị trí đó, bạn cần lập kế hoạch cho tương lai nếu không muốn tình trạng này kéo dài mãi cho đến khi bạn về hưu. Điều gì cho bạn hy vọng? Nếu đã xác định được mục tiêu thì việc còn lại là tiến hành từng bước đến gần mục tiêu đó.Nếu bạn muốn tự kinh doanh, hãy bắt đầu lên ý tưởng từ ngay hôm nay, bạn phân phối sản phẩm hay tự phát triển sản phẩm riêng? Huy động vốn từ nguồn nào? Quảng cáo và marketing ra sao để thu hút khách hàng mục tiêu? Nếu bạn muốn đổi nghề thì nghề đó cần có kỹ năng gì và học trong bao lâu?
Đọc thêm: Có nên tự xin nghỉ việc khi thấy nguy cơ bị sa thải hay không?
3. Dự phòng tài chính
Nguy cơ khi làm công việc mình không thích trong thời gian dài sẽ khiến cả tâm trạng và nhiệt tình sa sút trước khi bạn sẵn sàng nghỉ việc. Thực hiện công tác chuẩn bị cần thiết trước khi bạn đủ khả năng thực hiện kế hoạch, tâm lý và năng lực đối mặt với thách thức trong công việc mới. Dự phòng tài chính cho trường hợp xảy ra rủi ro.Nếu bạn đang rơi vào hoàn cảnh phải làm việc mình không thích, đừng vội than trách bản thân hay hoang mang, sợ hãi. Điều này xảy ra với bất cứ ai. Thay vào đó, tìm ra con đường phía trước và chuẩn bị mọi thứ để bạn đến đó một cách an toàn. Trong khi đó, đừng quên làm hết sức mình ở công việc hiện tại, dù thế nào thì nó cũng mang lại cho bạn nguồn thu nhập hàng tháng và đó là trách nhiệm của bạn. Chỉ khi làm tròn trách nhiệm với quản lý, với công ty bạn mới tự tin ngẩng cao đầu. Ngoài ra, mạng lưới quan hệ luôn là tài sản quý giá để bạn làm nên sự nghiệp, đừng quên giữ mối quan hệ tốt đẹp với quản lý và đồng nghiệp sau khi rời đi.
Bạn cần lưu ý rằng trước khi tìm việc mới, đừng quên làm mới Cv xin việc của mình nhé. Hãy cập nhật những kỹ năng, kinh nghiệm mới mà bạn học hỏi được để khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá chúng ta cao hơn. Đặc biệt, bạn nên chọn những mẫu Cv xin việc chuyên nghiệp, theo đúng phong cách ngành nghề mà mình lựa chọn nhé.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.